Đây là một có chút hoài niệm câu chuyện... ... ... ...
Đây là một có chút hoài niệm câu chuyện... ... ... ...
Xem thêm: Bộ sưu tập khóa cửa tay gạt Huy Hoàng chất lượng cao
S.A.M VIETNAM chuyên cung cấp các dòng sản phẩm ổ khóa tay nắm gạt chính hãng của các thương hiệu hàng đầu hiện nay. Samvnlock kính mời Quý Khách hàng khám phá và chọn mua sản phẩm phù hợp cho cửa nhà của mình ngay hôm nay nhé!
Sông Côn là con sông chảy qua vùng đất Tây Sơn quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Anh Nguyễn Mộng Giác là người cùng quê với người anh hùng – nhân vật tiểu thuyết đó của anh. Đấy cũng là một lợi thế để anh có những tình cảm và hiểu biết đặng viết về biến cố lịch sử quan trọng nhất của thế kỷ 18 đó. Nhưng không phải chỉ có thế. Để viết về lịch sử, dĩ nhiên là tác giả thông hiểu lịch sử. Nhưng đây không phải là sử học ở chỗ sử học tạm ngừng bút (vì thật ra nó chưa bao giờ thực sự ngừng bút) thì tiểu thuyết bắt đầu. Tiểu thuyết là lĩnh vực của cái có thể, của tưởng tượng, tất nhiên là sự tưởng tượng ở đây bị chế ước bởi tình cảm và sự nhận thức về lịch sử.
Sông Côn Mùa Lũ (1) lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam, làm một trường thiên về lịch sử thế kỷ 18. Tác phẩm rất hấp dẫn, trước hết là vì phẩm chất văn học của nó. Các sử sự thì ta đã biết cả rồi nhưng những tình cảm, những thôi thúc nội tâm, những suy tưởng, những quan hệ giữa con người với con người trải dài qua một biến cố lớn lao thì đây là đầu ta tiếp xúc. Và sự phong phú của nó, vẻ đẹp của nó…lôi cuốn ta, lôi cuốn những người yêu lịch sử dân tộc, yêu con người Việt Nam nhân ái và quả cảm. Ở đây Nguyễn Huệ đã được mô tả thành công như đã có trong sử sách: anh hùng đến mức xuất sắc, thiên tài, nhưng không phải anh hùng một cách đơn giản, tự nhiên nhi nhiên, mà có những suy tưởng, trăn trở có hàm lượng trí tuệ, triết học – lịch sử cao làm động cơ bên trong của những hành động. Nguyễn Huệ bình dị trong đời thường, cũng có những cái bị ràng buộc bởi xã hội: anh yêu An sâu thẳm, thiết tha biết bao nhiêu, nhưng rồi anh phải lấy người khác, và An thì cũng vậy. Thành công nhất là tuyến nhân vật hư tưởng, tuyến nhân vật “đời thường”, “thế sự”, cái hồn, cái nền, cái thẳm sâu… của tiểu thuyết lịch sử. Xét cho cùng, tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử phải giải quyết một nhiệm vụ kép; nói như Chế Lan Viên có lần nói về chuyện này: “nó phải nhảy qua hai vòng lửa”: vòng lửa “lịch sử” và vòng lửa “tiểu thuyết”. Trước mắt nhà văn bao giờ cũng là những con người với những ràng buộc qua những biến cố lịch sử và qua chính mình. Về tuyến nhân vật này, thành công lớn nhất của tác giả là An. Tôi ít đọc được trong tiểu thuyết mình một nhân vật nữ nào quyến rũ, thương mến, Việt Nam như An. An là người phụ nữ Việt Nam của mọi thời biến động, nhẫn nại, yêu thương, đi hết số phận mình và phong phú, đẹp đẽ biết bao trong nội tâm.Có thể nói, tác giả đã gởi vào An rất nhiều những thể nghiệm, những suy tưởng… về người phụ nữ Việt Nam – người gánh lịch sử, đất nước, chồng con… trên đôi vai bé nhỏ, yếu đuối của mình. Có thể nói An là cái “nguyên lý thi học”, cái thước đo thử nghiệm của tác phẩm. Điều thú vị là An đã làm say mê bao bạn gái của nàng thời nay: sau khi Sông Côn mùa lũ in lần thứ nhất, đã có nhiều bạn đặt tên con mình là An (Khánh An, Bình An,…) như một kỷ niệm. Tiểu thuyết đã đi được vào người đọc, vào cuộc đời. Bên cạnh đó, là những nhân vật như Lợi, Lãng, Kiên, Chinh… Họ cũng được tác giả xây dựng thành công với những nét tính cách khác biệt, những gởi gắm về triết lý cuộc đời, triết lý lịch sử: người thì trung thực, vô tư, “nghệ sĩ”, người thì chịu đựng nhẫn nại… Thông qua các nhân vật, hành động và suy tưởng của họ mà cuộc đời – lịch sử được hiển hiện với bao hấp dẫn, say mê, nghĩ ngợi… Toàn bộ tuyến nhân vật “hư tưởng” này (thực ra thì các nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết này cũng là “hư tưởng” của tác giả), quả đã là một sáng tạo mới góp phần làm cho cuốn tiểu thuyết đáng mặt là tiểu thuyết theo cái nghĩa cổ điển của từ này.
Ngoài những thành công về nhân vật, về ngôn ngữ, về dựng cảnh, về phát triển tình tiết…tác phẩm bao quát một cái nhìn đúng và sâu về dòng chảy của lịch sử về sự phát triển của dân tộc – một cái nhìn đáng yêu và rất dễ chia sẻ.
Nguyễn Mộng Giác đã viết tác phẩm này lúc còn ở trong nước vào những năm 1978-1981 với những cố gắng rất cao (2). Chúng tôi thấy vui khi thấy có một nhà văn đã dám bỏ nhiều công phu, tâm huyết và tài năng để dựng một bộ tiểu thuyết trường thiên về một người anh hùng dân tộc, về một thời đại lịch sử mà chúng ta mãi yêu mến, tự hào và luôn luôn muốn hiểu biết sâu thêm. Và có thể nói rằng tác giả đã thành công. Với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè và tổ chức, cuối cùng Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất bản Văn học đã làm được điều chúng tôi mong mỏi: đưa được tới tay bạn đọc một bộ sách hay, bổ ích, có nhiều ý nghĩa, một tác phẩm rất cần có trong hành trang văn hóa của mỗi người Việt Nam chúng ta trong lúc này. “Mỗi một cuốn sách có số phận riêng của mình”, câu châm ngôn Latinh đó thực đúng với tác phẩm này. Từ quê hương Việt Nam ra đi, nó lại trở về quê hương, nơi chắc chắn nó sẽ được yêu mến và trân trọng. Vì nó chính là những tình cảm cội nguồn với quê hương, đất nước, tổ tiên không dễ gì phai nhạt.
Hy vọng rằng trong bộ sách này dù dài trên 2000 trang sẽ được bạn đọc sẵn lòng dành thì giờ cho nó, và, chúng tôi tin chắc rằng các bạn sẽ không có điều gì ân hận khi phải “mất công” đọc nó.
Tôi đã tìm đọc cuốn Sông Côn mùa lũ trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1996. Khi đó tôi đang ở thăm trường Đại học Wisconsin-Point, một Đại học nằm ở cực Bắc Hoa Kỳ, trong một thành phố nhỏ hết sức tĩnh lặng. Ngoài việc đi thăm các khoa, tiếp xúc với một số thầy giáo, đi thăm các nông trại và ngôi nhà bên hồ của vợ chồng GS Eagan, người đã tổ chức chuyến đi…tôi không có việc gì làm trong gần 10 ngày ở đó. Cuối xuân trời se lạnh và buồn, tôi nhớ nhà. Thế là tôi lôi bộ Sông Côn ra đọc, và càng đọc tôi càng bị cuốn hút, cứ ngỡ như gặp lại một cái gì vừa quen vừa lạ, thú vị vô cùng. Tôi là người để tâm tìm hiểu nhiều về thời Quang Trung, về sử sự Tây Sơn, tôi đã dịch nhiều thơ văn Ngô Thì Nhậm. Nhưng thực ra sử sự rất ít. Rất cần có một cuốn Lịch sử Tây Sơn – Quang Trung cho ra trò, một cuốn như thế phải là một công trình sưu tầm, nghiên cứu công phu… từ “điền dã” đến sử liệu và một ngọn bút sâu sắc, thông minh. Hình như ta chưa có một cuốn sách như thế. Còn về tiểu thuyết, kịch bản… thì chưa có cái nào thật xứng tầm với thời đại đó, nó mới là một cái gì nhất thời, làm vội, ngẫu nhiên. Sông Côn mùa lũ là một nỗ lực tổng hợp với một quan niệm mới cả về tiểu thuyết và cả về lịch sử.
Tôi rất quí cuốn tiểu thuyết này. Tôi nghĩ nó là một “người đẹp” khó gặp lần thứ hai (“giai nhân nan tái đắc”) trong đời một người viết như anh Nguyễn Mộng Giác. Tôi mong nó sẽ được dựng thành phim. Để người xem cứ suốt ngày đêm xem phim lịch sử Trung Quốc, thuộc và yêu lịch sử Trung Hoa hơn Việt Nam nhiều, thì vô lý quá, và bất tiện quá. Khó là vì tiền là một nhẽ, thực ra tôi nghĩ Nhà nước có thể chi nếu có Dự án đáng tin cậy, nhưng tìm ra cho được một đạo diễn hiểu và yêu lịch sử giờ này cũng khó, rồi còn diễn viên: ai là người sẽ thể hiện cô An cho thành công như mong đợi? Nhưng tôi nghĩ, trước sau gì ta cũng nên làm, phải làm; bỏ mặc lịch sử của tổ tiên như thế sao tiện, trong khi nếu làm thành công thì tác động của nó vào tâm hồn, đời sống là vô giá. Tôi cũng đã bàn việc này với anh Nguyễn Mộng Giác, nhưng rồi cũng chỉ bàn thế thôi. Giáo sư Trần Văn Dĩnh ở Washington D.C, ủy viên Hội đồng Khoa học Trung tâm nghiên cứu Quốc học,ngỏ ý muốn tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, rồi ông sẽ liên hệ với bên ấy để họ làm phim này. Tôi nghĩ: họ có thể làm lắm! Phim “Người Mỹ trầm lặng” mới vừa chiếu, người ta làm ra làm, chuyên nghiệp và tâm huyết như thế! Có được một cuốn tiểu thuyết để làm nền cho kịch bản là điều rất khó,nhưng có ai quan tâm gì không? Sao mà im lặng, hình như mọi người đang nghĩ đâu đâu, đang bận việc gì đâu, chẳng ai chú ý đến nghệ thuật, văn chương…
Cả tôi cũng vậy, tôi cũng bận bao nhiêu việc vặt, và cũng chưa có dịp đọc lại Sông Côn mùa lũ. Gần đây Nguyễn Mộng Giác và chị Diệu Chi, vợ anh có về thăm quê nhà; tôi mới gặp lại anh – một người có chất “thầy giáo” hơn tôi nhiều – và tôi ngẫu hứng có mấy câu thơ viết tặng anh, xin ghi lại để làm kỷ niệm.
Về quê, anh nhớ ghé thăm gốc me vườn Nguyễn Huệ, Cây me xanh, vòm lá chở che đời. Cây me sống cuộc đời ba thế kỷ, Những thương đau, những hùng vĩ con người.
Và Sông Côn thầm lặng chảy bên trời, Mang ký ức của một thời oanh liệt. Vốn biết ai rồi cũng xong một kiếp, Nhưng phù sa ta sẽ hiến cho người.
Sông Côn chảy trong đời, trong trang văn anh viết, Và hai dòng soi bóng vào nhau. Sẽ có người thiếu nữ của mai sau, Nhỏ giọt lệ thương An (3) – thương cuộc đời nhân loại. Chợt tỉnh giấc mộng dài, trời xanh chói lọi, Bao vui buồn sướng khổ đã đi qua.
GĐ Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
(1) Sông Côn mùa lũ – Trường thiên tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác. Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc Học, xuất bản tháng 2-2003 (In lần II). (2) Hiện nay tác giả đang sống ở Hoa Kỳ. (3) Nhân vật nữ trong Sông Côn mùa lũ, người yêu Nguyễn Huệ.
Nguyễn Mộng Giác Lượt xem: 3251 Trần Văn Kỷ chỉ quyết định viết thư phúc đáp cho Nguyễn Huệ sau khi nhận được thư của sư cụ chùa Hà trung, bạn thiết của ông. Sư cụ tin cho ông đồ Kỷ biết: một toán trai tráng dân chài đã ùa vào phá chùa, gỡ chuông, hạ tượng Phật và bắt tất cả các chú tiểu trên mười lăm tuổi cùng hai sư bác đem lên giao nộp cho Tây Sơn. Những người phá hoại không xa lạ gì với nhà chùa. Có điều sư cụ thắc mắc phải viết thư hỏi người bạn còn hiểu chuyện trần tục là cái gì đã thúc đẩy những thanh niên hằng ngày hiền lành, nhút nhát, lầm lì, đến hành động bạo lực đó. Cái gì? Tại sao?
Trần Văn Kỷ xuống thăm bạn ngay sau khi được thư. Ngôi chùa giống như vừa trải qua một cơn bão mạnh. Cây cối trong vườn bị xác xơ gẫy đổ, nhàu nát. Bệ Phật trống trải. Tất cả đồ đồng đồ sắt trong chùa bị mang đi. Mấy chiếc mõ bị đập vỡ. Chùa chỉ còn một mình sư cụ là người lớn. Các học tăng, chỉ còn lại hai chú tiểu tuổi chưa đến mười lăm hình vóc ốm yếu, gầy gò.
Sư cụ lặng lẽ dẫn ông đồ Kỷ đi thăm một vòng khu vườn đổ nát và ngôi chùa chính. Tuyệt đối sư cụ không nói năng gì. Trần Văn Kỷ cũng không hỏi. Họ đi bên nhau, chân dẫm trên những mảnh vỡ của vôi xây bệ Phật và của cái mõ lớn, để bước vào phòng trong nơi sư cụ ở. Họ lặng lẽ ngồi xuống chiếc chiếu trải trên nền chùa.
Sư cụ chờ ông đồ hỏi, nhưng lâu quá ông đồ Kỷ vẫn chưa hỏi gì. Cho nên sư cụ phải nói trước. Bằng một giọng nhỏ như lời thủ thỉ, sư cụ bảo:
– Ông xuống có hơi sớm. Nếu kịp dọn dẹp, cảnh chùa sẽ giống như hồi nhờ ông làm cho bài phả khuyến để đúc tượng.
– Thật không thể tưởng tượng được. Tất cả mọi điều xảy ra quanh ta đều hết sức lạ lùng. Có thể trước đây chưa bao giờ có, và sau này, cũng sẽ không bao giờ có. Sư cụ hỏi tôi tại sao? Tôi lại tự hỏi mình: Có phải mình đã quá già, đến nỗi không còn cảm nghĩ, hành động như mọi người chung quanh chăng?
Sư cụ chờ mãi không thấy ông đồ nói tiếp, nên nói:
– Họ đã phá những gì họ đã xây, rồi mang đi dựng một cái khác. Không mất gì cả. Ông đừng nghĩ đến chuyện đổ vỡ, mất mát mà thương hại nhà chùa. Lúc nãy tôi nói y như hồi làm phả khuyến là có ý đó. Có điều tôi vẫn còn vướng víu, mê chấp, là cứ muốn biết họ sẽ xây được cái gì với số chuông tượng của chùa này.
Trần Văn Kỷ nói ngay điều thoạt nghĩ:
– Họ chưa vội xây đâu. Họ phá trước đã.
– Trước mắt, họ phá được những tai ách mà tiếng chuông chùa Hà Trung không phá được. Lớp trẻ máu còn nóng, không kiên nhẫn lắng nghe chuông chùa niệm Phật như lớp cha chú của chúng, lớp đã nghe theo lời phả khuyến góp của để đúc chuông dựng tượng. Vì vậy chúng hăng hái đem chuông đi đúc súng.
– Giả sử họ phá được mọi tai ách, san bằng hết chông gai hầm hố, xóa hết nghiệp chướng, sau đó họ sẽ xây cái gì?
– Những người ra lệnh phá tượng để đúc súng, và ngay cả những người tuân lệnh.
– Nghe nói ông được tiếp chuyện với viên Phó tướng Tây Sơn. Ông ta biết không?
– Hắn không nhìn quá được tầm tay.
– Tôi chưa được gặp. Ông ta là người đã đạp đổ cơ nghiệp họ Nguyễn Gia Miêu, và sắp tới đây, đến phiên cơ nghiệp họ Trịnh. Long Nhương tướng quân, em ruột vua Tây Sơn, sư cụ đã nghe nói đến rồi chứ?
Nhà sư gật đầu, mặt đăm chiêu. Một lúc sau, nhà sư hỏi:
– Viên Phó tướng nhờ ông việc gì vậy?
– Hắn vâng lệnh ông Long Nhương tìm mời các sĩ phu Thuận Hóa ra cộng tác với Tây Sơn.
Nhà sư không giấu được sự nôn nóng tò mò, vội hỏi:
– Tôi chưa trả lời thế nào cả. Bạch sư cụ, có nên ra giúp họ không?
– Nếu ông nghĩ việc đó có tạo được quả phúc cho nhiều người, thì cứ mạnh dạn.
– Bần tăng đã chọn đường từ lúc cắt tóc khoác nâu sồng. Vì thế, bần tăng không còn so đo, thắc mắc chọn lựa con đường nào khác.
– Nhưng nãy giờ sư cụ vẫn còn hỏi tại sao như vậy? Họ định xây cái gì? Nghĩa là…
– Ông hãy tự tìm đường. Bần tăng không tìm thay cho ông được đâu. Dĩ nhiên ông không có ý định xuống đây để xin qui y. Xưa nay ông vẫn thường xem vào chùa như một cách ở ẩn, hoặc đi trốn. Lúc nãy, ông cũng vừa lặp lại ý đó. Chẳng lẽ đến lượt ông, ông cũng đi trốn? Có thể nhờ có ông mà họ khỏi đập phá những gì không cần, hoặc chưa cần đập phá. Phải chừa lại chút gì làm móng để mai sau xây lên cái khác chứ. Ông nghĩ lại xem!
Khoảng đầu tháng sáu Bính Ngọ, Long Nhương tướng quân tiếp Trần Văn Kỷ tại sảnh đường tráng lệ của dinh Trấn thủ. Ngoài Lãng người được giao cho phận sự dẫn lính hầu đem võng đến mời ông đồ, trong phòng chỉ có hai người: viên võ tướng lừng lẫy chiến công, và nhà nho xứ Thuận Hóa.
Vừa thấy võng điều hạ xuống trước thềm, Nguyễn Huệ đoán biết ngay là Trần Văn Kỷ, nên vội vã ra tận cửa để đón ông đồ. Nguyễn Huệ cung kính chắp tay vái chào, ân cần bảo:
– Tôi biết thế nào thầy cũng đến. Suốt mười năm sống với bọn ma quỉ họ Trịnh mà thầy không thèm mặc áo giấy, đủ biết thầy vẫn hàm dưỡng để chờ bậc anh quân. Có đúng thế không?
Trần Văn Kỷ ngồi xuống tràng kỷ không chút e dè, khách sáo, sửa lại áo khăn cho ngay ngắn, rồi mới đáp:
– Ngài quả đã thấy cả lòng dạ tôi. Vâng, cả đời tôi vẫn ước mong được thấy bậc anh quân. Cho đến nay, tôi vẫn còn tìm.
Nguyễn Huệ mỉm cười, đôi mắt vừa thân ái vừa ranh mãnh như mọi khi. Ông sai lính hầu pha trà, đẩy cơi trầu về phía ông đồ Kỷ. Ông đồ khẽ gật đầu cảm tạ, rồi lấy một miếng trầu bỏ vào miệng. Nguyễn Huệ thấy khách nhai trầu thản nhiên chứ không dè dặt lấm lét như nhiều kẻ đến gặp ông, đã bắt đầu kiêng nể. Nguyễn Huệ hỏi:
– Thầy đã tìm ra minh chúa để thờ chưa?
– Thế tại sao thầy bằng lòng đến đây?
– Tôi làm nghề dạy học lại kiêm nghề thuốc mới đủ sống. Vất vả lâu thành thói quen. Đêm hôm khuya khoắt, nhiều khi gặp con bệnh ngặt nghèo, dù mưa gió tôi cũng đi. Cho nên được đem võng tận nhà mời đón, dù chưa biết đến đâu, tôi cũng không lấy làm ngại.
Nguyễn Huệ thích chí, mỉm cười, rồi bảo:
– Quả là danh bất hư truyền. Thầy dạy học hay lắm. Không biết thuốc thầy bổ cho người ta có được công hiệu không?
Ông đồ tiếp tục nhóp nhép nhai trầu, đáp lại:
– Cái đó còn tùy. Bệnh nặng quá không thuốc nào cứu nổi, thì chỉ bổ vài thang bồi dưỡng để con bệnh sống rán được ít lâu nữa với vợ con. Bệnh chữa được thì tùy con bệnh có thực tin ở thầy thuốc hay không. Có tin mới chịu uống đúng phép tắc, cân lượng, giờ giấc. Không thể chữa được cho những người không chịu uống thuốc.
Nguyễn Huệ ngồi dịch lại gần ông đồ, chìa bàn tay phải ra, mỉm cười bảo:
– Thầy xem hộ mạch cho tôi được không?
Trần Văn Kỷ cũng mỉm cười, lắc đầu lễ phép nói:
– Ngài cương cường mạnh khỏe như vậy, có bệnh tật gì đâu mà phải xem mạch.
– Thế lúc ra đi, thầy định làm nghề dạy học hay làm nghề thuốc?
– Tôi chỉ vâng mệnh Ngài mà đến.
– Vậy tại sao trước kia thầy không vâng mệnh Quận Tạo?
Trần Văn Kỷ nhớ lại cuộc trò chuyện giữa mình và sư cụ Hà Trung, nghiêm mặt đáp ngay:
– Vì sau khi phá thành Phú Xuân này, hắn không biết làm gì khác ngoài việc tiếp tục phá hoại. Còn Ngài thì…
– Tôi thì thế nào? Thầy chớ ngại. Tôi thích những lời nói thẳng.
– Ngài thì có dư lực để xây cả một giang sơn, chứ đừng nói cái chuyện mọn là chắp vá lại vài chỗ thành sập lở.
Nguyễn Huệ thích chí quá, quên cả dè dặt, đập tay xuống cái kỷ trước mặt khiến cơi trầu dồi lên. Trong khi ông đồ Kỷ đưa tay sửa lại cơi trầu, Nguyễn Huệ hân hoan nói:
– Lâu lắm tôi mới tìm được một bậc cao kiến để được nghe những lời khuyên chân thành, biện biệt phải trái nên chăng rõ ràng. Lâu lắm! Từ ngày thầy tôi mất đi…
Nguyễn Huệ chỉ nói đến đó, rồi im lặng. Mãi một lúc sau, ông trỏ Lãng lúc đó đang đứng hầu phía sau, hỏi Trần Văn Kỷ:
Ông đồ nheo mắt nhìn Lãng, vui vẻ đáp:
– Thưa có gặp. Ông này đem thư của Ngài đến cho tôi.
– Thế thầy có biết ông giáo Hiến không?
– Ông giáo thuộc lớp đàn anh của tôi. Hồi đến nhà dật sĩ Ngô Thế Lân để tập văn, đôi lần tôi có gặp ông giáo đến chơi.
– Cậu này là con trai của ông giáo đấy!
Trần Văn Kỷ nhìn về phía Lãng, mỉm cười nói:
– Tôi được học hỏi nhiều điều bổ ích suốt mấy năm theo học thầy tôi. Sau đó vì mải theo chuyện cung kiếm, tôi không có nhiều cơ may nữa. Rồi thầy tôi qui tiên. Hôm nay được gặp thầy ở đây, tôi mừng như được gặp lại thầy.
Trần Văn Kỷ cảm động đến nghẹn lời, phải cố dằn xúc động để nói vài câu thoái thác:
– Ngài làm cho tôi hổ thẹn quá. Tôi chỉ là một lão đồ gàn, suốt đời lận đận cơm áo, có làm được việc gì đâu! Xin Ngài xét lại kẻo lầm lẫn.
– Tôi không lầm đâu. Thầy lầm thì có. Lầm vì chưa thấy, hoặc vờ như chưa thấy cái tài của mình. Xin thầy chớ ngại. Thầy đợi cho đến bao giờ nữa! Thầy vừa bảo tôi có thể xây dựng được cả một giang sơn. Thực thế ư? Xây dựng giang sơn, một người mà làm nổi ư? Ngay cái thành Phú Xuân này, quân thì lười, Quận Tạo thì nhát, nhưng hạ được nó đâu phải dễ. Nếu dân Thuận Hóa không chán ghét bọn đàn áp, nếu Trời không cho nước sông Hương dâng cao lên tận chân thành, thì dễ gì hạ họ nổi trong vòng có một đêm! Thầy là con dân của Thuận Hóa, hỏi bây giờ ai lo cho Thuận Hóa đây? Thầy chờ ai? Chờ đến bao giờ? Chắc thầy đã biết là chúng tôi sắp ra Bắc diệt Trịnh để phù Lê. Đại quân kéo đi tất có thể có nhiều kẻ lưu manh vô lại thừa chỗ hở, quấy phá dân lành. Xin thầy vui lòng giúp cho Đông định công ổn định mọi việc ở đây, trong lúc tôi ra Bắc. Tôi biết trước là thầy sẽ không từ chối, nên mới sai đưa võng tới.
Trần Văn Kỷ không còn biết nói gì thêm nữa. Vả lại, ông đồ đã có ý định ra cộng tác với Tây Sơn từ lúc ra đi, nên lời khẩn khoản của Nguyễn Huệ càng khiến ông an tâm hơn. Sau này, ông đồ chỉ tiếc là trong buổi hội kiến thân mật và thẳng thắn ban đầu, ông đã không nói gì đến chuyện phá chùa lấy chuông tượng đúc súng và bắt lính. Có lẽ trongXem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 10(11-10-2021) DẠY Và HỌC 12 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả tốt bởi nhân lành; Lời Thầy dặn thung dung; Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Minh quân Trần Thánh Tông; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thời biến nhớ người xưa; Nam Mỹ trong mắt tôi; Ngày 12 tháng 10 năm 1240 là ngày sinh của Trần Thánh Tông, vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, Việt Nam, mất năm 1290. Ngày 12 tháng 10 năm 1942, Cristoforo Colombo cùng đoàn thám hiểm của mình cập bờ Bahamas, nhưng nhà thám hiểm tưởng lầm rằng mình đến được Ấn Độ. Ngày 12 tháng 10 là ngày kỷ niệm Colombo tìm ra Châu Mỹ tại nhiều nước châu Mỹ, cũng là ngày tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. Ngày 12 tháng 10 năm 1979, Bão Tip cuồng phong bão biển lớn nhất thế giới từng được ghi nhận, cách Guam khoảng 840 km về phía tây-tây bắc, áp suất khí quyển thấp kỷ lục trên toàn cầu là 87,0 kPa, xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương. Bài viết chọn lọc ngày 12 tháng 10: Quả tốt bởi nhân lành; Lời Thầy dặn thung dung; Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Minh quân Trần Thánh Tông; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thời biến nhớ người xưa; Nam Mỹ trong mắt tôi; Thế giới trong mắt ai; Chuyển đổi số nông nghiệp; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Nhân nghĩa cốt an dân; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-10/ QỦA TỐT BỞI NHÂN LÀNH Hoàng Kim Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc Lời Thầy dặn thung dung: Minh triết sống phúc hậu, Quả tốt bởi nhân lành, Làm điều lành việc tốt, Vui tự tại an nhiên. Tin sâu luật nhân quả, Sống đức độ thung dung, An nhàn nguyên khí vững, Tâm sáng lộc hạnh gần. Thiện nghiệp duyên biến cải, Ngày mới ngọc tri âm, Hiếu trung nhân nghĩa lễ, Trí tín cần kiệm liêm. Thanh nhàn suối nguồn sạch, Trân trọng ngọc riêng mình, Sức khỏe và điều độ, Mai sớm thành rừng thôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tot-boi-nhan-lanh Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con, em và cháu vững tay rồi Đời sống an nhiên lòng thanh thản Minh triết mỗi ngày dạy học vui. Thung dung đời thoải mái ban mai của riêng mình giọt thời gian điểm ngọc thanh nhàn khát khao xanh. Học không bao giờ muộn LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG Hoàng Kim Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. Ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi. Ngày này năm xưa, dưới vòm cây xanh do Thầy Norman Borlaug trồng ở CIMMYT Thầy với tôi đã trò chuyện về Goethe, cây xanh, nhà khoa học xanh. Việc chính đời người chỉ ít thôi Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi Phúc hậu suốt đời làm việc thiện Di sản muôn năm mãi sáng ngời. Norman Borlaug người Thầy sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” – Hoàng Kim NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI Trân trọng Ngọc riêng mình Hoàng Kim Nguyễn Du là một bài học lịch sử thật đáng suy ngẫm. Nguyễn Du làm Ngư Tiều mười năm 1796-1802 với biệt hiệu Nam Hải Điếu Đồ (Người đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (Người đi săn ở núi Hồng), đó là một ẩn ngữ đời người. Ông trầm tĩnh quan sát với nhãn quan thấu suốt, tầm nhìn minh triết, thông tuệ lạ thường để đánh giá và ứng xử đúng sự chuyển dời vận nước ở những thời khắc quyết định. Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, một nhân cách lớn.Nguyễn Du trăng huyền thoại soi tỏ cuộc đời, thời thế, tâm hồn Nguyễn Du https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/ Nguyễn Du trăng huyền thoại 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người Đấng danh sĩ tinh hoa Nguyễn Du khinh Thành Tổ Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền Trung Liệt đền thờ cổ “Bang giao tập” Việt Trung Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ Mười lăm năm lưu lạc Thời Hồng Sơn Liệp Hộ Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn Ẩn ngữ giữa đời thường Nguyễn Du ức gia huynh Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan (1802-1820) Chính sử và Bài tựa Gia phả với luận bàn Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âmĐối tửu cụ Nguyễn Du Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du khóc Tố Như Nguyễn Du Kinh Kim Cương 9 Nguyễn Du niên biểu luận Tâm tình và Hồn Việt Tấm gương soi thời đại Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi ; xem tiếp Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ; Thời biến nhớ người xưa. Tôi về thăm lại bến Giang Đình xưa, nơi Nguyễn Du viết Kiều và nơi Nguyễn Du cùng Nguyễn Công Trứ đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-ba-dong-van-chuong/ MINH QUÂN TRẦN THÁNH TÔNG Hoàng Kim Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tông có công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tông làm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục không để cho nhà Nguyên thôn tính. Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế. Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu. Vua Trần Thánh Tông có vợ là Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4) Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt. Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế . Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước . Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao? Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang: Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à? Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông. Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy. Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học. Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong. Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành. Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý. Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu… Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn. Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác. Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa. Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ. Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị. Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này. Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính. Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông. Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”. Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay). Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông. Vua Trần Thánh Tông sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này. Thơ Trần Thánh Tông giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên. Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông: Dụng của chân tâm … Trần Thánh Tông Dụng của chân tâm, Thông minh tịnh mịch. Không đến không đi, Không tổn không ích. Vào nhỏ vào to, Mặc thuận cùng nghịch. Động như hạc mây, Tĩnh như tường vách. Nhẹ tựa mảy lông, Nặng như bàn thạch. Trần trần trụi trụi, Làu làu trong sạch. Chẳng thể đo lường, Tuyệt vô tung tích. Nay ta vì ngươi, Tỏ bày rành mạch. Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.” Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !” Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần xem tiếp: Minh quân Trần Thánh Tông Trận Bạch Đằng năm 1288 là trận thắng tiêu biểu nhất thời Trần. Sử thần Ngô Sĩ Liên, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, viết :“Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.” NẾP NHÀ ĐẸP VĂN HÓA Hoàng Kim Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiêXem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 10(11-10-2021) DẠY VÀ HỌC 11 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Thế giới trong mắt ai; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Đài kỉ niệm trung tâm châu Á tại Kyzyl nước cộng hòa Tyva (hình). Ngày 11 tháng 10 năm 1944, sau 23 năm từ khi tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Tyva là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) và liên bang Nga ngày nay. Ngày 11 tháng 10 năm 1852, Đại học Sydney được khánh thành, là đại học lâu năm nhất tại Úc. Ngày 11 tháng 10 năm 1941, Chiến tranh nhân dân giải phóng Macedonia bắt đầu. Bài viết chọn lọc ngày 11 tháng 10: Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thế giới trong mắt ai; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-10/ Thế giới trong mắt ai VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI Hoàng Kim “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“. Việt Nam thông tin khái quát thu thập thông tin cập nhật Việt Nam với Thế giới VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/ THẾ GIỚI TRONG MẮT AI Hoàng Kim và Hoàng Long Thế sự bàn cờ vâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/ https://www.facebook.com/MatThan.Official/videos/223059606523973/; Tin quốc tế nóng nhất 5/10, Bà Thái Anh Văn: Hậu quả thảm khốc nếu Đài Loan vào tay Trung Quốc, FBNC; https://youtu.be/Rw2Wodgd-iI; Tin thế giới tổng hợp mới nhất https://youtu.be/LN-lijBMuvk https://www.youtube.com/embed/LN-lijBMuvk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparenthttps://www.youtube.com/embed/RN0jvdhDdDU?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Nội Mông Cổ Trung Quốchttps://youtu.be/RN0jvdhDdDU; 5 khu Tự trị Trung Quốchttps://youtu.be/AlZhkTQobFA: Nước Mông Cổngày nayhttps://youtu.be/Igq6vLWDB9Q Trung Á liên Trung Ngahttps://youtu.be/LtcOGPjvgX8; Trung Nga với Trung Á https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-voi-trung-a-2/; Thế giới trong mắt aihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai; Trung Quốc một suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam; Vành đai và con đườnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vanh-dai-va-con-duong; Thế sự bàn cờ vâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/https://www.youtube.com/embed/LKsXFwb5WSk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Nhớ bạn nhớ châu Phi Nam Phi một thoáng nhìn Lúa sắn Việt Châu Phi Ghana bờ biển vàng Martin Fregene xa mà gần Ai Cập bạn tôi ở đấy TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM Hoàng Kim và Hoang Long Đường trần thênh thênh bước Đỉnh xanh mờ sương đêm Hoàng Thành Trúc Lâm sáng Phước Đức vui kiếm tìm. Tuyết rơi trên Vạn Lý Trường Thành bao đổi thay Ngưa già thương đồng cỏ Đại bàng nhớ trời mây. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay. Hồ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá Thế nước và thời trời Rồng giữa mùa biến hóa. * Lên Thái Sơn hướng Phật Chiếu đất ở Thái An Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du trăng huyền thoại Khổng Tử dạy và học Đến Thái Sơn nhớ Người Kho báu đỉnh Tuyết Sơn Huyền Trang tháp Đại Nhạn Tô Đông Pha Tây Hồ Đỗ Phủ thương đọc lại Hoa Mai thơ Thiệu Ung Ngày xuân đọc Trạng Trình Quảng Tây nay và xưa Lên đỉnh Thiên Môn Sơn Ngày mới vui xuân hiểu Kim Dung trong ngày mới Bình sinh Mao Trạch Đông Bình sinh Tập Cận Bình Lời dặn của Thánh Trần Trung Quốc một suy ngẫm lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/ ĐƯỜNG TỚI IAS 100 NĂM Hoàng Kim Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay. 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp). “Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn. Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.” Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018. Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918; Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925; GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên. Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp. Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, … Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT Đọc lại và suy ngẫm Hoàng Kim Cám ơn anh Bong Nguyen Dinh, tài liệu tổng quan “Quản lý Đất đai Việt Nam” và chùm ảnh tư liệu của anh thật quý. Xin phép được lưu lại để đọc lại và suy ngẫm. Việt Nam ngày nay còn ít thấy những tổng quan đúc kết chuỗi hệ thống lịch sừ địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100-500 năm theo hướng tổng kết bài học lý luận và thực tiễn. Brazil có Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP.Bài học lớn của đất nước Brazil có 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil). Đó là tổng quan bảo tồn và phát triển mà Việt Nam cần tham khảo. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/ Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-toi-ias-100-nam/ là bài viết của Hoàng Kim nhằm bảo tồn tư liệu thông tin nhìn lại để phát triển 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT suy ngẫm rút ra những bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự tiếp nối . Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn nhàn đàm trong mùa COVID19 này ạ. Bài Quản lý đất đai Việt Nam đăng trên FB nhiều kỳ, xin được chép lại dưới đây để tiện theo dõi Họp mặt tất niên ngày 15 tháng 1 năm 2020 ảnh Minh Hương17 tháng 1 · cùng với Nguyễn Thanh Thủy, Thanhminh Nguyen, Tran Nu Thanh, Cuộc Đời, Nguyen Quy Hung, Tin Truong và Hoàng Kim Tài liệu dẫn QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM Nguyễn Đình Bông giới thiệu thông tin Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sach Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo và trich Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.· 3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ); iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát. (xem Bảng tóm tắt và hình ảnXem tiếp >> Dạy và há»c 10 tháng 10(10-10-2021) DẠY VÀ HỌC 10 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Giấc mơ lành yêu thương; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Dạy học nghề làm vườn; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội được tổ chức nhằm kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay người Pháp sau Chiến tranh Đông Dương. Ngày song thập là Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc. NNgày 10 tháng 10 năm 1911 là ngày Khởi nghĩa Vũ Xương, còn gọi là Cách Mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh. Bài viết chọn lọc: Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Giấc mơ lành yêu thương; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Dạy học nghề làm vườn; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-10/ GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim nhắm mắt lại đi em để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc trời thanh thản xanh đêm nồng nàn thở ta có nhau trong cuộc đời này nghe hương tinh khôi đọng mật quyến rũ em và khát khao anh mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ một tiếng chuông ngân thon thả đầu ghềnh nhắm mắt lại đi em hạnh phúc đâu chỉ là đích đến hạnh phúc là con đường trãi nghiệm vỗ về, chờ đợi, nhớ thương nhắm mắt lại đi em trong giấc mơ của anh có em và rừng thiêng cổ tích có suối nước trong veo như ngọc có vườn trúc và ngôi nhà tranh có một đàn trẻ thơ tung tăng heo gà chó mèo ngựa trâu nhởn nhơ trên đồng cỏ tươi xanh nhắm mắt lại đi em, tận hưởng thú an lành. Nhắm mắt lại đi em Giấc ngủ ngoan giấc mơ hạnh phúc Em mãi bên anh, Đồng hành với anh Bài ca yêu thương Bài ca hạnh phúc Giấc mơ lành yêu thương Nhắm mắt lại đi em Giấc mơ cuộc đời giấc mơ hạnh phúc ngôi nhà tâm thức Giấc mơ lành yêu thương Có cánh cửa khép hờ Có bãi cỏ xanh non. Đất nước cây và hoa Một khu vườn tĩnh lặng. Chim sóc chó mèo gà luôn quấn quýt sớm hôm. Ban mai ửng nghe chim trời gọi cửa. Hoàng hôn buông trăng gió nhẹ lay màn. Ta về với ruộng đồng Vui giấc mơ hạnh phúc Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất Giấc mơ lành yêu thương. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài GXem tiếp >> Dạy và há»c 9 tháng 10(09-10-2021) DẠY VÀ HỌC 9 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Ngày 9 tháng 10 năm 1874 là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế ngày nay mà lúc đó gọi là Tổng Liên minh Bưu chính, đã được thành lập theo Hiệp ước Bern với mục đích thống nhất các dịch vụ và luật lệ bưu chính, cho phép trao đổi bưu phẩm quốc tế tự do. Ngày 9 tháng 10 năm 1762: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu ở châu Âu từ năm 1756 và kết thúc năm 1762. Vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đã lấy lại được pháo đài Schweidnitz (Silesia) từ tay quân Áo. Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. Kết quả cuộc chiến này ảnh hưởng lan rộng đến châu Á và châu Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Ngày 9 tháng 10 năm 1940 là ngày sinh của John Lennon, ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock người Anh (mất năm 1980). Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 10:Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-10/ NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Kim “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi Nguyễn Du Hồ Xuân Hương Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là bài 3 trong chùm bài viết Nguyễn Du trăng huyền thoại tài liệu Mai Hạc (hình) là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một đấng danh sĩ tinh hoa; anh hùng nhân hậu, kiếm bút chạm thấu lòng người mà kiếm sắc của kẻ anh hùng, bậc hoàng đế tranh hùng ngôi cao chí thượng không thể vượt qua được. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký nâng niu quý trọng con người là báu vật vô giá của lịch sử văn hóa Việt. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ. Hồ Xuân Hương tỏ ý kính trọng yêu thương Nguyễn Du vì Nguyễn Du thực sự là đấng anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực. Nguyễn Du Từ Hải anh hùng trong Truyện Thúy Kiều là hình tượng Yến Thanh Tiểu Ất trong Thủy Hử. Dẫn liệu minh chứng xin đọc bài dưới đây: ĐỐI TỬU THƠ BI TRÁNG Đối tửu Nguyễn Du Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây? Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ Tháng năm bàng bạc tóc màu mây Trăm năm chỉ ước say mềm mãi Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay (Bản dịch thơ của Hoa Huyền) 對酒 趺坐閒窗醉眼開, 落花無數下蒼苔。 生前不盡樽中酒, 死後誰澆墓上杯。 春色霑遷黄鳥去, 年光暗逐白頭來。 百期但得終朝醉, 世事浮雲眞可哀。 Đối tửu Nguyễn Du Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai, Lạc hoa vô số há thương đài. Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ? Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ, Niên quang ám trục bạch đầu lai. Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý, Thế sự phù vân chân khả ai. Dịch nghĩa Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim, Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh. Lúc sống không uống cạn chén rượu, Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ? Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi, Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc. Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày. Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn. “Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực. Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Tthái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công. Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vơi quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức). Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam. Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.” TỎ Ý LỆ VƯƠNG ĐẦY Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du. TỎ Ý Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du) (Bản dịch của Hoàng Kim) Hoa rung rinh, Cây rung rinh, Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình, Đêm xuân bao cảm khái. Hươu nơi nao Nhạn nơi nao Mình ước trong nhau ban mai nào Lòng em thương nhớ ai thấu sao! Sông mênh mông Nước dạt dào Lòng hai chúng mình đều ao ước Nước mắt thầm rơi mặn chát. Thơ thương thương, Lòng vương vương, Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường, Bút người tả xiết chăng? Mây lang thang Trăng mênh mang Trăng gió xui ai luống đoạn tràng Đâu là gác Đằng Vương ? Mây vương vương Nước sương sương Mây nước chung nhau chỉ một đường Dặm trường cách trở thương càng thương. Ngày thênh thênh, Đêm thênh thênh, Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh, Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình. Gió bay bay Mưa bay bay Mưa gió giục em viết thơ này Bút xuân gửi đến người thương nhớ Anh đồng lòng Em đồng lòng Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*) Thơ cùng ngâm Rượu và trăng Thăm thẳm buồn ly biệt Vầng trăng chia hai nữa Cung đàn ly khúc oán tri âm (**), Thôi đành bặt tiếng hồ cầm Núi cao biển sâu đằng đẳng Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim. Chàng hẹn gì Ta hẹn gì Hai ta đều muộn nói năng chi Trà mà chi Bút mà chi Lời và chữ còn đó Ai là kẻ tình si Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì Hãy nên trao gửi mối duyên đi Lòng son ai nỡ phụ. Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại. Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du. NHỚ CHUYỆN CŨ Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu 感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*). Hồ Xuân Hương Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung, Mượn ai tới đấy gửi cho cùng. Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn son càng tủi phận long đong. Biết còn mảy chút sương siu mấy, Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong. (*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống. Kiều – Nguyễn Du Ca trù hát nói Việt Nam Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây… Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ Nguyên tác: 花飄飄, 木蕭蕭, 我夢鄉情各寂寥, 可感是春宵。 鹿呦呦, 鴈嗷嗷, 歡草相期在一朝, 不盡我心描。 江潑潑, 水活活, 我思君懷相契闊, 淚痕沾夏葛。 詩屑屑, 心切切, 濃淡寸情須Xem tiếp >> Dạy và há»c 8 tháng 10(08-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Cồn cát Oregon gần Florence, Oregon, đã là nguồn cảm hứng cho kiệt tác ‘Xứ Cát’ của Franklin Patrick Herbert đại văn hào Mỹ. Ngày 8 tháng 10 hàng năm là tiết Hàn Lộ (mát mẻ) trong 24 tiết khí nông lịch Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, khi kinh độ Mặt Trời bằng 195°. Ngày 8 tháng 10 năm 1920 là ngày sinh của Franklin Patrick Herbert, nhà văn khoa học giả tưởng nổi tiếng người Mỹ với bộ sách kiệt tác Xứ Cát gồm sáu tập Dune World, Prophet of Dune, Dune Messiah, Children of Dune, God Emperor of Dune và Chapterhouse Dune, đã được dựng thành phim. Bài viết chọn lọc ngày 8 tháng 10: Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/ NÔNG LỊCH TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. * Hàn Lộ mát mẻ tới rồi Sương tan đầu ngõ, bầu trời nắng ong Gió se se mát giữa lòng Bầy chim ríu rít, súng hồng ao thanh Vườn cây ngày đẹp an lành Thung dung ông cháu dạo quanh ghế ngồi Việc nhàn thời phải đợi thôi 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim CUỐI THU TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Mãi miết đường xuân đã cuối thu Trời xanh như ngọc nắng trong thơ Vui đi dưới mặt trời hớn hở Thời vận an nhiên, tiếc hẹn hò. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. Vui đi dưới mặt trời Nắng dát vàng trên đồng xuân Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ Đất ước, cây trông, lòng nhớ … Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm Bếp lửa ngọn đèn khuya Vận mệnh cuộc đời cố gắng Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm Đồng lòng đất cảm trời thương Phúc hậu minh triết tận tâm Cố gắng làm người có ích Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn. Lời vàng của Frank Herbert Bất kỳ con đường nào đi chính xác đến tận cùng của nó đều dẫn đến đỉnh điểm. Leo lên núi là để kiểm tra ngọn núi nhưng đứng trên đỉnh núi thì bạn không thể nhìn thấy ngọn núi. (Any road followed precisely to its end leads precisely nowhere. Climb the mountain just a little bit to test it’s a mountain. From the top of the mountain, you cannot see the mountain – Classic Quotes by Frank Herbert (1920-1986) US writer. VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ Hoàng Kim Về nơi cát đá em ơi Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian Quê em thăm thẳm Tháp Chàm Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ Hoa trên cát, núi Phổ Đà Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần. Ta đi về chốn trong ngần Để thương cát đá cũng cần có nhau Dấu xưa mưa gió dãi dầu Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian. Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh Cát vàng, biển biếc, nắng thanh Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm. Ảnh Soải Nguyễn. thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn. Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận. Cảm ơn Trịnh Thế Hoan với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Các bạn hãy tự do lắng nghe và khai mở năng lượng chính mình. Năng khiếu này của Hoan là thật quý. Chúc gia đình người thân và thầy bạn ngày mới vui khỏe. Mời xem tiếp Về nơi cát đá — cùng với Phúc Lê, Võ Văn Tú và Trần Văn Phong. NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC Hoàng Kim Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại. Xuân nay mình đã tám mươi tròn. Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc. Hưu về tóc bạc vẫn lòng son. Tôi có anh Phạm Hồng người lính già thời Bác, người chính ủy sư đoàn cũ, thân như anh em ruột, ngày 10 tháng 9 Kỷ Hợi nhằm ngày 8 tháng 10 năm 2019 anh từ trần lúc 93 tuổi. Buổi khuya 16 tháng 2 năm nay (2020) tôi thảnh thốt dậy vì chuông reo giờ khuya, mấy lần trên số máy của anh nhưng tôi gọi lại không được. Hôm nay gọi lại thì chị Hảo vợ anh xác nhận là anh đã mất nhưng gia đình không báo tin vì anh em đồng đội ở xa (*) . Năm 2008, anh lúc 82 tuổi vẫn ghi thư cho tôi mà lời văn và câu thơ minh mẫn lắm. Anh thật vui vẻ, tráng kiện, lạc quan và thực sự là “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong“: Câu chuyện về bộ đội anh Văn, người lính cụ Hồ, năm cha con ra trận. Câu chuyện về một gia đình quân nhân, thanh bạch, trung trinh, nặng lòng vì nước. Năm nay anh đã luống tuổi. Tôi nhớ anh chị Hồng Hảo cùng gia đình (xem ảnh) nên lần hồi tìm thư anh đọc lại (Hoàng Kim). Thư và thơ anh như một lời ký thác. Hải Dương những ngày đầu năm 2008 Út Kim thương nhớ! Xa em, càng nhớ những ngày này 35 năm trước, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch Nước, hàng chục vạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã xếp bút nghiên lên đường cùng cả nước “đánh cho Mỹ cút” như lời Bác Hồ dặn. Anh cùng đơn vị được đón em từ Trường Đại học Nông nghiệp cùng hàng ngàn anh em về huấn luyện chi viện chiến trường. Biết em là con út, mới lớn lên đã sớm mồ côi cha mẹ, ngày chỉ được ăn một bữa, áo chỉ mặc một manh … mà đã có chí học hành thành sinh viên đại học, tình nguyện vào chiến trường đánh Mỹ! Anh và đồng đội để em cùng đơn vị vào miền Nam đánh vài trận rồi gọi ra ngay để có kinh nghiệm về đội huấn luyện, góp sức đào tạo hàng vạn tiểu đội trưởng “khuôn vàng thước ngọc” của phân đội nhỏ nhất trong quân đội ta. Hàng vạn tiểu đội trưởng từ đoàn 568 anh hùng đã phụ trách hàng vạn tiểu đội với hơn mười vạn quân đi khắp chiến trường chống Mỹ xâm lược. Cùng lúc ấy, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972, đã có nhiều bạn sinh viên của em trong 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn vào đánh giặc ở thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm… Sau này, cả nước và thế giới đều biết những người con “tiền trí thức” yêu quý của dân tộc và quân đội ta từ trường đại học hiên ngang đi thẳng ra chiến trường đánh Mỹ, trở thành những anh hùng bất tử với dòng Thạch Hãn: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi thanh xuân thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm. Em cùng với những bạn trí thức ngày ấy đã xứng đáng với lòng tin yêu và truyền thống của đoàn 568 làm tốt nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng cho chiến trường, rồi học tiếp đại học, lấy bằng tiến sĩ, về làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ngày đêm gắn bó với Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Nay em lại làm giảng viên đại học, góp phần đào tạo những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ của hơn 45 triệu nông dân đã đang nuôi sống cả xã hội và đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhân năm mới, mừng hai em không ngừng tiến bộ và thành đạt trên con đường khoa học của mình, mừng hai cháu Nguyên Long nối tiếp truyền thống gia đình, luôn tiến bộ trưởng thành. Mong được đón các em và các cháu. Gửi các em những dòng tâm tình của anh trong trang thơ kèm đây nhân 80 mùa xuân. Anh chị Hồng, Hảo MỪNG TUỔI TÁM MƯƠI Phạm Hồng (năm 1980) Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại Xuân nay mình đã tám mươi tròn Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc Hưu về tóc bạc vẫn lòng son Nhớ buổi đầu vào Vệ quốc quân Dối nhà đi họp đã hơn tuần Kiểm tra sức khỏe năm phòng huyện Suýt bị trả về: chưa đủ cân! Trận đầu bố trí ở Cầu Bây Giáo búp đa sắc lẹm trong tay Đợi địch tràn sang là xốc tới “Đánh giáp lá cà” với giặc Tây. Trận hai chặn Pháp ở cầu Ghềnh Quê hương Bãi Sậy giáp Như Quỳnh Với khẩu súng trường, viên đạn thép Quần với thằng Tây cao lênh khênh Trận ba được nhận khẩu tiểu liên Với mười viên đạn một băng liền Chặn giặc từ đầu đường “ba chín” Thôn nghèo Yên Lịch dạ trung kiên! Vừa đánh Tây vừa cõng thương binh Vượt sông giá lạnh lúc bình minh Máu đồng đội thấm đầy quân phục Vẫn chẳng rời nhau nghĩa tử sinh! Thế rồi hơn bốn chục mùa xuân Chiến trường giục giã chẳng dừng chân Theo anh Văn, ngọn cờ Quyết thắng Bác Hồ cùng chúng cháu hành quân! Cả đời mãi miết cuộc trường chinh Ơn vợ, quê hương vẹn nghĩa tình Tần tảo nuôi con, chăm cha mẹ Vượt ngàn gian khó, giỏi mưu sinh! Pháp Mỹ chạy rồi, nước chửa yên Hai đầu biên giới lửa triền miên Năm cha con lại cùng thắng giặc Trên biên phía Bắc bảy năm liền. Trở về đội ngũ cựu chiến binh Cháu con đều tiến bộ, trưởng thành Cùng anh em tiếp vun truyền thống Chung tay làm rạng rỡ quê mình… Sức mạnh nhân dân và đồng đội Dựng làng văn hoá thật kiên trung Vượt bao thử thách hai thời đại Quê hương Tán Thuật xã anh hùng. Tám chục tuổi đời vẫn thanh xuân Sáu hai tuổi Đảng vẫn kiệm, cần Liêm chính làm theo lời Bác day Vinh nào bằng “công bộc nhân dân” Mười tám năm qua hưu chẳng nghỉ Đồng đội luôn về sum họp vui Mọi việc làm đều cùng suy nghĩ Đơm hoa, kết trái đẹp cho đời Vui thay mình đang tới tám hai Phía trước đường xuân vẫn rộng dài Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Ngẩng đầu thẳng bước tới tương lai. Xuân Mậu Tý 2008 PHẠM HỒNG CCB nhà 8/17 đường Trần Khánh Dư, Bạch Đằng Phường Trần Phú, Thành phố Hải Dương; ĐT 0396620183. Bản trước đã đăng tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2013/05/27/pham-hong-nguoi-linh-gia-thoi-bac/ Phạm Hồng chính ủy sư đoàn 325 đã từ trần ngày 20 tháng 9 âm lịch Kỷ Hợi nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch năm 2019 hưởng thọ 93 tuổi, xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/ NGUYỄN DU TIẾNG TRI ÂM Hoàng Kim Hồ Xuân Hương là ai ? Kiều Nguyễn luận anh hùng Thời Nam Hải Điếu Đồ Thời Hồng Sơn Liệp Hộ. Quang Trung phá quân Thanh Nguyễn Vương giành Gia Định Chiêu Thống bị bán đứng Đền Trung Liệt Thụy Khuê Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du mà hiện nay đã hoàn toàn sáng tỏ: Quang Trung phá quân Thanh; Nguyễn Vương giành Gia Định; Chiêu Thống bị bán đứng; Đền Trung Liệt Thụy Khuê ; Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du tới hiện nay thông tin từ mộc bản triều Nguyễn đã giúp tích hợp rõ . Nguyễn Du tiếng tri âm ối Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, rõ ẩn ngữ văn chương lắng đọng. Từ Hải Thúy Kiều luận anh hùng “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen“. Từ Hải khen Thúy Kiều: “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già. Một lời đã biết đến ta. Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau. Hai bên ý hợp tâm đầu. Lúc thân chẳng lọ là cầu mới thân. Ngõ lời nói với băng nhân. Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn. Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn. Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên. Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng“. ”Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có bài đề Miếu Sầm Thái thú “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” và bài thơ Hồ Xuân Hương đối đáp ở ông nghè ở Nghệ An. “Giương oai giễu võ thật là kinh Danh tiếng bao lăm đã tận rồi Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Kiều Nguyễn luận anh húng sự thật và huyền thoại nói lên điều gì? Mời quý thầy bạn dành thời gian đọc và suy ngẫm, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tieng-tri-am/ Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoạiĐi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi, Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong 9 bài này với sự định kỳ cập nhật. Thứ ba mời xem trước a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn; b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới trong Di sản thế giới tại Việt Nam được tích hợp và vận dụng; c) Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đây là ba suy ngẫm chọn lọc lắng đọng. a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, hình mẫu con người Việt Nam thuộc văn hóa tương lai, tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo và minh triết giữa thời nhiễu loạn; là một biểu trưng của dòng văn chương ưu thời thứ nhất khi chúng ta luận bàn Có ba dòng văn chương. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục, bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt, và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn. b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm có trên toàn thế giới. Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên gỗ để in các loại sách lưu hành tại Việt Nam Xem tiếp >> Dạy và há»c 7 tháng 10(07-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Sông Thương; Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm. Ngày 7 tháng 10 năm 1952, ngày sinh Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 ÷ 2008, 2012 ÷ 2016, 2018 ÷ 2022), thủ tướng Nga (2008 ÷ 2012). Ngày 7 tháng 10 năm 1885, ngày sinh Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (mất năm 1962). Bài viết chọn lọc: Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-10/ LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấu hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …. 1) Thơ Nguyễn Trãi 2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. ; Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Hoàng Kim Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo, Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử Đêm trắng và bình minh Khi nhớ miền đất thiêng Lại thương vùng trời thẳm Đi đường thấu non cao Tầm nhìn ôm biển rộng Thương Nhân Tông Bảo Sái Đỉnh mây vờn Trúc Lâm Dạo chơi non nước Việt Non xanh bên bạn hiền Thung dung cùng cây cỏ Xuống núi thăm người quen. ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM Kính anh Nguyễn Mạnh Đẩu Hoàng Kim Đọc “Vị tướng viết văn Tác giả Nguyễn Chí Tình Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu“. (1) Mà lặng người, rưng rưng nước mắt: “Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. . Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế: “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1) 2 Anh Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em, Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường Lớp anh trước, lớp em sau Em trong lứa sinh viên 1971 trang sách soi trang đời Thắp đèn lên đi em Nhớ vầng trăng ngọn lửa Xếp bút nghiên lên đường ra trận. Tổ chiến đấu của em có bốn người Xuân và Chương nằm lại Trung với em về Trường sau chiến tranh Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên” Nhiều đồng đội em hóa đá. Anh Tư Trực của em trở lại đời thường ‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’ ‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành” ‘Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2) Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm Đồng đội cùng tháng năm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ 3 Qua thơ của bạn Nguyên Hùng Kể về vị tướng giữa đời thường Anh và em bất ngờ kết nối Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em Thấu suốt mọi điều hay đồng đội Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn. 4 Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người Sinh tử giữa chiến trường Đồng đội cùng tháng năm Biết mình và biết người Có ba dòng văn chương Văn chương ngọc cho đời. 5 “Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“ Tài liệu dẫn: (1) XIN KHOE MỘT CHÚT Nguyễn Mạnh Đẩu Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb. VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN (Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu) Tác giả Nguyễn Chí Tình Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương ! (2) Hoàng Trung Trực đời línhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/ (3) Đồng đội cùng tháng nămhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ * CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG MƯỜI Hoàng Kim Bảo tồn và phát triển ON THIS DAY CNM365 Tình yêu cuộc sống Câu chuyện ảnh tháng Mườihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-muoi/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Cuộc đời nâng trang văn Lan tỏa niềm vui mới Lộc đời thêm tình thân Giếng ngọc mãi thanh xuân Người hiền gieo chí thiện Thung dung giữa đời thường An nhiên lời cảm mến. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/ Có một ngày như thế. Thầy bạn là lộc xuân. Hợp tác đào tạo tốt. Nơi ấy xa mà gần. Chúc mừng em vững bước Đi về phía bình minh Mừng những người hướng đạo Giúp em vượt chính mình. Thắp sáng một niềm tin Tỏa ngời như nắng ấm Ngày thước đo cố gắng Chúc mừng em thành công. Có một ngày như thế. Nỗ lực òa niềm vui. Chào lớp thầy cô trẻ. Thênh thang trên đường đời. Có một ngày như thế. Người thân bên mẹ hiền. Đời vui người trẻ lại. Lộc Vừng thắm đầy sân. Có một ngày như thế Giữa cuộc đời yêu thương Em đi tìm điều hay Tôi bày em việc tốt. Đời vui người trẻ lại Thoải mái bên bạn hiền Trường tôi thành điểm tựa Giấc mơ lành bay lên. Có một ngày như thế. Vui em nay thành công. Nụ cười tươi rạng rỡ. Ngày mỗi ngày trưởng thành. Phúc hậu và thực việc Tận tụy với nghề nông Thân thiết tình thầy bạn Chăm chút từng trang văn. Có một ngày như thế Đường xa về thăm Thầy Niềm vui ngời nét mặt Thầy trẻ lại vì vui. Ảnh đẹp và thật tươi Khoảnh khắc mà vĩnh cửu Thay bao lời muốn nói Học bởi hành hôm nay. Hoa Bình Minh Hoa Lúa CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG Hoàng Kim Theo Bernard Fall, ” tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.” Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Gi&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 6 tháng 10(06-10-2021) DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu. * Cười nhiều Giận ít Vui nhiều Lo ít Làm nhiều Nói ít Đi nhiều Ngồi ít Rau nhiều Thịt ít Chay nhiều Mặn ít Chua nhiều Ngọt ít Tắm nhiều Lười ít Thiện nhiều Tham ít * Phúc hậu và an nhiên Trái ý không nóng giận Thức ngủ cần hài hòa An lành môi trường sống Lao động và nghỉ ngơi Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày Bạn gieo lành gặt thiện Yêu thương trong tầm tay. * Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. * Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng * Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trải gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm * Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/ BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ 1 Bài thơ viên đá thời gian gọi Một tiếng kêu vang dội thấu trời Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi 2 Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”. 3 Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi. Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi. Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY Nói nhiều làm ít sợ chê cười. Cổ điển honda không biết chạy Canh tân blog viết đôi bài Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn Vô bờ biển HỌC dám đơn sai. Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm Nịnh vợ không quên việc trả bài An nhàn vô sự là tiên đấy Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi. 4 “Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại” Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa 5 Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh …’ Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân. 6 Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. 7 Xuân sớm Ngọc Phương Nam Yên Tử Trần Nhân Tông Ngày xuân đọc Trạng Trình Đào Duy Từ còn mãi 8 Nguyễn Du trăng huyền thoại Tô Đông Pha Tây Hồ Ngôi sao mai chân trời Thầy là nắng tháng Ba 9 Ngày mới bình minh an Ngày mới lời yêu thương Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày mới Ngọc cho đời CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*) Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. (*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948: Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.” Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng ‘Chuyện dài chưa đặt tên’ Phan Chi Thắng Ghi chép vày của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ: ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1) Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi: “Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô. Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”. Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn. Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu. Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi. Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên. Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống. Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ. Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối. Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già. Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế. Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy. Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo. Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai? Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường. Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô. Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc. Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời. Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô: – Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu. Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị. Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì. Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm. Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật. (Viết trong ngày giỗ cô) Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ. Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em. QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại! Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646) Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình. QUA SÔNG THƯƠNG Lưu Quang Vũ *Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau … Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng BẾN ĐỢI Nguyễn Tuyết Hạnh Mình về Bến đợi Nghe anh Con sông xưa cũ Bỗng Xanh Nhức lòng Gió đùa vạt nắng Đi rong Câu ca ai hát Uốn Cong Cả chiều Thôi thì lấy ít làm nhiều Giữa dòng chiếc bách Chở chiều Vào đêm… Ánh trăng buông dải lụa mềm Buộc mình hai đứa Một đêm Đá vàng… Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng “Dư âm” tiếng hát… * Mênh mang đất trời Ánh trăng xanh cõi xa vời Buộc mình hai đứa Một lời Tri âm…. * Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý ) Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online) Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”. Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở Xem tiếp >> Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021) DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10 QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/ Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước. CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.” Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian. HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc. THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương. Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời ! Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non. Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa. Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng. Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời. (*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ? Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“. Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài… Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 12 tháng 10(11-10-2021)
DẠY Và HỌC 12 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả tốt bởi nhân lành; Lời Thầy dặn thung dung; Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Minh quân Trần Thánh Tông; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thời biến nhớ người xưa; Nam Mỹ trong mắt tôi; Ngày 12 tháng 10 năm 1240 là ngày sinh của Trần Thánh Tông, vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, Việt Nam, mất năm 1290. Ngày 12 tháng 10 năm 1942, Cristoforo Colombo cùng đoàn thám hiểm của mình cập bờ Bahamas, nhưng nhà thám hiểm tưởng lầm rằng mình đến được Ấn Độ. Ngày 12 tháng 10 là ngày kỷ niệm Colombo tìm ra Châu Mỹ tại nhiều nước châu Mỹ, cũng là ngày tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. Ngày 12 tháng 10 năm 1979, Bão Tip cuồng phong bão biển lớn nhất thế giới từng được ghi nhận, cách Guam khoảng 840 km về phía tây-tây bắc, áp suất khí quyển thấp kỷ lục trên toàn cầu là 87,0 kPa, xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương. Bài viết chọn lọc ngày 12 tháng 10: Quả tốt bởi nhân lành; Lời Thầy dặn thung dung; Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Minh quân Trần Thánh Tông; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thời biến nhớ người xưa; Nam Mỹ trong mắt tôi; Thế giới trong mắt ai; Chuyển đổi số nông nghiệp; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Nhân nghĩa cốt an dân; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-10/
QỦA TỐT BỞI NHÂN LÀNH Hoàng Kim Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc Lời Thầy dặn thung dung: Minh triết sống phúc hậu, Quả tốt bởi nhân lành, Làm điều lành việc tốt, Vui tự tại an nhiên. Tin sâu luật nhân quả, Sống đức độ thung dung, An nhàn nguyên khí vững, Tâm sáng lộc hạnh gần. Thiện nghiệp duyên biến cải, Ngày mới ngọc tri âm, Hiếu trung nhân nghĩa lễ, Trí tín cần kiệm liêm. Thanh nhàn suối nguồn sạch, Trân trọng ngọc riêng mình, Sức khỏe và điều độ, Mai sớm thành rừng thôi https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tot-boi-nhan-lanh
Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời
Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con, em và cháu vững tay rồi Đời sống an nhiên lòng thanh thản Minh triết mỗi ngày dạy học vui. Thung dung đời thoải mái ban mai của riêng mình giọt thời gian điểm ngọc thanh nhàn khát khao xanh.
LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG Hoàng Kim
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. Ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi. Ngày này năm xưa, dưới vòm cây xanh do Thầy Norman Borlaug trồng ở CIMMYT Thầy với tôi đã trò chuyện về Goethe, cây xanh, nhà khoa học xanh.
Việc chính đời người chỉ ít thôi Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi Phúc hậu suốt đời làm việc thiện Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Norman Borlaug người Thầy sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” – Hoàng Kim
NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI Trân trọng Ngọc riêng mình Hoàng Kim
Nguyễn Du là một bài học lịch sử thật đáng suy ngẫm. Nguyễn Du làm Ngư Tiều mười năm 1796-1802 với biệt hiệu Nam Hải Điếu Đồ (Người đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (Người đi săn ở núi Hồng), đó là một ẩn ngữ đời người. Ông trầm tĩnh quan sát với nhãn quan thấu suốt, tầm nhìn minh triết, thông tuệ lạ thường để đánh giá và ứng xử đúng sự chuyển dời vận nước ở những thời khắc quyết định. Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc, một nhân cách lớn.Nguyễn Du trăng huyền thoại soi tỏ cuộc đời, thời thế, tâm hồn Nguyễn Du https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/
Nguyễn Du trăng huyền thoại 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người Đấng danh sĩ tinh hoa Nguyễn Du khinh Thành Tổ Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền Trung Liệt đền thờ cổ “Bang giao tập” Việt Trung Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ Mười lăm năm lưu lạc Thời Hồng Sơn Liệp Hộ Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn Ẩn ngữ giữa đời thường Nguyễn Du ức gia huynh Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan (1802-1820) Chính sử và Bài tựa Gia phả với luận bàn Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âmĐối tửu cụ Nguyễn Du Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du khóc Tố Như Nguyễn Du Kinh Kim Cương 9 Nguyễn Du niên biểu luận Tâm tình và Hồn Việt Tấm gương soi thời đại Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi ; xem tiếp Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều” Tố Như “Đọc Tiểu Thanh” Bến Giang Đình ẩn ngữ; Thời biến nhớ người xưa. Tôi về thăm lại bến Giang Đình xưa, nơi Nguyễn Du viết Kiều và nơi Nguyễn Du cùng Nguyễn Công Trứ đàm đạo. Non xanh còn đó, nước biếc còn đây, rác còn nhiều nhưng nước non vẫn vậy; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-ba-dong-van-chuong/
MINH QUÂN TRẦN THÁNH TÔNG Hoàng Kim Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tông có công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tông làm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục không để cho nhà Nguyên thôn tính.
Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản
Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.
Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.
Vua Trần Thánh Tông có vợ là Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu
Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4) Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.
Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.
Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .
Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước . Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?
Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:
Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?
Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.
Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.
Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học. Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.
Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.
Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.
Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.
Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…
Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.
Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.
Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.
Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.
Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.
Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.
Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.
Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.
Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.
Vua Trần Thánh Tông sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.
Thơ Trần Thánh Tông giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.
Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:
Dụng của chân tâm … Trần Thánh Tông Dụng của chân tâm, Thông minh tịnh mịch. Không đến không đi, Không tổn không ích. Vào nhỏ vào to, Mặc thuận cùng nghịch. Động như hạc mây, Tĩnh như tường vách. Nhẹ tựa mảy lông, Nặng như bàn thạch. Trần trần trụi trụi, Làu làu trong sạch. Chẳng thể đo lường, Tuyệt vô tung tích. Nay ta vì ngươi, Tỏ bày rành mạch. Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.” Giáo sư Trần Văn Giàu luận về “Nhân cách Trần Nhân Tông” nhưng nói đầy đủ là hai vua Trần vì Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông là người tham gia và lãnh đạo xuyên suốt cả ba lần quân dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên năm 1258, 1285 và 1287: …”Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !”
Trần Thánh Tông vua giỏi nhà Trần
xem tiếp: Minh quân Trần Thánh Tông
Trận Bạch Đằng năm 1288 là trận thắng tiêu biểu nhất thời Trần. Sử thần Ngô Sĩ Liên, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, viết :“Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.”
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về phép xử thế của bậc hiền minh thuở thời thế nhiễu loạn, vàng lầm trong cát: ”Đạo trời đất là Trung Tân, vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê. Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. Người đời sau luận chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiêXem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 10(11-10-2021) DẠY VÀ HỌC 11 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Thế giới trong mắt ai; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Đài kỉ niệm trung tâm châu Á tại Kyzyl nước cộng hòa Tyva (hình). Ngày 11 tháng 10 năm 1944, sau 23 năm từ khi tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Tyva là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) và liên bang Nga ngày nay. Ngày 11 tháng 10 năm 1852, Đại học Sydney được khánh thành, là đại học lâu năm nhất tại Úc. Ngày 11 tháng 10 năm 1941, Chiến tranh nhân dân giải phóng Macedonia bắt đầu. Bài viết chọn lọc ngày 11 tháng 10: Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thế giới trong mắt ai; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-10/ Thế giới trong mắt ai VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI Hoàng Kim “Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“. Việt Nam thông tin khái quát thu thập thông tin cập nhật Việt Nam với Thế giới VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/ THẾ GIỚI TRONG MẮT AI Hoàng Kim và Hoàng Long Thế sự bàn cờ vâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/ https://www.facebook.com/MatThan.Official/videos/223059606523973/; Tin quốc tế nóng nhất 5/10, Bà Thái Anh Văn: Hậu quả thảm khốc nếu Đài Loan vào tay Trung Quốc, FBNC; https://youtu.be/Rw2Wodgd-iI; Tin thế giới tổng hợp mới nhất https://youtu.be/LN-lijBMuvk https://www.youtube.com/embed/LN-lijBMuvk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparenthttps://www.youtube.com/embed/RN0jvdhDdDU?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Nội Mông Cổ Trung Quốchttps://youtu.be/RN0jvdhDdDU; 5 khu Tự trị Trung Quốchttps://youtu.be/AlZhkTQobFA: Nước Mông Cổngày nayhttps://youtu.be/Igq6vLWDB9Q Trung Á liên Trung Ngahttps://youtu.be/LtcOGPjvgX8; Trung Nga với Trung Á https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-voi-trung-a-2/; Thế giới trong mắt aihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai; Trung Quốc một suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam; Vành đai và con đườnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vanh-dai-va-con-duong; Thế sự bàn cờ vâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/https://www.youtube.com/embed/LKsXFwb5WSk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Nhớ bạn nhớ châu Phi Nam Phi một thoáng nhìn Lúa sắn Việt Châu Phi Ghana bờ biển vàng Martin Fregene xa mà gần Ai Cập bạn tôi ở đấy TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM Hoàng Kim và Hoang Long Đường trần thênh thênh bước Đỉnh xanh mờ sương đêm Hoàng Thành Trúc Lâm sáng Phước Đức vui kiếm tìm. Tuyết rơi trên Vạn Lý Trường Thành bao đổi thay Ngưa già thương đồng cỏ Đại bàng nhớ trời mây. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay. Hồ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá Thế nước và thời trời Rồng giữa mùa biến hóa. * Lên Thái Sơn hướng Phật Chiếu đất ở Thái An Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du trăng huyền thoại Khổng Tử dạy và học Đến Thái Sơn nhớ Người Kho báu đỉnh Tuyết Sơn Huyền Trang tháp Đại Nhạn Tô Đông Pha Tây Hồ Đỗ Phủ thương đọc lại Hoa Mai thơ Thiệu Ung Ngày xuân đọc Trạng Trình Quảng Tây nay và xưa Lên đỉnh Thiên Môn Sơn Ngày mới vui xuân hiểu Kim Dung trong ngày mới Bình sinh Mao Trạch Đông Bình sinh Tập Cận Bình Lời dặn của Thánh Trần Trung Quốc một suy ngẫm lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/ ĐƯỜNG TỚI IAS 100 NĂM Hoàng Kim Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay. 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp). “Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn. Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.” Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018. Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918; Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925; GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên. Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp. Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, … Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT Đọc lại và suy ngẫm Hoàng Kim Cám ơn anh Bong Nguyen Dinh, tài liệu tổng quan “Quản lý Đất đai Việt Nam” và chùm ảnh tư liệu của anh thật quý. Xin phép được lưu lại để đọc lại và suy ngẫm. Việt Nam ngày nay còn ít thấy những tổng quan đúc kết chuỗi hệ thống lịch sừ địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100-500 năm theo hướng tổng kết bài học lý luận và thực tiễn. Brazil có Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP.Bài học lớn của đất nước Brazil có 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil). Đó là tổng quan bảo tồn và phát triển mà Việt Nam cần tham khảo. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/ Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-toi-ias-100-nam/ là bài viết của Hoàng Kim nhằm bảo tồn tư liệu thông tin nhìn lại để phát triển 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT suy ngẫm rút ra những bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự tiếp nối . Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn nhàn đàm trong mùa COVID19 này ạ. Bài Quản lý đất đai Việt Nam đăng trên FB nhiều kỳ, xin được chép lại dưới đây để tiện theo dõi Họp mặt tất niên ngày 15 tháng 1 năm 2020 ảnh Minh Hương17 tháng 1 · cùng với Nguyễn Thanh Thủy, Thanhminh Nguyen, Tran Nu Thanh, Cuộc Đời, Nguyen Quy Hung, Tin Truong và Hoàng Kim Tài liệu dẫn QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM Nguyễn Đình Bông giới thiệu thông tin Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sach Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo và trich Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.· 3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ); iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát. (xem Bảng tóm tắt và hình ảnXem tiếp >> Dạy và há»c 10 tháng 10(10-10-2021) DẠY VÀ HỌC 10 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Giấc mơ lành yêu thương; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Dạy học nghề làm vườn; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội được tổ chức nhằm kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay người Pháp sau Chiến tranh Đông Dương. Ngày song thập là Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc. NNgày 10 tháng 10 năm 1911 là ngày Khởi nghĩa Vũ Xương, còn gọi là Cách Mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh. Bài viết chọn lọc: Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Giấc mơ lành yêu thương; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Dạy học nghề làm vườn; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-10/ GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim nhắm mắt lại đi em để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc trời thanh thản xanh đêm nồng nàn thở ta có nhau trong cuộc đời này nghe hương tinh khôi đọng mật quyến rũ em và khát khao anh mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ một tiếng chuông ngân thon thả đầu ghềnh nhắm mắt lại đi em hạnh phúc đâu chỉ là đích đến hạnh phúc là con đường trãi nghiệm vỗ về, chờ đợi, nhớ thương nhắm mắt lại đi em trong giấc mơ của anh có em và rừng thiêng cổ tích có suối nước trong veo như ngọc có vườn trúc và ngôi nhà tranh có một đàn trẻ thơ tung tăng heo gà chó mèo ngựa trâu nhởn nhơ trên đồng cỏ tươi xanh nhắm mắt lại đi em, tận hưởng thú an lành. Nhắm mắt lại đi em Giấc ngủ ngoan giấc mơ hạnh phúc Em mãi bên anh, Đồng hành với anh Bài ca yêu thương Bài ca hạnh phúc Giấc mơ lành yêu thương Nhắm mắt lại đi em Giấc mơ cuộc đời giấc mơ hạnh phúc ngôi nhà tâm thức Giấc mơ lành yêu thương Có cánh cửa khép hờ Có bãi cỏ xanh non. Đất nước cây và hoa Một khu vườn tĩnh lặng. Chim sóc chó mèo gà luôn quấn quýt sớm hôm. Ban mai ửng nghe chim trời gọi cửa. Hoàng hôn buông trăng gió nhẹ lay màn. Ta về với ruộng đồng Vui giấc mơ hạnh phúc Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất Giấc mơ lành yêu thương. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài GXem tiếp >> Dạy và há»c 9 tháng 10(09-10-2021) DẠY VÀ HỌC 9 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Ngày 9 tháng 10 năm 1874 là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế ngày nay mà lúc đó gọi là Tổng Liên minh Bưu chính, đã được thành lập theo Hiệp ước Bern với mục đích thống nhất các dịch vụ và luật lệ bưu chính, cho phép trao đổi bưu phẩm quốc tế tự do. Ngày 9 tháng 10 năm 1762: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu ở châu Âu từ năm 1756 và kết thúc năm 1762. Vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đã lấy lại được pháo đài Schweidnitz (Silesia) từ tay quân Áo. Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. Kết quả cuộc chiến này ảnh hưởng lan rộng đến châu Á và châu Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Ngày 9 tháng 10 năm 1940 là ngày sinh của John Lennon, ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock người Anh (mất năm 1980). Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 10:Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-10/ NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Kim “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi Nguyễn Du Hồ Xuân Hương Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là bài 3 trong chùm bài viết Nguyễn Du trăng huyền thoại tài liệu Mai Hạc (hình) là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một đấng danh sĩ tinh hoa; anh hùng nhân hậu, kiếm bút chạm thấu lòng người mà kiếm sắc của kẻ anh hùng, bậc hoàng đế tranh hùng ngôi cao chí thượng không thể vượt qua được. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký nâng niu quý trọng con người là báu vật vô giá của lịch sử văn hóa Việt. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ. Hồ Xuân Hương tỏ ý kính trọng yêu thương Nguyễn Du vì Nguyễn Du thực sự là đấng anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực. Nguyễn Du Từ Hải anh hùng trong Truyện Thúy Kiều là hình tượng Yến Thanh Tiểu Ất trong Thủy Hử. Dẫn liệu minh chứng xin đọc bài dưới đây: ĐỐI TỬU THƠ BI TRÁNG Đối tửu Nguyễn Du Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây? Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ Tháng năm bàng bạc tóc màu mây Trăm năm chỉ ước say mềm mãi Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay (Bản dịch thơ của Hoa Huyền) 對酒 趺坐閒窗醉眼開, 落花無數下蒼苔。 生前不盡樽中酒, 死後誰澆墓上杯。 春色霑遷黄鳥去, 年光暗逐白頭來。 百期但得終朝醉, 世事浮雲眞可哀。 Đối tửu Nguyễn Du Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai, Lạc hoa vô số há thương đài. Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ? Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ, Niên quang ám trục bạch đầu lai. Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý, Thế sự phù vân chân khả ai. Dịch nghĩa Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim, Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh. Lúc sống không uống cạn chén rượu, Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ? Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi, Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc. Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày. Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn. “Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực. Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Tthái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công. Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vơi quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức). Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam. Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.” TỎ Ý LỆ VƯƠNG ĐẦY Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du. TỎ Ý Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du) (Bản dịch của Hoàng Kim) Hoa rung rinh, Cây rung rinh, Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình, Đêm xuân bao cảm khái. Hươu nơi nao Nhạn nơi nao Mình ước trong nhau ban mai nào Lòng em thương nhớ ai thấu sao! Sông mênh mông Nước dạt dào Lòng hai chúng mình đều ao ước Nước mắt thầm rơi mặn chát. Thơ thương thương, Lòng vương vương, Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường, Bút người tả xiết chăng? Mây lang thang Trăng mênh mang Trăng gió xui ai luống đoạn tràng Đâu là gác Đằng Vương ? Mây vương vương Nước sương sương Mây nước chung nhau chỉ một đường Dặm trường cách trở thương càng thương. Ngày thênh thênh, Đêm thênh thênh, Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh, Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình. Gió bay bay Mưa bay bay Mưa gió giục em viết thơ này Bút xuân gửi đến người thương nhớ Anh đồng lòng Em đồng lòng Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*) Thơ cùng ngâm Rượu và trăng Thăm thẳm buồn ly biệt Vầng trăng chia hai nữa Cung đàn ly khúc oán tri âm (**), Thôi đành bặt tiếng hồ cầm Núi cao biển sâu đằng đẳng Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim. Chàng hẹn gì Ta hẹn gì Hai ta đều muộn nói năng chi Trà mà chi Bút mà chi Lời và chữ còn đó Ai là kẻ tình si Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì Hãy nên trao gửi mối duyên đi Lòng son ai nỡ phụ. Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại. Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du. NHỚ CHUYỆN CŨ Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu 感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*). Hồ Xuân Hương Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung, Mượn ai tới đấy gửi cho cùng. Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn son càng tủi phận long đong. Biết còn mảy chút sương siu mấy, Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong. (*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống. Kiều – Nguyễn Du Ca trù hát nói Việt Nam Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây… Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ Nguyên tác: 花飄飄, 木蕭蕭, 我夢鄉情各寂寥, 可感是春宵。 鹿呦呦, 鴈嗷嗷, 歡草相期在一朝, 不盡我心描。 江潑潑, 水活活, 我思君懷相契闊, 淚痕沾夏葛。 詩屑屑, 心切切, 濃淡寸情須Xem tiếp >> Dạy và há»c 8 tháng 10(08-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Cồn cát Oregon gần Florence, Oregon, đã là nguồn cảm hứng cho kiệt tác ‘Xứ Cát’ của Franklin Patrick Herbert đại văn hào Mỹ. Ngày 8 tháng 10 hàng năm là tiết Hàn Lộ (mát mẻ) trong 24 tiết khí nông lịch Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, khi kinh độ Mặt Trời bằng 195°. Ngày 8 tháng 10 năm 1920 là ngày sinh của Franklin Patrick Herbert, nhà văn khoa học giả tưởng nổi tiếng người Mỹ với bộ sách kiệt tác Xứ Cát gồm sáu tập Dune World, Prophet of Dune, Dune Messiah, Children of Dune, God Emperor of Dune và Chapterhouse Dune, đã được dựng thành phim. Bài viết chọn lọc ngày 8 tháng 10: Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/ NÔNG LỊCH TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. * Hàn Lộ mát mẻ tới rồi Sương tan đầu ngõ, bầu trời nắng ong Gió se se mát giữa lòng Bầy chim ríu rít, súng hồng ao thanh Vườn cây ngày đẹp an lành Thung dung ông cháu dạo quanh ghế ngồi Việc nhàn thời phải đợi thôi 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim CUỐI THU TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Mãi miết đường xuân đã cuối thu Trời xanh như ngọc nắng trong thơ Vui đi dưới mặt trời hớn hở Thời vận an nhiên, tiếc hẹn hò. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. Vui đi dưới mặt trời Nắng dát vàng trên đồng xuân Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ Đất ước, cây trông, lòng nhớ … Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm Bếp lửa ngọn đèn khuya Vận mệnh cuộc đời cố gắng Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm Đồng lòng đất cảm trời thương Phúc hậu minh triết tận tâm Cố gắng làm người có ích Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn. Lời vàng của Frank Herbert Bất kỳ con đường nào đi chính xác đến tận cùng của nó đều dẫn đến đỉnh điểm. Leo lên núi là để kiểm tra ngọn núi nhưng đứng trên đỉnh núi thì bạn không thể nhìn thấy ngọn núi. (Any road followed precisely to its end leads precisely nowhere. Climb the mountain just a little bit to test it’s a mountain. From the top of the mountain, you cannot see the mountain – Classic Quotes by Frank Herbert (1920-1986) US writer. VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ Hoàng Kim Về nơi cát đá em ơi Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian Quê em thăm thẳm Tháp Chàm Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ Hoa trên cát, núi Phổ Đà Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần. Ta đi về chốn trong ngần Để thương cát đá cũng cần có nhau Dấu xưa mưa gió dãi dầu Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian. Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh Cát vàng, biển biếc, nắng thanh Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm. Ảnh Soải Nguyễn. thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn. Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận. Cảm ơn Trịnh Thế Hoan với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Các bạn hãy tự do lắng nghe và khai mở năng lượng chính mình. Năng khiếu này của Hoan là thật quý. Chúc gia đình người thân và thầy bạn ngày mới vui khỏe. Mời xem tiếp Về nơi cát đá — cùng với Phúc Lê, Võ Văn Tú và Trần Văn Phong. NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC Hoàng Kim Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại. Xuân nay mình đã tám mươi tròn. Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc. Hưu về tóc bạc vẫn lòng son. Tôi có anh Phạm Hồng người lính già thời Bác, người chính ủy sư đoàn cũ, thân như anh em ruột, ngày 10 tháng 9 Kỷ Hợi nhằm ngày 8 tháng 10 năm 2019 anh từ trần lúc 93 tuổi. Buổi khuya 16 tháng 2 năm nay (2020) tôi thảnh thốt dậy vì chuông reo giờ khuya, mấy lần trên số máy của anh nhưng tôi gọi lại không được. Hôm nay gọi lại thì chị Hảo vợ anh xác nhận là anh đã mất nhưng gia đình không báo tin vì anh em đồng đội ở xa (*) . Năm 2008, anh lúc 82 tuổi vẫn ghi thư cho tôi mà lời văn và câu thơ minh mẫn lắm. Anh thật vui vẻ, tráng kiện, lạc quan và thực sự là “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong“: Câu chuyện về bộ đội anh Văn, người lính cụ Hồ, năm cha con ra trận. Câu chuyện về một gia đình quân nhân, thanh bạch, trung trinh, nặng lòng vì nước. Năm nay anh đã luống tuổi. Tôi nhớ anh chị Hồng Hảo cùng gia đình (xem ảnh) nên lần hồi tìm thư anh đọc lại (Hoàng Kim). Thư và thơ anh như một lời ký thác. Hải Dương những ngày đầu năm 2008 Út Kim thương nhớ! Xa em, càng nhớ những ngày này 35 năm trước, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch Nước, hàng chục vạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã xếp bút nghiên lên đường cùng cả nước “đánh cho Mỹ cút” như lời Bác Hồ dặn. Anh cùng đơn vị được đón em từ Trường Đại học Nông nghiệp cùng hàng ngàn anh em về huấn luyện chi viện chiến trường. Biết em là con út, mới lớn lên đã sớm mồ côi cha mẹ, ngày chỉ được ăn một bữa, áo chỉ mặc một manh … mà đã có chí học hành thành sinh viên đại học, tình nguyện vào chiến trường đánh Mỹ! Anh và đồng đội để em cùng đơn vị vào miền Nam đánh vài trận rồi gọi ra ngay để có kinh nghiệm về đội huấn luyện, góp sức đào tạo hàng vạn tiểu đội trưởng “khuôn vàng thước ngọc” của phân đội nhỏ nhất trong quân đội ta. Hàng vạn tiểu đội trưởng từ đoàn 568 anh hùng đã phụ trách hàng vạn tiểu đội với hơn mười vạn quân đi khắp chiến trường chống Mỹ xâm lược. Cùng lúc ấy, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972, đã có nhiều bạn sinh viên của em trong 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn vào đánh giặc ở thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm… Sau này, cả nước và thế giới đều biết những người con “tiền trí thức” yêu quý của dân tộc và quân đội ta từ trường đại học hiên ngang đi thẳng ra chiến trường đánh Mỹ, trở thành những anh hùng bất tử với dòng Thạch Hãn: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi thanh xuân thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm. Em cùng với những bạn trí thức ngày ấy đã xứng đáng với lòng tin yêu và truyền thống của đoàn 568 làm tốt nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng cho chiến trường, rồi học tiếp đại học, lấy bằng tiến sĩ, về làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ngày đêm gắn bó với Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Nay em lại làm giảng viên đại học, góp phần đào tạo những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ của hơn 45 triệu nông dân đã đang nuôi sống cả xã hội và đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhân năm mới, mừng hai em không ngừng tiến bộ và thành đạt trên con đường khoa học của mình, mừng hai cháu Nguyên Long nối tiếp truyền thống gia đình, luôn tiến bộ trưởng thành. Mong được đón các em và các cháu. Gửi các em những dòng tâm tình của anh trong trang thơ kèm đây nhân 80 mùa xuân. Anh chị Hồng, Hảo MỪNG TUỔI TÁM MƯƠI Phạm Hồng (năm 1980) Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại Xuân nay mình đã tám mươi tròn Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc Hưu về tóc bạc vẫn lòng son Nhớ buổi đầu vào Vệ quốc quân Dối nhà đi họp đã hơn tuần Kiểm tra sức khỏe năm phòng huyện Suýt bị trả về: chưa đủ cân! Trận đầu bố trí ở Cầu Bây Giáo búp đa sắc lẹm trong tay Đợi địch tràn sang là xốc tới “Đánh giáp lá cà” với giặc Tây. Trận hai chặn Pháp ở cầu Ghềnh Quê hương Bãi Sậy giáp Như Quỳnh Với khẩu súng trường, viên đạn thép Quần với thằng Tây cao lênh khênh Trận ba được nhận khẩu tiểu liên Với mười viên đạn một băng liền Chặn giặc từ đầu đường “ba chín” Thôn nghèo Yên Lịch dạ trung kiên! Vừa đánh Tây vừa cõng thương binh Vượt sông giá lạnh lúc bình minh Máu đồng đội thấm đầy quân phục Vẫn chẳng rời nhau nghĩa tử sinh! Thế rồi hơn bốn chục mùa xuân Chiến trường giục giã chẳng dừng chân Theo anh Văn, ngọn cờ Quyết thắng Bác Hồ cùng chúng cháu hành quân! Cả đời mãi miết cuộc trường chinh Ơn vợ, quê hương vẹn nghĩa tình Tần tảo nuôi con, chăm cha mẹ Vượt ngàn gian khó, giỏi mưu sinh! Pháp Mỹ chạy rồi, nước chửa yên Hai đầu biên giới lửa triền miên Năm cha con lại cùng thắng giặc Trên biên phía Bắc bảy năm liền. Trở về đội ngũ cựu chiến binh Cháu con đều tiến bộ, trưởng thành Cùng anh em tiếp vun truyền thống Chung tay làm rạng rỡ quê mình… Sức mạnh nhân dân và đồng đội Dựng làng văn hoá thật kiên trung Vượt bao thử thách hai thời đại Quê hương Tán Thuật xã anh hùng. Tám chục tuổi đời vẫn thanh xuân Sáu hai tuổi Đảng vẫn kiệm, cần Liêm chính làm theo lời Bác day Vinh nào bằng “công bộc nhân dân” Mười tám năm qua hưu chẳng nghỉ Đồng đội luôn về sum họp vui Mọi việc làm đều cùng suy nghĩ Đơm hoa, kết trái đẹp cho đời Vui thay mình đang tới tám hai Phía trước đường xuân vẫn rộng dài Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Ngẩng đầu thẳng bước tới tương lai. Xuân Mậu Tý 2008 PHẠM HỒNG CCB nhà 8/17 đường Trần Khánh Dư, Bạch Đằng Phường Trần Phú, Thành phố Hải Dương; ĐT 0396620183. Bản trước đã đăng tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2013/05/27/pham-hong-nguoi-linh-gia-thoi-bac/ Phạm Hồng chính ủy sư đoàn 325 đã từ trần ngày 20 tháng 9 âm lịch Kỷ Hợi nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch năm 2019 hưởng thọ 93 tuổi, xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/ NGUYỄN DU TIẾNG TRI ÂM Hoàng Kim Hồ Xuân Hương là ai ? Kiều Nguyễn luận anh hùng Thời Nam Hải Điếu Đồ Thời Hồng Sơn Liệp Hộ. Quang Trung phá quân Thanh Nguyễn Vương giành Gia Định Chiêu Thống bị bán đứng Đền Trung Liệt Thụy Khuê Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du mà hiện nay đã hoàn toàn sáng tỏ: Quang Trung phá quân Thanh; Nguyễn Vương giành Gia Định; Chiêu Thống bị bán đứng; Đền Trung Liệt Thụy Khuê ; Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du tới hiện nay thông tin từ mộc bản triều Nguyễn đã giúp tích hợp rõ . Nguyễn Du tiếng tri âm ối Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, rõ ẩn ngữ văn chương lắng đọng. Từ Hải Thúy Kiều luận anh hùng “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen“. Từ Hải khen Thúy Kiều: “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già. Một lời đã biết đến ta. Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau. Hai bên ý hợp tâm đầu. Lúc thân chẳng lọ là cầu mới thân. Ngõ lời nói với băng nhân. Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn. Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn. Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên. Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng“. ”Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có bài đề Miếu Sầm Thái thú “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” và bài thơ Hồ Xuân Hương đối đáp ở ông nghè ở Nghệ An. “Giương oai giễu võ thật là kinh Danh tiếng bao lăm đã tận rồi Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Kiều Nguyễn luận anh húng sự thật và huyền thoại nói lên điều gì? Mời quý thầy bạn dành thời gian đọc và suy ngẫm, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tieng-tri-am/ Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoạiĐi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi, Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong 9 bài này với sự định kỳ cập nhật. Thứ ba mời xem trước a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn; b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới trong Di sản thế giới tại Việt Nam được tích hợp và vận dụng; c) Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đây là ba suy ngẫm chọn lọc lắng đọng. a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, hình mẫu con người Việt Nam thuộc văn hóa tương lai, tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo và minh triết giữa thời nhiễu loạn; là một biểu trưng của dòng văn chương ưu thời thứ nhất khi chúng ta luận bàn Có ba dòng văn chương. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục, bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt, và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn. b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm có trên toàn thế giới. Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên gỗ để in các loại sách lưu hành tại Việt Nam Xem tiếp >> Dạy và há»c 7 tháng 10(07-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Sông Thương; Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm. Ngày 7 tháng 10 năm 1952, ngày sinh Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 ÷ 2008, 2012 ÷ 2016, 2018 ÷ 2022), thủ tướng Nga (2008 ÷ 2012). Ngày 7 tháng 10 năm 1885, ngày sinh Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (mất năm 1962). Bài viết chọn lọc: Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-10/ LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấu hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …. 1) Thơ Nguyễn Trãi 2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. ; Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Hoàng Kim Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo, Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử Đêm trắng và bình minh Khi nhớ miền đất thiêng Lại thương vùng trời thẳm Đi đường thấu non cao Tầm nhìn ôm biển rộng Thương Nhân Tông Bảo Sái Đỉnh mây vờn Trúc Lâm Dạo chơi non nước Việt Non xanh bên bạn hiền Thung dung cùng cây cỏ Xuống núi thăm người quen. ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM Kính anh Nguyễn Mạnh Đẩu Hoàng Kim Đọc “Vị tướng viết văn Tác giả Nguyễn Chí Tình Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu“. (1) Mà lặng người, rưng rưng nước mắt: “Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. . Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế: “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1) 2 Anh Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em, Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường Lớp anh trước, lớp em sau Em trong lứa sinh viên 1971 trang sách soi trang đời Thắp đèn lên đi em Nhớ vầng trăng ngọn lửa Xếp bút nghiên lên đường ra trận. Tổ chiến đấu của em có bốn người Xuân và Chương nằm lại Trung với em về Trường sau chiến tranh Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên” Nhiều đồng đội em hóa đá. Anh Tư Trực của em trở lại đời thường ‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’ ‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành” ‘Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2) Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm Đồng đội cùng tháng năm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ 3 Qua thơ của bạn Nguyên Hùng Kể về vị tướng giữa đời thường Anh và em bất ngờ kết nối Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em Thấu suốt mọi điều hay đồng đội Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn. 4 Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người Sinh tử giữa chiến trường Đồng đội cùng tháng năm Biết mình và biết người Có ba dòng văn chương Văn chương ngọc cho đời. 5 “Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“ Tài liệu dẫn: (1) XIN KHOE MỘT CHÚT Nguyễn Mạnh Đẩu Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb. VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN (Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu) Tác giả Nguyễn Chí Tình Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương ! (2) Hoàng Trung Trực đời línhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/ (3) Đồng đội cùng tháng nămhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ * CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG MƯỜI Hoàng Kim Bảo tồn và phát triển ON THIS DAY CNM365 Tình yêu cuộc sống Câu chuyện ảnh tháng Mườihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-muoi/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Cuộc đời nâng trang văn Lan tỏa niềm vui mới Lộc đời thêm tình thân Giếng ngọc mãi thanh xuân Người hiền gieo chí thiện Thung dung giữa đời thường An nhiên lời cảm mến. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/ Có một ngày như thế. Thầy bạn là lộc xuân. Hợp tác đào tạo tốt. Nơi ấy xa mà gần. Chúc mừng em vững bước Đi về phía bình minh Mừng những người hướng đạo Giúp em vượt chính mình. Thắp sáng một niềm tin Tỏa ngời như nắng ấm Ngày thước đo cố gắng Chúc mừng em thành công. Có một ngày như thế. Nỗ lực òa niềm vui. Chào lớp thầy cô trẻ. Thênh thang trên đường đời. Có một ngày như thế. Người thân bên mẹ hiền. Đời vui người trẻ lại. Lộc Vừng thắm đầy sân. Có một ngày như thế Giữa cuộc đời yêu thương Em đi tìm điều hay Tôi bày em việc tốt. Đời vui người trẻ lại Thoải mái bên bạn hiền Trường tôi thành điểm tựa Giấc mơ lành bay lên. Có một ngày như thế. Vui em nay thành công. Nụ cười tươi rạng rỡ. Ngày mỗi ngày trưởng thành. Phúc hậu và thực việc Tận tụy với nghề nông Thân thiết tình thầy bạn Chăm chút từng trang văn. Có một ngày như thế Đường xa về thăm Thầy Niềm vui ngời nét mặt Thầy trẻ lại vì vui. Ảnh đẹp và thật tươi Khoảnh khắc mà vĩnh cửu Thay bao lời muốn nói Học bởi hành hôm nay. Hoa Bình Minh Hoa Lúa CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG Hoàng Kim Theo Bernard Fall, ” tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.” Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Gi&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 6 tháng 10(06-10-2021) DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu. * Cười nhiều Giận ít Vui nhiều Lo ít Làm nhiều Nói ít Đi nhiều Ngồi ít Rau nhiều Thịt ít Chay nhiều Mặn ít Chua nhiều Ngọt ít Tắm nhiều Lười ít Thiện nhiều Tham ít * Phúc hậu và an nhiên Trái ý không nóng giận Thức ngủ cần hài hòa An lành môi trường sống Lao động và nghỉ ngơi Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày Bạn gieo lành gặt thiện Yêu thương trong tầm tay. * Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. * Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng * Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trải gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm * Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/ BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ 1 Bài thơ viên đá thời gian gọi Một tiếng kêu vang dội thấu trời Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi 2 Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”. 3 Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi. Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi. Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY Nói nhiều làm ít sợ chê cười. Cổ điển honda không biết chạy Canh tân blog viết đôi bài Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn Vô bờ biển HỌC dám đơn sai. Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm Nịnh vợ không quên việc trả bài An nhàn vô sự là tiên đấy Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi. 4 “Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại” Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa 5 Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh …’ Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân. 6 Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. 7 Xuân sớm Ngọc Phương Nam Yên Tử Trần Nhân Tông Ngày xuân đọc Trạng Trình Đào Duy Từ còn mãi 8 Nguyễn Du trăng huyền thoại Tô Đông Pha Tây Hồ Ngôi sao mai chân trời Thầy là nắng tháng Ba 9 Ngày mới bình minh an Ngày mới lời yêu thương Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày mới Ngọc cho đời CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*) Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. (*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948: Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.” Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng ‘Chuyện dài chưa đặt tên’ Phan Chi Thắng Ghi chép vày của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ: ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1) Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi: “Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô. Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”. Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn. Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu. Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi. Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên. Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống. Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ. Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối. Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già. Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế. Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy. Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo. Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai? Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường. Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô. Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc. Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời. Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô: – Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu. Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị. Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì. Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm. Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật. (Viết trong ngày giỗ cô) Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ. Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em. QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại! Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646) Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình. QUA SÔNG THƯƠNG Lưu Quang Vũ *Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau … Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng BẾN ĐỢI Nguyễn Tuyết Hạnh Mình về Bến đợi Nghe anh Con sông xưa cũ Bỗng Xanh Nhức lòng Gió đùa vạt nắng Đi rong Câu ca ai hát Uốn Cong Cả chiều Thôi thì lấy ít làm nhiều Giữa dòng chiếc bách Chở chiều Vào đêm… Ánh trăng buông dải lụa mềm Buộc mình hai đứa Một đêm Đá vàng… Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng “Dư âm” tiếng hát… * Mênh mang đất trời Ánh trăng xanh cõi xa vời Buộc mình hai đứa Một lời Tri âm…. * Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý ) Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online) Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”. Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở Xem tiếp >> Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021) DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10 QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/ Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước. CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.” Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian. HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc. THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương. Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời ! Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non. Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa. Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng. Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời. (*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ? Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“. Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài… Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 11 tháng 10(11-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 11 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Thế giới trong mắt ai; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Đài kỉ niệm trung tâm châu Á tại Kyzyl nước cộng hòa Tyva (hình). Ngày 11 tháng 10 năm 1944, sau 23 năm từ khi tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Tyva là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) và liên bang Nga ngày nay. Ngày 11 tháng 10 năm 1852, Đại học Sydney được khánh thành, là đại học lâu năm nhất tại Úc. Ngày 11 tháng 10 năm 1941, Chiến tranh nhân dân giải phóng Macedonia bắt đầu. Bài viết chọn lọc ngày 11 tháng 10: Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; IAS đường tới trăm năm; Hoa và Ong Hoa Người; Thế giới trong mắt ai; Thời biến nhớ người xưa; Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-10/
Thế giới trong mắt ai VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI Hoàng Kim
“Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình”. Đêm trắng và bình minh Hoàng Kim lời tâm đắc
“Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đường lối cách mạng của nước Việt Nam ngày nay thích hợp bền vững trong tình hình mới, thời đại mới, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết tinh hoa tại bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xác định rõ đường lối, quan điểm, tầm nhìn chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch hành động: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (in đậm để nhấn mạnh HK); Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện“.
Việt Nam thông tin khái quát thu thập thông tin cập nhật Việt Nam với Thế giới
VIỆT NAM THÔNG TIN KHÁI QUÁT Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim Việt Nam thông tin khái quát tiếp nối bài Thông tin nhanh về Việt Nam thuộc nội dung VIỆT NAM HỌC Tổng quan văn hoá và kinh tế xã hội Việt Nam là tập tài liệu giảng dạy nghiên cứu Việt Nam Học: người Việt, tiếng Việt, nông nghiệp Việt Nam, văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch sinh thái. Mục đích tập tài liệu này nhằm đúc kết kiến thức nền Việt Nam Học, giúp việc tìm hiểu đất nước con người Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi, 1428) với phẩm chất văn hóa thân thiện, tốt đẹp.Việt Nam thông tin khái quát được đúc kết cập nhật theo Wikipedia tiếng Việt và các nguồn trích dẫn chính thực có liên quan tới ngày 30 tháng 6 năm.2021. Thông tin nhanh về Việt Nam và một số bài đọc, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-thong-tin-khai-quat/ THẾ GIỚI TRONG MẮT AI Hoàng Kim và Hoàng Long Thế sự bàn cờ vâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/ https://www.facebook.com/MatThan.Official/videos/223059606523973/; Tin quốc tế nóng nhất 5/10, Bà Thái Anh Văn: Hậu quả thảm khốc nếu Đài Loan vào tay Trung Quốc, FBNC; https://youtu.be/Rw2Wodgd-iI; Tin thế giới tổng hợp mới nhất https://youtu.be/LN-lijBMuvk https://www.youtube.com/embed/LN-lijBMuvk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparenthttps://www.youtube.com/embed/RN0jvdhDdDU?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
Nội Mông Cổ Trung Quốchttps://youtu.be/RN0jvdhDdDU; 5 khu Tự trị Trung Quốchttps://youtu.be/AlZhkTQobFA: Nước Mông Cổngày nayhttps://youtu.be/Igq6vLWDB9Q Trung Á liên Trung Ngahttps://youtu.be/LtcOGPjvgX8; Trung Nga với Trung Á https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-nga-voi-trung-a-2/; Thế giới trong mắt aihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai; Trung Quốc một suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trung-quoc-mot-suy-ngam; Vành đai và con đườnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vanh-dai-va-con-duong; Thế sự bàn cờ vâyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-su-ban-co-vay/https://www.youtube.com/embed/LKsXFwb5WSk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
Nhớ bạn nhớ châu Phi Nam Phi một thoáng nhìn Lúa sắn Việt Châu Phi Ghana bờ biển vàng Martin Fregene xa mà gần Ai Cập bạn tôi ở đấy
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM Hoàng Kim và Hoang Long
Đường trần thênh thênh bước Đỉnh xanh mờ sương đêm Hoàng Thành Trúc Lâm sáng Phước Đức vui kiếm tìm. Tuyết rơi trên Vạn Lý Trường Thành bao đổi thay Ngưa già thương đồng cỏ Đại bàng nhớ trời mây.
Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay.
Hồ Khẩu trên Hoàng Hà Đại tuyết thành băng giá Thế nước và thời trời Rồng giữa mùa biến hóa.
* Lên Thái Sơn hướng Phật Chiếu đất ở Thái An Đi thuyền trên Trường Giang Nguyễn Du trăng huyền thoại
Khổng Tử dạy và học Đến Thái Sơn nhớ Người Kho báu đỉnh Tuyết Sơn Huyền Trang tháp Đại Nhạn Tô Đông Pha Tây Hồ Đỗ Phủ thương đọc lại Hoa Mai thơ Thiệu Ung Ngày xuân đọc Trạng Trình Quảng Tây nay và xưa Lên đỉnh Thiên Môn Sơn Ngày mới vui xuân hiểu Kim Dung trong ngày mới
Bình sinh Mao Trạch Đông Bình sinh Tập Cận Bình Lời dặn của Thánh Trần Trung Quốc một suy ngẫm
lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/the-gioi-trong-mat-ai/
ĐƯỜNG TỚI IAS 100 NĂM Hoàng Kim
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1925 đến năm 1975 những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Viện trong thời kỳ này là GS.TS. Auguste Chavalier (1873-1956) Người thành lập Viện Khảo cứu Khoa học Đông Dương, năm 1918; Yves Henry (1875-1966) Người thành lập Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương, năm 1925; GS. Tôn Thất Trình, GS. Thái Công Tụng, GS. Lương Định Của, … là những người có ảnh hưởng nhiều đến Viện trong giai đoạn này
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Trăm năm nông nghiệp Việt Nam (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện cấu trúc hài hòa các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp. Viện IAS vừa xử lý tốt các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế … trong cấu thành chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại
100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT Đọc lại và suy ngẫm Hoàng Kim Cám ơn anh Bong Nguyen Dinh, tài liệu tổng quan “Quản lý Đất đai Việt Nam” và chùm ảnh tư liệu của anh thật quý. Xin phép được lưu lại để đọc lại và suy ngẫm. Việt Nam ngày nay còn ít thấy những tổng quan đúc kết chuỗi hệ thống lịch sừ địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100-500 năm theo hướng tổng kết bài học lý luận và thực tiễn.
Brazil có Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP.Bài học lớn của đất nước Brazil có 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil). Đó là tổng quan bảo tồn và phát triển mà Việt Nam cần tham khảo. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/
Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duong-toi-ias-100-nam/ là bài viết của Hoàng Kim nhằm bảo tồn tư liệu thông tin nhìn lại để phát triển 100 NĂM NÔNG NGHIỆP VIỆT suy ngẫm rút ra những bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự tiếp nối . Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn nhàn đàm trong mùa COVID19 này ạ. Bài Quản lý đất đai Việt Nam đăng trên FB nhiều kỳ, xin được chép lại dưới đây để tiện theo dõi
Họp mặt tất niên ngày 15 tháng 1 năm 2020 ảnh Minh Hương17 tháng 1 · cùng với Nguyễn Thanh Thủy, Thanhminh Nguyen, Tran Nu Thanh, Cuộc Đời, Nguyen Quy Hung, Tin Truong và Hoàng Kim
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM Nguyễn Đình Bông giới thiệu thông tin Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập
Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sach Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo và trich Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.·
3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ); iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát. (xem Bảng tóm tắt và hình ảnXem tiếp >> Dạy và há»c 10 tháng 10(10-10-2021)
Dạy và há»c 10 tháng 10(10-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 10 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Giấc mơ lành yêu thương; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Dạy học nghề làm vườn; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội được tổ chức nhằm kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay người Pháp sau Chiến tranh Đông Dương. Ngày song thập là Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc. NNgày 10 tháng 10 năm 1911 là ngày Khởi nghĩa Vũ Xương, còn gọi là Cách Mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh. Bài viết chọn lọc: Hoàng Long dạy và học; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Giấc mơ lành yêu thương; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Việt Nam con đường xanh; Vị tướng của lòng dân; Dạy học nghề làm vườn; Thu Nguyệt gai và hoa; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-10/
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc trời thanh thản xanh đêm nồng nàn thở ta có nhau trong cuộc đời này nghe hương tinh khôi đọng mật quyến rũ em và khát khao anh mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ một tiếng chuông ngân thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em hạnh phúc đâu chỉ là đích đến hạnh phúc là con đường trãi nghiệm vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em trong giấc mơ của anh có em và rừng thiêng cổ tích có suối nước trong veo như ngọc có vườn trúc và ngôi nhà tranh có một đàn trẻ thơ tung tăng heo gà chó mèo ngựa trâu nhởn nhơ trên đồng cỏ tươi xanh
nhắm mắt lại đi em, tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em Giấc ngủ ngoan giấc mơ hạnh phúc Em mãi bên anh, Đồng hành với anh Bài ca yêu thương Bài ca hạnh phúc Giấc mơ lành yêu thương
Nhắm mắt lại đi em Giấc mơ cuộc đời giấc mơ hạnh phúc ngôi nhà tâm thức Giấc mơ lành yêu thương Có cánh cửa khép hờ Có bãi cỏ xanh non. Đất nước cây và hoa Một khu vườn tĩnh lặng. Chim sóc chó mèo gà luôn quấn quýt sớm hôm. Ban mai ửng nghe chim trời gọi cửa. Hoàng hôn buông trăng gió nhẹ lay màn. Ta về với ruộng đồng Vui giấc mơ hạnh phúc Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất Giấc mơ lành yêu thương.
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông.
VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
“Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”.
Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”.
Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết
Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh!
Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.”
Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực.
Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội.
Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)…
VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình.
Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ.
Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân.
Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim
Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta.
Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước.
Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi”
Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân.
Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng
Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn
Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng
Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ
VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94.
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu.
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn
Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên).
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài GXem tiếp >> Dạy và há»c 9 tháng 10(09-10-2021) DẠY VÀ HỌC 9 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Ngày 9 tháng 10 năm 1874 là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế ngày nay mà lúc đó gọi là Tổng Liên minh Bưu chính, đã được thành lập theo Hiệp ước Bern với mục đích thống nhất các dịch vụ và luật lệ bưu chính, cho phép trao đổi bưu phẩm quốc tế tự do. Ngày 9 tháng 10 năm 1762: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu ở châu Âu từ năm 1756 và kết thúc năm 1762. Vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đã lấy lại được pháo đài Schweidnitz (Silesia) từ tay quân Áo. Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. Kết quả cuộc chiến này ảnh hưởng lan rộng đến châu Á và châu Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Ngày 9 tháng 10 năm 1940 là ngày sinh của John Lennon, ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock người Anh (mất năm 1980). Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 10:Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-10/ NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Kim “Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi Nguyễn Du Hồ Xuân Hương Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là bài 3 trong chùm bài viết Nguyễn Du trăng huyền thoại tài liệu Mai Hạc (hình) là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một đấng danh sĩ tinh hoa; anh hùng nhân hậu, kiếm bút chạm thấu lòng người mà kiếm sắc của kẻ anh hùng, bậc hoàng đế tranh hùng ngôi cao chí thượng không thể vượt qua được. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký nâng niu quý trọng con người là báu vật vô giá của lịch sử văn hóa Việt. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ. Hồ Xuân Hương tỏ ý kính trọng yêu thương Nguyễn Du vì Nguyễn Du thực sự là đấng anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực. Nguyễn Du Từ Hải anh hùng trong Truyện Thúy Kiều là hình tượng Yến Thanh Tiểu Ất trong Thủy Hử. Dẫn liệu minh chứng xin đọc bài dưới đây: ĐỐI TỬU THƠ BI TRÁNG Đối tửu Nguyễn Du Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây? Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ Tháng năm bàng bạc tóc màu mây Trăm năm chỉ ước say mềm mãi Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay (Bản dịch thơ của Hoa Huyền) 對酒 趺坐閒窗醉眼開, 落花無數下蒼苔。 生前不盡樽中酒, 死後誰澆墓上杯。 春色霑遷黄鳥去, 年光暗逐白頭來。 百期但得終朝醉, 世事浮雲眞可哀。 Đối tửu Nguyễn Du Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai, Lạc hoa vô số há thương đài. Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ? Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ, Niên quang ám trục bạch đầu lai. Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý, Thế sự phù vân chân khả ai. Dịch nghĩa Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim, Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh. Lúc sống không uống cạn chén rượu, Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ? Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi, Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc. Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày. Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn. “Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực. Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Tthái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công. Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vơi quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức). Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam. Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.” TỎ Ý LỆ VƯƠNG ĐẦY Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du. TỎ Ý Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du) (Bản dịch của Hoàng Kim) Hoa rung rinh, Cây rung rinh, Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình, Đêm xuân bao cảm khái. Hươu nơi nao Nhạn nơi nao Mình ước trong nhau ban mai nào Lòng em thương nhớ ai thấu sao! Sông mênh mông Nước dạt dào Lòng hai chúng mình đều ao ước Nước mắt thầm rơi mặn chát. Thơ thương thương, Lòng vương vương, Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường, Bút người tả xiết chăng? Mây lang thang Trăng mênh mang Trăng gió xui ai luống đoạn tràng Đâu là gác Đằng Vương ? Mây vương vương Nước sương sương Mây nước chung nhau chỉ một đường Dặm trường cách trở thương càng thương. Ngày thênh thênh, Đêm thênh thênh, Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh, Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình. Gió bay bay Mưa bay bay Mưa gió giục em viết thơ này Bút xuân gửi đến người thương nhớ Anh đồng lòng Em đồng lòng Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*) Thơ cùng ngâm Rượu và trăng Thăm thẳm buồn ly biệt Vầng trăng chia hai nữa Cung đàn ly khúc oán tri âm (**), Thôi đành bặt tiếng hồ cầm Núi cao biển sâu đằng đẳng Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim. Chàng hẹn gì Ta hẹn gì Hai ta đều muộn nói năng chi Trà mà chi Bút mà chi Lời và chữ còn đó Ai là kẻ tình si Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì Hãy nên trao gửi mối duyên đi Lòng son ai nỡ phụ. Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại. Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du. NHỚ CHUYỆN CŨ Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu 感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*). Hồ Xuân Hương Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung, Mượn ai tới đấy gửi cho cùng. Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn son càng tủi phận long đong. Biết còn mảy chút sương siu mấy, Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong. (*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống. Kiều – Nguyễn Du Ca trù hát nói Việt Nam Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây… Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ Nguyên tác: 花飄飄, 木蕭蕭, 我夢鄉情各寂寥, 可感是春宵。 鹿呦呦, 鴈嗷嗷, 歡草相期在一朝, 不盡我心描。 江潑潑, 水活活, 我思君懷相契闊, 淚痕沾夏葛。 詩屑屑, 心切切, 濃淡寸情須Xem tiếp >> Dạy và há»c 8 tháng 10(08-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Cồn cát Oregon gần Florence, Oregon, đã là nguồn cảm hứng cho kiệt tác ‘Xứ Cát’ của Franklin Patrick Herbert đại văn hào Mỹ. Ngày 8 tháng 10 hàng năm là tiết Hàn Lộ (mát mẻ) trong 24 tiết khí nông lịch Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, khi kinh độ Mặt Trời bằng 195°. Ngày 8 tháng 10 năm 1920 là ngày sinh của Franklin Patrick Herbert, nhà văn khoa học giả tưởng nổi tiếng người Mỹ với bộ sách kiệt tác Xứ Cát gồm sáu tập Dune World, Prophet of Dune, Dune Messiah, Children of Dune, God Emperor of Dune và Chapterhouse Dune, đã được dựng thành phim. Bài viết chọn lọc ngày 8 tháng 10: Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/ NÔNG LỊCH TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. * Hàn Lộ mát mẻ tới rồi Sương tan đầu ngõ, bầu trời nắng ong Gió se se mát giữa lòng Bầy chim ríu rít, súng hồng ao thanh Vườn cây ngày đẹp an lành Thung dung ông cháu dạo quanh ghế ngồi Việc nhàn thời phải đợi thôi 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim CUỐI THU TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Mãi miết đường xuân đã cuối thu Trời xanh như ngọc nắng trong thơ Vui đi dưới mặt trời hớn hở Thời vận an nhiên, tiếc hẹn hò. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. Vui đi dưới mặt trời Nắng dát vàng trên đồng xuân Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ Đất ước, cây trông, lòng nhớ … Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm Bếp lửa ngọn đèn khuya Vận mệnh cuộc đời cố gắng Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm Đồng lòng đất cảm trời thương Phúc hậu minh triết tận tâm Cố gắng làm người có ích Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn. Lời vàng của Frank Herbert Bất kỳ con đường nào đi chính xác đến tận cùng của nó đều dẫn đến đỉnh điểm. Leo lên núi là để kiểm tra ngọn núi nhưng đứng trên đỉnh núi thì bạn không thể nhìn thấy ngọn núi. (Any road followed precisely to its end leads precisely nowhere. Climb the mountain just a little bit to test it’s a mountain. From the top of the mountain, you cannot see the mountain – Classic Quotes by Frank Herbert (1920-1986) US writer. VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ Hoàng Kim Về nơi cát đá em ơi Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian Quê em thăm thẳm Tháp Chàm Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ Hoa trên cát, núi Phổ Đà Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần. Ta đi về chốn trong ngần Để thương cát đá cũng cần có nhau Dấu xưa mưa gió dãi dầu Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian. Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh Cát vàng, biển biếc, nắng thanh Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm. Ảnh Soải Nguyễn. thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn. Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận. Cảm ơn Trịnh Thế Hoan với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Các bạn hãy tự do lắng nghe và khai mở năng lượng chính mình. Năng khiếu này của Hoan là thật quý. Chúc gia đình người thân và thầy bạn ngày mới vui khỏe. Mời xem tiếp Về nơi cát đá — cùng với Phúc Lê, Võ Văn Tú và Trần Văn Phong. NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC Hoàng Kim Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại. Xuân nay mình đã tám mươi tròn. Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc. Hưu về tóc bạc vẫn lòng son. Tôi có anh Phạm Hồng người lính già thời Bác, người chính ủy sư đoàn cũ, thân như anh em ruột, ngày 10 tháng 9 Kỷ Hợi nhằm ngày 8 tháng 10 năm 2019 anh từ trần lúc 93 tuổi. Buổi khuya 16 tháng 2 năm nay (2020) tôi thảnh thốt dậy vì chuông reo giờ khuya, mấy lần trên số máy của anh nhưng tôi gọi lại không được. Hôm nay gọi lại thì chị Hảo vợ anh xác nhận là anh đã mất nhưng gia đình không báo tin vì anh em đồng đội ở xa (*) . Năm 2008, anh lúc 82 tuổi vẫn ghi thư cho tôi mà lời văn và câu thơ minh mẫn lắm. Anh thật vui vẻ, tráng kiện, lạc quan và thực sự là “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong“: Câu chuyện về bộ đội anh Văn, người lính cụ Hồ, năm cha con ra trận. Câu chuyện về một gia đình quân nhân, thanh bạch, trung trinh, nặng lòng vì nước. Năm nay anh đã luống tuổi. Tôi nhớ anh chị Hồng Hảo cùng gia đình (xem ảnh) nên lần hồi tìm thư anh đọc lại (Hoàng Kim). Thư và thơ anh như một lời ký thác. Hải Dương những ngày đầu năm 2008 Út Kim thương nhớ! Xa em, càng nhớ những ngày này 35 năm trước, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch Nước, hàng chục vạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã xếp bút nghiên lên đường cùng cả nước “đánh cho Mỹ cút” như lời Bác Hồ dặn. Anh cùng đơn vị được đón em từ Trường Đại học Nông nghiệp cùng hàng ngàn anh em về huấn luyện chi viện chiến trường. Biết em là con út, mới lớn lên đã sớm mồ côi cha mẹ, ngày chỉ được ăn một bữa, áo chỉ mặc một manh … mà đã có chí học hành thành sinh viên đại học, tình nguyện vào chiến trường đánh Mỹ! Anh và đồng đội để em cùng đơn vị vào miền Nam đánh vài trận rồi gọi ra ngay để có kinh nghiệm về đội huấn luyện, góp sức đào tạo hàng vạn tiểu đội trưởng “khuôn vàng thước ngọc” của phân đội nhỏ nhất trong quân đội ta. Hàng vạn tiểu đội trưởng từ đoàn 568 anh hùng đã phụ trách hàng vạn tiểu đội với hơn mười vạn quân đi khắp chiến trường chống Mỹ xâm lược. Cùng lúc ấy, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972, đã có nhiều bạn sinh viên của em trong 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn vào đánh giặc ở thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm… Sau này, cả nước và thế giới đều biết những người con “tiền trí thức” yêu quý của dân tộc và quân đội ta từ trường đại học hiên ngang đi thẳng ra chiến trường đánh Mỹ, trở thành những anh hùng bất tử với dòng Thạch Hãn: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi thanh xuân thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm. Em cùng với những bạn trí thức ngày ấy đã xứng đáng với lòng tin yêu và truyền thống của đoàn 568 làm tốt nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng cho chiến trường, rồi học tiếp đại học, lấy bằng tiến sĩ, về làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ngày đêm gắn bó với Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Nay em lại làm giảng viên đại học, góp phần đào tạo những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ của hơn 45 triệu nông dân đã đang nuôi sống cả xã hội và đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhân năm mới, mừng hai em không ngừng tiến bộ và thành đạt trên con đường khoa học của mình, mừng hai cháu Nguyên Long nối tiếp truyền thống gia đình, luôn tiến bộ trưởng thành. Mong được đón các em và các cháu. Gửi các em những dòng tâm tình của anh trong trang thơ kèm đây nhân 80 mùa xuân. Anh chị Hồng, Hảo MỪNG TUỔI TÁM MƯƠI Phạm Hồng (năm 1980) Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại Xuân nay mình đã tám mươi tròn Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc Hưu về tóc bạc vẫn lòng son Nhớ buổi đầu vào Vệ quốc quân Dối nhà đi họp đã hơn tuần Kiểm tra sức khỏe năm phòng huyện Suýt bị trả về: chưa đủ cân! Trận đầu bố trí ở Cầu Bây Giáo búp đa sắc lẹm trong tay Đợi địch tràn sang là xốc tới “Đánh giáp lá cà” với giặc Tây. Trận hai chặn Pháp ở cầu Ghềnh Quê hương Bãi Sậy giáp Như Quỳnh Với khẩu súng trường, viên đạn thép Quần với thằng Tây cao lênh khênh Trận ba được nhận khẩu tiểu liên Với mười viên đạn một băng liền Chặn giặc từ đầu đường “ba chín” Thôn nghèo Yên Lịch dạ trung kiên! Vừa đánh Tây vừa cõng thương binh Vượt sông giá lạnh lúc bình minh Máu đồng đội thấm đầy quân phục Vẫn chẳng rời nhau nghĩa tử sinh! Thế rồi hơn bốn chục mùa xuân Chiến trường giục giã chẳng dừng chân Theo anh Văn, ngọn cờ Quyết thắng Bác Hồ cùng chúng cháu hành quân! Cả đời mãi miết cuộc trường chinh Ơn vợ, quê hương vẹn nghĩa tình Tần tảo nuôi con, chăm cha mẹ Vượt ngàn gian khó, giỏi mưu sinh! Pháp Mỹ chạy rồi, nước chửa yên Hai đầu biên giới lửa triền miên Năm cha con lại cùng thắng giặc Trên biên phía Bắc bảy năm liền. Trở về đội ngũ cựu chiến binh Cháu con đều tiến bộ, trưởng thành Cùng anh em tiếp vun truyền thống Chung tay làm rạng rỡ quê mình… Sức mạnh nhân dân và đồng đội Dựng làng văn hoá thật kiên trung Vượt bao thử thách hai thời đại Quê hương Tán Thuật xã anh hùng. Tám chục tuổi đời vẫn thanh xuân Sáu hai tuổi Đảng vẫn kiệm, cần Liêm chính làm theo lời Bác day Vinh nào bằng “công bộc nhân dân” Mười tám năm qua hưu chẳng nghỉ Đồng đội luôn về sum họp vui Mọi việc làm đều cùng suy nghĩ Đơm hoa, kết trái đẹp cho đời Vui thay mình đang tới tám hai Phía trước đường xuân vẫn rộng dài Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Ngẩng đầu thẳng bước tới tương lai. Xuân Mậu Tý 2008 PHẠM HỒNG CCB nhà 8/17 đường Trần Khánh Dư, Bạch Đằng Phường Trần Phú, Thành phố Hải Dương; ĐT 0396620183. Bản trước đã đăng tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2013/05/27/pham-hong-nguoi-linh-gia-thoi-bac/ Phạm Hồng chính ủy sư đoàn 325 đã từ trần ngày 20 tháng 9 âm lịch Kỷ Hợi nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch năm 2019 hưởng thọ 93 tuổi, xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/ NGUYỄN DU TIẾNG TRI ÂM Hoàng Kim Hồ Xuân Hương là ai ? Kiều Nguyễn luận anh hùng Thời Nam Hải Điếu Đồ Thời Hồng Sơn Liệp Hộ. Quang Trung phá quân Thanh Nguyễn Vương giành Gia Định Chiêu Thống bị bán đứng Đền Trung Liệt Thụy Khuê Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du mà hiện nay đã hoàn toàn sáng tỏ: Quang Trung phá quân Thanh; Nguyễn Vương giành Gia Định; Chiêu Thống bị bán đứng; Đền Trung Liệt Thụy Khuê ; Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du tới hiện nay thông tin từ mộc bản triều Nguyễn đã giúp tích hợp rõ . Nguyễn Du tiếng tri âm ối Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, rõ ẩn ngữ văn chương lắng đọng. Từ Hải Thúy Kiều luận anh hùng “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen“. Từ Hải khen Thúy Kiều: “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già. Một lời đã biết đến ta. Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau. Hai bên ý hợp tâm đầu. Lúc thân chẳng lọ là cầu mới thân. Ngõ lời nói với băng nhân. Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn. Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn. Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên. Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng“. ”Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có bài đề Miếu Sầm Thái thú “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” và bài thơ Hồ Xuân Hương đối đáp ở ông nghè ở Nghệ An. “Giương oai giễu võ thật là kinh Danh tiếng bao lăm đã tận rồi Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Kiều Nguyễn luận anh húng sự thật và huyền thoại nói lên điều gì? Mời quý thầy bạn dành thời gian đọc và suy ngẫm, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tieng-tri-am/ Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoạiĐi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi, Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong 9 bài này với sự định kỳ cập nhật. Thứ ba mời xem trước a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn; b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới trong Di sản thế giới tại Việt Nam được tích hợp và vận dụng; c) Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đây là ba suy ngẫm chọn lọc lắng đọng. a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, hình mẫu con người Việt Nam thuộc văn hóa tương lai, tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo và minh triết giữa thời nhiễu loạn; là một biểu trưng của dòng văn chương ưu thời thứ nhất khi chúng ta luận bàn Có ba dòng văn chương. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục, bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt, và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn. b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm có trên toàn thế giới. Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên gỗ để in các loại sách lưu hành tại Việt Nam Xem tiếp >> Dạy và há»c 7 tháng 10(07-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Sông Thương; Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm. Ngày 7 tháng 10 năm 1952, ngày sinh Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 ÷ 2008, 2012 ÷ 2016, 2018 ÷ 2022), thủ tướng Nga (2008 ÷ 2012). Ngày 7 tháng 10 năm 1885, ngày sinh Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (mất năm 1962). Bài viết chọn lọc: Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-10/ LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấu hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …. 1) Thơ Nguyễn Trãi 2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. ; Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Hoàng Kim Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo, Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử Đêm trắng và bình minh Khi nhớ miền đất thiêng Lại thương vùng trời thẳm Đi đường thấu non cao Tầm nhìn ôm biển rộng Thương Nhân Tông Bảo Sái Đỉnh mây vờn Trúc Lâm Dạo chơi non nước Việt Non xanh bên bạn hiền Thung dung cùng cây cỏ Xuống núi thăm người quen. ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM Kính anh Nguyễn Mạnh Đẩu Hoàng Kim Đọc “Vị tướng viết văn Tác giả Nguyễn Chí Tình Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu“. (1) Mà lặng người, rưng rưng nước mắt: “Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. . Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế: “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1) 2 Anh Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em, Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường Lớp anh trước, lớp em sau Em trong lứa sinh viên 1971 trang sách soi trang đời Thắp đèn lên đi em Nhớ vầng trăng ngọn lửa Xếp bút nghiên lên đường ra trận. Tổ chiến đấu của em có bốn người Xuân và Chương nằm lại Trung với em về Trường sau chiến tranh Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên” Nhiều đồng đội em hóa đá. Anh Tư Trực của em trở lại đời thường ‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’ ‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành” ‘Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2) Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm Đồng đội cùng tháng năm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ 3 Qua thơ của bạn Nguyên Hùng Kể về vị tướng giữa đời thường Anh và em bất ngờ kết nối Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em Thấu suốt mọi điều hay đồng đội Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn. 4 Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người Sinh tử giữa chiến trường Đồng đội cùng tháng năm Biết mình và biết người Có ba dòng văn chương Văn chương ngọc cho đời. 5 “Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“ Tài liệu dẫn: (1) XIN KHOE MỘT CHÚT Nguyễn Mạnh Đẩu Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb. VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN (Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu) Tác giả Nguyễn Chí Tình Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương ! (2) Hoàng Trung Trực đời línhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/ (3) Đồng đội cùng tháng nămhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ * CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG MƯỜI Hoàng Kim Bảo tồn và phát triển ON THIS DAY CNM365 Tình yêu cuộc sống Câu chuyện ảnh tháng Mườihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-muoi/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Cuộc đời nâng trang văn Lan tỏa niềm vui mới Lộc đời thêm tình thân Giếng ngọc mãi thanh xuân Người hiền gieo chí thiện Thung dung giữa đời thường An nhiên lời cảm mến. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/ Có một ngày như thế. Thầy bạn là lộc xuân. Hợp tác đào tạo tốt. Nơi ấy xa mà gần. Chúc mừng em vững bước Đi về phía bình minh Mừng những người hướng đạo Giúp em vượt chính mình. Thắp sáng một niềm tin Tỏa ngời như nắng ấm Ngày thước đo cố gắng Chúc mừng em thành công. Có một ngày như thế. Nỗ lực òa niềm vui. Chào lớp thầy cô trẻ. Thênh thang trên đường đời. Có một ngày như thế. Người thân bên mẹ hiền. Đời vui người trẻ lại. Lộc Vừng thắm đầy sân. Có một ngày như thế Giữa cuộc đời yêu thương Em đi tìm điều hay Tôi bày em việc tốt. Đời vui người trẻ lại Thoải mái bên bạn hiền Trường tôi thành điểm tựa Giấc mơ lành bay lên. Có một ngày như thế. Vui em nay thành công. Nụ cười tươi rạng rỡ. Ngày mỗi ngày trưởng thành. Phúc hậu và thực việc Tận tụy với nghề nông Thân thiết tình thầy bạn Chăm chút từng trang văn. Có một ngày như thế Đường xa về thăm Thầy Niềm vui ngời nét mặt Thầy trẻ lại vì vui. Ảnh đẹp và thật tươi Khoảnh khắc mà vĩnh cửu Thay bao lời muốn nói Học bởi hành hôm nay. Hoa Bình Minh Hoa Lúa CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG Hoàng Kim Theo Bernard Fall, ” tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.” Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Gi&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 6 tháng 10(06-10-2021) DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu. * Cười nhiều Giận ít Vui nhiều Lo ít Làm nhiều Nói ít Đi nhiều Ngồi ít Rau nhiều Thịt ít Chay nhiều Mặn ít Chua nhiều Ngọt ít Tắm nhiều Lười ít Thiện nhiều Tham ít * Phúc hậu và an nhiên Trái ý không nóng giận Thức ngủ cần hài hòa An lành môi trường sống Lao động và nghỉ ngơi Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày Bạn gieo lành gặt thiện Yêu thương trong tầm tay. * Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. * Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng * Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trải gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm * Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/ BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ 1 Bài thơ viên đá thời gian gọi Một tiếng kêu vang dội thấu trời Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi 2 Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”. 3 Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi. Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi. Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY Nói nhiều làm ít sợ chê cười. Cổ điển honda không biết chạy Canh tân blog viết đôi bài Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn Vô bờ biển HỌC dám đơn sai. Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm Nịnh vợ không quên việc trả bài An nhàn vô sự là tiên đấy Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi. 4 “Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại” Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa 5 Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh …’ Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân. 6 Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. 7 Xuân sớm Ngọc Phương Nam Yên Tử Trần Nhân Tông Ngày xuân đọc Trạng Trình Đào Duy Từ còn mãi 8 Nguyễn Du trăng huyền thoại Tô Đông Pha Tây Hồ Ngôi sao mai chân trời Thầy là nắng tháng Ba 9 Ngày mới bình minh an Ngày mới lời yêu thương Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày mới Ngọc cho đời CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*) Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. (*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948: Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.” Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng ‘Chuyện dài chưa đặt tên’ Phan Chi Thắng Ghi chép vày của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ: ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1) Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi: “Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô. Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”. Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn. Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu. Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi. Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên. Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống. Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ. Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối. Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già. Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế. Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy. Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo. Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai? Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường. Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô. Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc. Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời. Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô: – Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu. Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị. Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì. Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm. Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật. (Viết trong ngày giỗ cô) Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ. Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em. QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại! Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646) Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình. QUA SÔNG THƯƠNG Lưu Quang Vũ *Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau … Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng BẾN ĐỢI Nguyễn Tuyết Hạnh Mình về Bến đợi Nghe anh Con sông xưa cũ Bỗng Xanh Nhức lòng Gió đùa vạt nắng Đi rong Câu ca ai hát Uốn Cong Cả chiều Thôi thì lấy ít làm nhiều Giữa dòng chiếc bách Chở chiều Vào đêm… Ánh trăng buông dải lụa mềm Buộc mình hai đứa Một đêm Đá vàng… Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng “Dư âm” tiếng hát… * Mênh mang đất trời Ánh trăng xanh cõi xa vời Buộc mình hai đứa Một lời Tri âm…. * Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý ) Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online) Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”. Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở Xem tiếp >> Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021) DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10 QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/ Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước. CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.” Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian. HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc. THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương. Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời ! Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non. Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa. Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng. Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời. (*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ? Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“. Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài… Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 9 tháng 10(09-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 9 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Ngày 9 tháng 10 năm 1874 là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế ngày nay mà lúc đó gọi là Tổng Liên minh Bưu chính, đã được thành lập theo Hiệp ước Bern với mục đích thống nhất các dịch vụ và luật lệ bưu chính, cho phép trao đổi bưu phẩm quốc tế tự do. Ngày 9 tháng 10 năm 1762: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu ở châu Âu từ năm 1756 và kết thúc năm 1762. Vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đã lấy lại được pháo đài Schweidnitz (Silesia) từ tay quân Áo. Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. Kết quả cuộc chiến này ảnh hưởng lan rộng đến châu Á và châu Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Ngày 9 tháng 10 năm 1940 là ngày sinh của John Lennon, ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock người Anh (mất năm 1980). Bài viết chọn lọc ngày 9 tháng 10:Nguyễn Du Hồ Xuân Hương; Vị tướng của lòng dân; Việt Nam con đường xanh; Đọc lại và suy ngẫm, Chuyển đổi số nông nghiệp; Những trang đời lắng đọng; Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; ; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-10/
NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG Hoàng Kim
“Đối tửu” thơ bi tráng “Tỏ ý” lệ vương đầy Ba trăm năm thoáng chốc Mai Hạc vầng trăng soi
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là bài 3 trong chùm bài viết Nguyễn Du trăng huyền thoại tài liệu
Mai Hạc (hình) là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một đấng danh sĩ tinh hoa; anh hùng nhân hậu, kiếm bút chạm thấu lòng người mà kiếm sắc của kẻ anh hùng, bậc hoàng đế tranh hùng ngôi cao chí thượng không thể vượt qua được. Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký nâng niu quý trọng con người là báu vật vô giá của lịch sử văn hóa Việt. Nguyễn Du Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ. Hồ Xuân Hương tỏ ý kính trọng yêu thương Nguyễn Du vì Nguyễn Du thực sự là đấng anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực. Nguyễn Du Từ Hải anh hùng trong Truyện Thúy Kiều là hình tượng Yến Thanh Tiểu Ất trong Thủy Hử. Dẫn liệu minh chứng xin đọc bài dưới đây:
Bên cửa xếp bằng ngất ngưởng say Cánh hoa rơi phủ thảm rêu đầy Sống chưa vơi nửa lưng ly rượu Chết hỏi rằng ai tưới mộ đây? Xuân đã xa dần oanh bỏ tổ Tháng năm bàng bạc tóc màu mây Trăm năm chỉ ước say mềm mãi Thế sự bèo mây…ngẫm đắng cay
(Bản dịch thơ của Hoa Huyền) 對酒
趺坐閒窗醉眼開, 落花無數下蒼苔。 生前不盡樽中酒, 死後誰澆墓上杯。 春色霑遷黄鳥去, 年光暗逐白頭來。 百期但得終朝醉, 世事浮雲眞可哀。
Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai, Lạc hoa vô số há thương đài. Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ? Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ, Niên quang ám trục bạch đầu lai. Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý, Thế sự phù vân chân khả ai.
Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim, Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh. Lúc sống không uống cạn chén rượu, Chết rồi, ai rưới trên mồ cho ? Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi, Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc. Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày. Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn. “Đối tửu” của Nguyễn Du là bài thơ thật bi tráng của bậc anh hùng, trong tình thế cùng cực. Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và các thông tin chi tiết đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó Nguyễn Du đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm và Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến tướng trấn thủ Thái Nguyên ( tướng tâm phúc thân tùy của Nguyễn Nhiễm với tên gọi Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) nhận làm cha nuôi Nguyễn Du. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm. Bắc Hà là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thái tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm.Tthái tử Lê Duy Vĩ đã bị Trịnh Sâm bức hại mà chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống (tên thật là Lê Duy Kỳ con trai của Lê Duy Vĩ) quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công.
Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vơi quyết sách tạo thành hai nước Bắc Nam hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu. Vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” bởi vua Càn Long và tướng Phúc Khang An do bí mật kho báu ở đỉnh Tuyết Sơn núi Tuyết (mời đọc Kho báu đỉnh Tuyết Sơn). “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức).
Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam.
Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn.
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Truyện Thúy Kiều” và “Lưu Hương Ký” Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào . Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.”
Hồ Xuân Hương đã “Tỏ ý” với Nguyễn Du. Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du.
TỎ Ý Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du) (Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh, Cây rung rinh, Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình, Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao Nhạn nơi nao Mình ước trong nhau ban mai nào Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông Nước dạt dào Lòng hai chúng mình đều ao ước Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương, Lòng vương vương, Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường, Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang Trăng mênh mang Trăng gió xui ai luống đoạn tràng Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương Nước sương sương Mây nước chung nhau chỉ một đường Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh, Đêm thênh thênh, Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh, Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay Mưa bay bay Mưa gió giục em viết thơ này Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng Em đồng lòng Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*) Thơ cùng ngâm Rượu và trăng Thăm thẳm buồn ly biệt Vầng trăng chia hai nữa Cung đàn ly khúc oán tri âm (**), Thôi đành bặt tiếng hồ cầm Núi cao biển sâu đằng đẳng Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì Ta hẹn gì Hai ta đều muộn nói năng chi Trà mà chi Bút mà chi Lời và chữ còn đó Ai là kẻ tình si Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì Hãy nên trao gửi mối duyên đi Lòng son ai nỡ phụ.
Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại.
Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du.
NHỚ CHUYỆN CŨ Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*).
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung, Mượn ai tới đấy gửi cho cùng. Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn son càng tủi phận long đong. Biết còn mảy chút sương siu mấy, Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
(*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
Kiều – Nguyễn Du Ca trù hát nói Việt Nam Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây…
Hồng Hồng Tuyết Tuyết ca trù hát nói tinh hoa cổ văn chương Việt) NS Quách Thị Hồ
Dạy và há»c 8 tháng 10(08-10-2021)
CHÀO NGÀY MỚI 8 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Cồn cát Oregon gần Florence, Oregon, đã là nguồn cảm hứng cho kiệt tác ‘Xứ Cát’ của Franklin Patrick Herbert đại văn hào Mỹ. Ngày 8 tháng 10 hàng năm là tiết Hàn Lộ (mát mẻ) trong 24 tiết khí nông lịch Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, khi kinh độ Mặt Trời bằng 195°. Ngày 8 tháng 10 năm 1920 là ngày sinh của Franklin Patrick Herbert, nhà văn khoa học giả tưởng nổi tiếng người Mỹ với bộ sách kiệt tác Xứ Cát gồm sáu tập Dune World, Prophet of Dune, Dune Messiah, Children of Dune, God Emperor of Dune và Chapterhouse Dune, đã được dựng thành phim. Bài viết chọn lọc ngày 8 tháng 10: Nông lịch tiết Hàn Lộ; Nguyễn Du tiếng tri âm; Vui đi dưới mặt trời; 24 tiết khí nông lịch; Về với vùng cát đá; Người lính già thời Bác; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/
NÔNG LỊCH TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. * Hàn Lộ mát mẻ tới rồi Sương tan đầu ngõ, bầu trời nắng ong Gió se se mát giữa lòng Bầy chim ríu rít, súng hồng ao thanh Vườn cây ngày đẹp an lành Thung dung ông cháu dạo quanh ghế ngồi Việc nhàn thời phải đợi thôi
24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.
Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.
6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè.
7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu
Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.
Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông.
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi
Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.
* Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên.
Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh.
Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu…
Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên
Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/
Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim CUỐI THU TIẾT HÀN LỘ Hoàng Kim Mãi miết đường xuân đã cuối thu Trời xanh như ngọc nắng trong thơ Vui đi dưới mặt trời hớn hở Thời vận an nhiên, tiếc hẹn hò.
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. Vui đi dưới mặt trời Nắng dát vàng trên đồng xuân Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm Bếp lửa ngọn đèn khuya Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm Đồng lòng đất cảm trời thương Phúc hậu minh triết tận tâm Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
Bất kỳ con đường nào đi chính xác đến tận cùng của nó đều dẫn đến đỉnh điểm. Leo lên núi là để kiểm tra ngọn núi nhưng đứng trên đỉnh núi thì bạn không thể nhìn thấy ngọn núi. (Any road followed precisely to its end leads precisely nowhere. Climb the mountain just a little bit to test it’s a mountain. From the top of the mountain, you cannot see the mountain – Classic Quotes by Frank Herbert (1920-1986) US writer.
VỀ VỚI VÙNG CÁT ĐÁ Hoàng Kim Về nơi cát đá em ơi Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian Quê em thăm thẳm Tháp Chàm Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ Hoa trên cát, núi Phổ Đà Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần. Ta đi về chốn trong ngần Để thương cát đá cũng cần có nhau Dấu xưa mưa gió dãi dầu Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian. Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh Cát vàng, biển biếc, nắng thanh Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.
Ảnh Soải Nguyễn. thật đẹp ! Cuộc đời vui hơn bởi những màu phổ rộng và tươi, luôn làm cho bức tranh đời bạn sáng đẹp. Cám ơn Soải Nguyễn. Nhị Hà Thuận Nam Ninh Thuận. Cảm ơn Trịnh Thế Hoan với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Các bạn hãy tự do lắng nghe và khai mở năng lượng chính mình. Năng khiếu này của Hoan là thật quý. Chúc gia đình người thân và thầy bạn ngày mới vui khỏe. Mời xem tiếp Về nơi cát đá — cùng với Phúc Lê, Võ Văn Tú và Trần Văn Phong.
NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC Hoàng Kim Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại. Xuân nay mình đã tám mươi tròn. Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc. Hưu về tóc bạc vẫn lòng son. Tôi có anh Phạm Hồng người lính già thời Bác, người chính ủy sư đoàn cũ, thân như anh em ruột, ngày 10 tháng 9 Kỷ Hợi nhằm ngày 8 tháng 10 năm 2019 anh từ trần lúc 93 tuổi. Buổi khuya 16 tháng 2 năm nay (2020) tôi thảnh thốt dậy vì chuông reo giờ khuya, mấy lần trên số máy của anh nhưng tôi gọi lại không được. Hôm nay gọi lại thì chị Hảo vợ anh xác nhận là anh đã mất nhưng gia đình không báo tin vì anh em đồng đội ở xa (*) . Năm 2008, anh lúc 82 tuổi vẫn ghi thư cho tôi mà lời văn và câu thơ minh mẫn lắm. Anh thật vui vẻ, tráng kiện, lạc quan và thực sự là “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong“: Câu chuyện về bộ đội anh Văn, người lính cụ Hồ, năm cha con ra trận. Câu chuyện về một gia đình quân nhân, thanh bạch, trung trinh, nặng lòng vì nước. Năm nay anh đã luống tuổi. Tôi nhớ anh chị Hồng Hảo cùng gia đình (xem ảnh) nên lần hồi tìm thư anh đọc lại (Hoàng Kim). Thư và thơ anh như một lời ký thác. Hải Dương những ngày đầu năm 2008 Út Kim thương nhớ!
Xa em, càng nhớ những ngày này 35 năm trước, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch Nước, hàng chục vạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã xếp bút nghiên lên đường cùng cả nước “đánh cho Mỹ cút” như lời Bác Hồ dặn. Anh cùng đơn vị được đón em từ Trường Đại học Nông nghiệp cùng hàng ngàn anh em về huấn luyện chi viện chiến trường.
Biết em là con út, mới lớn lên đã sớm mồ côi cha mẹ, ngày chỉ được ăn một bữa, áo chỉ mặc một manh … mà đã có chí học hành thành sinh viên đại học, tình nguyện vào chiến trường đánh Mỹ!
Anh và đồng đội để em cùng đơn vị vào miền Nam đánh vài trận rồi gọi ra ngay để có kinh nghiệm về đội huấn luyện, góp sức đào tạo hàng vạn tiểu đội trưởng “khuôn vàng thước ngọc” của phân đội nhỏ nhất trong quân đội ta. Hàng vạn tiểu đội trưởng từ đoàn 568 anh hùng đã phụ trách hàng vạn tiểu đội với hơn mười vạn quân đi khắp chiến trường chống Mỹ xâm lược.
Cùng lúc ấy, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972, đã có nhiều bạn sinh viên của em trong 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn vào đánh giặc ở thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm… Sau này, cả nước và thế giới đều biết những người con “tiền trí thức” yêu quý của dân tộc và quân đội ta từ trường đại học hiên ngang đi thẳng ra chiến trường đánh Mỹ, trở thành những anh hùng bất tử với dòng Thạch Hãn:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi thanh xuân thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Em cùng với những bạn trí thức ngày ấy đã xứng đáng với lòng tin yêu và truyền thống của đoàn 568 làm tốt nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng cho chiến trường, rồi học tiếp đại học, lấy bằng tiến sĩ, về làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ngày đêm gắn bó với Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Nay em lại làm giảng viên đại học, góp phần đào tạo những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ của hơn 45 triệu nông dân đã đang nuôi sống cả xã hội và đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nhân năm mới, mừng hai em không ngừng tiến bộ và thành đạt trên con đường khoa học của mình, mừng hai cháu Nguyên Long nối tiếp truyền thống gia đình, luôn tiến bộ trưởng thành. Mong được đón các em và các cháu. Gửi các em những dòng tâm tình của anh trong trang thơ kèm đây nhân 80 mùa xuân.
MỪNG TUỔI TÁM MƯƠI Phạm Hồng (năm 1980)
Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại Xuân nay mình đã tám mươi tròn Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc Hưu về tóc bạc vẫn lòng son
Nhớ buổi đầu vào Vệ quốc quân Dối nhà đi họp đã hơn tuần Kiểm tra sức khỏe năm phòng huyện Suýt bị trả về: chưa đủ cân!
Trận đầu bố trí ở Cầu Bây Giáo búp đa sắc lẹm trong tay Đợi địch tràn sang là xốc tới “Đánh giáp lá cà” với giặc Tây.
Trận hai chặn Pháp ở cầu Ghềnh Quê hương Bãi Sậy giáp Như Quỳnh Với khẩu súng trường, viên đạn thép Quần với thằng Tây cao lênh khênh
Trận ba được nhận khẩu tiểu liên Với mười viên đạn một băng liền Chặn giặc từ đầu đường “ba chín” Thôn nghèo Yên Lịch dạ trung kiên!
Vừa đánh Tây vừa cõng thương binh Vượt sông giá lạnh lúc bình minh Máu đồng đội thấm đầy quân phục Vẫn chẳng rời nhau nghĩa tử sinh!
Thế rồi hơn bốn chục mùa xuân Chiến trường giục giã chẳng dừng chân Theo anh Văn, ngọn cờ Quyết thắng Bác Hồ cùng chúng cháu hành quân!
Cả đời mãi miết cuộc trường chinh Ơn vợ, quê hương vẹn nghĩa tình Tần tảo nuôi con, chăm cha mẹ Vượt ngàn gian khó, giỏi mưu sinh!
Pháp Mỹ chạy rồi, nước chửa yên Hai đầu biên giới lửa triền miên Năm cha con lại cùng thắng giặc Trên biên phía Bắc bảy năm liền.
Trở về đội ngũ cựu chiến binh Cháu con đều tiến bộ, trưởng thành Cùng anh em tiếp vun truyền thống Chung tay làm rạng rỡ quê mình…
Sức mạnh nhân dân và đồng đội Dựng làng văn hoá thật kiên trung Vượt bao thử thách hai thời đại Quê hương Tán Thuật xã anh hùng.
Tám chục tuổi đời vẫn thanh xuân Sáu hai tuổi Đảng vẫn kiệm, cần Liêm chính làm theo lời Bác day Vinh nào bằng “công bộc nhân dân”
Mười tám năm qua hưu chẳng nghỉ Đồng đội luôn về sum họp vui Mọi việc làm đều cùng suy nghĩ Đơm hoa, kết trái đẹp cho đời
Vui thay mình đang tới tám hai Phía trước đường xuân vẫn rộng dài Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Ngẩng đầu thẳng bước tới tương lai.
PHẠM HỒNG CCB nhà 8/17 đường Trần Khánh Dư, Bạch Đằng Phường Trần Phú, Thành phố Hải Dương; ĐT 0396620183. Bản trước đã đăng tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2013/05/27/pham-hong-nguoi-linh-gia-thoi-bac/
Phạm Hồng chính ủy sư đoàn 325 đã từ trần ngày 20 tháng 9 âm lịch Kỷ Hợi nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch năm 2019 hưởng thọ 93 tuổi, xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-10/
NGUYỄN DU TIẾNG TRI ÂM Hoàng Kim Hồ Xuân Hương là ai ? Kiều Nguyễn luận anh hùng Thời Nam Hải Điếu Đồ Thời Hồng Sơn Liệp Hộ. Quang Trung phá quân Thanh Nguyễn Vương giành Gia Định Chiêu Thống bị bán đứng Đền Trung Liệt Thụy Khuê
Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du mà hiện nay đã hoàn toàn sáng tỏ: Quang Trung phá quân Thanh; Nguyễn Vương giành Gia Định; Chiêu Thống bị bán đứng; Đền Trung Liệt Thụy Khuê ; Nguyễn Du tiếng tri âm là bài 8 trong Nguyễn Du trăng huyền thoại là nghiên cứu lịch sử văn hóa của Hoàng Kim. Nguyễn Du tiếng tri âm là lời bình đối với kiệt tác của Nguyễn Du Tiếng đàn Kiều ở 4 cảnh ngộ.tại truyện “Thúy Kiều”. Chính sử triều Nguyễn ghi “Du rất giỏi về thơ, làm thơ quốc âm rất hay, khi sang sứ nước Thanh về, có tập thơ “Bắc hành” và truyện “Thúy Kiều” lưu hành ở đời. Thúy Kiều nguyên mẫu là ai? Hồ Xuân Hương là ai? “Tỏ ý” “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” của Hồ Xuân Hương tại Lưu Hương ký nói lên điều gì? “Nguyễn Du tiếng tri âm” góp một góc nhìn đối thoại sáng tỏ câu chuyện ấy. Nội dung trao đổi này gồm bốn ý: 1) Hồ Xuân Hương là ai? 2) Thúy Kiều luận anh hùng; 3) Thời Nam Hải Điếu Đồ; 4) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ; Các chứng cứ lịch sử trong hai thời kỳ này của Nguyễn Du tới hiện nay thông tin từ mộc bản triều Nguyễn đã giúp tích hợp rõ . Nguyễn Du tiếng tri âm ối Nguyễn Du Hồ Xuân Hương, rõ ẩn ngữ văn chương lắng đọng. Từ Hải Thúy Kiều luận anh hùng “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen“. Từ Hải khen Thúy Kiều: “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già. Một lời đã biết đến ta. Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau. Hai bên ý hợp tâm đầu. Lúc thân chẳng lọ là cầu mới thân. Ngõ lời nói với băng nhân. Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn. Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn. Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên. Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng“. ”Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có bài đề Miếu Sầm Thái thú “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” và bài thơ Hồ Xuân Hương đối đáp ở ông nghè ở Nghệ An. “Giương oai giễu võ thật là kinh Danh tiếng bao lăm đã tận rồi Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Kiều Nguyễn luận anh húng sự thật và huyền thoại nói lên điều gì? Mời quý thầy bạn dành thời gian đọc và suy ngẫm, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-tieng-tri-am/ Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1 Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoạiĐi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi, Tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong 9 bài này với sự định kỳ cập nhật. Thứ ba mời xem trước a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn; b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới trong Di sản thế giới tại Việt Nam được tích hợp và vận dụng; c) Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đây là ba suy ngẫm chọn lọc lắng đọng. a) Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, hình mẫu con người Việt Nam thuộc văn hóa tương lai, tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo và minh triết giữa thời nhiễu loạn; là một biểu trưng của dòng văn chương ưu thời thứ nhất khi chúng ta luận bàn Có ba dòng văn chương. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục, bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt, và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn. b) Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm có trên toàn thế giới. Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên gỗ để in các loại sách lưu hành tại Việt Nam Xem tiếp >> Dạy và há»c 7 tháng 10(07-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Sông Thương; Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm. Ngày 7 tháng 10 năm 1952, ngày sinh Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 ÷ 2008, 2012 ÷ 2016, 2018 ÷ 2022), thủ tướng Nga (2008 ÷ 2012). Ngày 7 tháng 10 năm 1885, ngày sinh Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (mất năm 1962). Bài viết chọn lọc: Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-10/ LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấu hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …. 1) Thơ Nguyễn Trãi 2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. ; Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Hoàng Kim Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo, Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử Đêm trắng và bình minh Khi nhớ miền đất thiêng Lại thương vùng trời thẳm Đi đường thấu non cao Tầm nhìn ôm biển rộng Thương Nhân Tông Bảo Sái Đỉnh mây vờn Trúc Lâm Dạo chơi non nước Việt Non xanh bên bạn hiền Thung dung cùng cây cỏ Xuống núi thăm người quen. ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM Kính anh Nguyễn Mạnh Đẩu Hoàng Kim Đọc “Vị tướng viết văn Tác giả Nguyễn Chí Tình Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu“. (1) Mà lặng người, rưng rưng nước mắt: “Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. . Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế: “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1) 2 Anh Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em, Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường Lớp anh trước, lớp em sau Em trong lứa sinh viên 1971 trang sách soi trang đời Thắp đèn lên đi em Nhớ vầng trăng ngọn lửa Xếp bút nghiên lên đường ra trận. Tổ chiến đấu của em có bốn người Xuân và Chương nằm lại Trung với em về Trường sau chiến tranh Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên” Nhiều đồng đội em hóa đá. Anh Tư Trực của em trở lại đời thường ‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’ ‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành” ‘Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2) Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm Đồng đội cùng tháng năm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ 3 Qua thơ của bạn Nguyên Hùng Kể về vị tướng giữa đời thường Anh và em bất ngờ kết nối Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em Thấu suốt mọi điều hay đồng đội Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn. 4 Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người Sinh tử giữa chiến trường Đồng đội cùng tháng năm Biết mình và biết người Có ba dòng văn chương Văn chương ngọc cho đời. 5 “Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“ Tài liệu dẫn: (1) XIN KHOE MỘT CHÚT Nguyễn Mạnh Đẩu Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb. VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN (Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu) Tác giả Nguyễn Chí Tình Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương ! (2) Hoàng Trung Trực đời línhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/ (3) Đồng đội cùng tháng nămhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ * CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG MƯỜI Hoàng Kim Bảo tồn và phát triển ON THIS DAY CNM365 Tình yêu cuộc sống Câu chuyện ảnh tháng Mườihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-muoi/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Cuộc đời nâng trang văn Lan tỏa niềm vui mới Lộc đời thêm tình thân Giếng ngọc mãi thanh xuân Người hiền gieo chí thiện Thung dung giữa đời thường An nhiên lời cảm mến. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/ Có một ngày như thế. Thầy bạn là lộc xuân. Hợp tác đào tạo tốt. Nơi ấy xa mà gần. Chúc mừng em vững bước Đi về phía bình minh Mừng những người hướng đạo Giúp em vượt chính mình. Thắp sáng một niềm tin Tỏa ngời như nắng ấm Ngày thước đo cố gắng Chúc mừng em thành công. Có một ngày như thế. Nỗ lực òa niềm vui. Chào lớp thầy cô trẻ. Thênh thang trên đường đời. Có một ngày như thế. Người thân bên mẹ hiền. Đời vui người trẻ lại. Lộc Vừng thắm đầy sân. Có một ngày như thế Giữa cuộc đời yêu thương Em đi tìm điều hay Tôi bày em việc tốt. Đời vui người trẻ lại Thoải mái bên bạn hiền Trường tôi thành điểm tựa Giấc mơ lành bay lên. Có một ngày như thế. Vui em nay thành công. Nụ cười tươi rạng rỡ. Ngày mỗi ngày trưởng thành. Phúc hậu và thực việc Tận tụy với nghề nông Thân thiết tình thầy bạn Chăm chút từng trang văn. Có một ngày như thế Đường xa về thăm Thầy Niềm vui ngời nét mặt Thầy trẻ lại vì vui. Ảnh đẹp và thật tươi Khoảnh khắc mà vĩnh cửu Thay bao lời muốn nói Học bởi hành hôm nay. Hoa Bình Minh Hoa Lúa CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG Hoàng Kim Theo Bernard Fall, ” tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.” Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Gi&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 6 tháng 10(06-10-2021) DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu. * Cười nhiều Giận ít Vui nhiều Lo ít Làm nhiều Nói ít Đi nhiều Ngồi ít Rau nhiều Thịt ít Chay nhiều Mặn ít Chua nhiều Ngọt ít Tắm nhiều Lười ít Thiện nhiều Tham ít * Phúc hậu và an nhiên Trái ý không nóng giận Thức ngủ cần hài hòa An lành môi trường sống Lao động và nghỉ ngơi Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày Bạn gieo lành gặt thiện Yêu thương trong tầm tay. * Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. * Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng * Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trải gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm * Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/ BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ 1 Bài thơ viên đá thời gian gọi Một tiếng kêu vang dội thấu trời Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi 2 Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”. 3 Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi. Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi. Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY Nói nhiều làm ít sợ chê cười. Cổ điển honda không biết chạy Canh tân blog viết đôi bài Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn Vô bờ biển HỌC dám đơn sai. Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm Nịnh vợ không quên việc trả bài An nhàn vô sự là tiên đấy Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi. 4 “Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại” Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa 5 Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh …’ Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân. 6 Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. 7 Xuân sớm Ngọc Phương Nam Yên Tử Trần Nhân Tông Ngày xuân đọc Trạng Trình Đào Duy Từ còn mãi 8 Nguyễn Du trăng huyền thoại Tô Đông Pha Tây Hồ Ngôi sao mai chân trời Thầy là nắng tháng Ba 9 Ngày mới bình minh an Ngày mới lời yêu thương Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày mới Ngọc cho đời CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*) Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. (*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948: Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.” Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng ‘Chuyện dài chưa đặt tên’ Phan Chi Thắng Ghi chép vày của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ: ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1) Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi: “Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô. Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”. Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn. Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu. Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi. Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên. Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống. Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ. Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối. Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già. Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế. Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy. Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo. Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai? Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường. Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô. Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc. Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời. Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô: – Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu. Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị. Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì. Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm. Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật. (Viết trong ngày giỗ cô) Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ. Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em. QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại! Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646) Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình. QUA SÔNG THƯƠNG Lưu Quang Vũ *Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau … Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng BẾN ĐỢI Nguyễn Tuyết Hạnh Mình về Bến đợi Nghe anh Con sông xưa cũ Bỗng Xanh Nhức lòng Gió đùa vạt nắng Đi rong Câu ca ai hát Uốn Cong Cả chiều Thôi thì lấy ít làm nhiều Giữa dòng chiếc bách Chở chiều Vào đêm… Ánh trăng buông dải lụa mềm Buộc mình hai đứa Một đêm Đá vàng… Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng “Dư âm” tiếng hát… * Mênh mang đất trời Ánh trăng xanh cõi xa vời Buộc mình hai đứa Một lời Tri âm…. * Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý ) Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online) Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”. Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở Xem tiếp >> Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021) DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10 QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/ Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước. CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.” Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian. HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc. THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương. Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời ! Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non. Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa. Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng. Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời. (*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ? Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“. Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài… Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 7 tháng 10(07-10-2021)
CHÀO NGÀY MỚI 7 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Sông Thương; Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm. Ngày 7 tháng 10 năm 1952, ngày sinh Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 ÷ 2008, 2012 ÷ 2016, 2018 ÷ 2022), thủ tướng Nga (2008 ÷ 2012). Ngày 7 tháng 10 năm 1885, ngày sinh Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (mất năm 1962). Bài viết chọn lọc: Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đồng đội cùng tháng năm; Nguyễn Du thơ chữ Hán; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Có một ngày như thế; Bài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-10/
Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấu hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …. 1) Thơ Nguyễn Trãi 2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim
TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:
Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn
Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.
Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… Trần Nhân Tông
TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Hoàng Kim Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên
Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi
Cư trần lạc đạo, Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài
An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …
LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử Đêm trắng và bình minh Khi nhớ miền đất thiêng Lại thương vùng trời thẳm
Đi đường thấu non cao Tầm nhìn ôm biển rộng Thương Nhân Tông Bảo Sái Đỉnh mây vờn Trúc Lâm Dạo chơi non nước Việt Non xanh bên bạn hiền Thung dung cùng cây cỏ Xuống núi thăm người quen.
ĐỒNG ĐỘI CÙNG THÁNG NĂM Kính anh Nguyễn Mạnh Đẩu Hoàng Kim Đọc “Vị tướng viết văn Tác giả Nguyễn Chí Tình Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu“. (1) Mà lặng người, rưng rưng nước mắt: “Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến
xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. . Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế: “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1)
Anh Hoàng Trung Trực đời lính, là anh trai em, Đồng đội thân của anh, cũng mười bảy tuổi lên đường Lớp anh trước, lớp em sau Em trong lứa sinh viên 1971 trang sách soi trang đời Thắp đèn lên đi em Nhớ vầng trăng ngọn lửa Xếp bút nghiên lên đường ra trận.
Tổ chiến đấu của em có bốn người Xuân và Chương nằm lại Trung với em về Trường sau chiến tranh Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên” Nhiều đồng đội em hóa đá.
Anh Tư Trực của em trở lại đời thường ‘Mảnh đạn trong người’ ‘Nhớ bạn’ ‘Bền chí’ ‘Hát ru con bằng khúc quân hành” ‘Đối thoại với Thiền sư‘ ;Trạng Trình” (2) Anh ấy làm ông già phúc hậu sau chiến tranh Chăm lo điều lành, việc lành cho bà con phường, quận Thật nhớ ngày anh lặn lội vào thăm Đồng đội cùng tháng năm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/ 3 Qua thơ của bạn Nguyên Hùng Kể về vị tướng giữa đời thường Anh và em bất ngờ kết nối Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em Thấu suốt mọi điều hay đồng đội Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn. 4 Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu là Người Sinh tử giữa chiến trường Đồng đội cùng tháng năm Biết mình và biết người Có ba dòng văn chương Văn chương ngọc cho đời. 5 “Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“ Tài liệu dẫn: (1) XIN KHOE MỘT CHÚT Nguyễn Mạnh Đẩu Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb. VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN (Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu) Tác giả Nguyễn Chí Tình Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần Khoác ba lô lên đường nhập ngũ Anh không nói văn chương. Đường hành quân lội suối băng rừng Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn Anh không nói văn chương. Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng Và vuốt mắt cho người đồng đội Anh không nói văn chương. Trong căn hầm chỉ huy Trước biết bao éo le căng thẳng Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm Anh không nói văn chương. Anh không nói văn chương Nhưng tất cả, còn đây tất cả Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu Để hôm nay Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy. Tất cả đang sống dậy Thành ngọn thác trào lên Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim Như cuộc đời bắt anh phải viết Như muôn người bắt anh phải viết Mà anh không cần biết Đó có là văn chương? Nhà thơ nào từng nói thế “Một cây chông” đánh Mỹ Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương Còn anh Anh đã đi biết mấy nẻo đường Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải Thì điều khác thường lại hóa đời thường: Anh đến với văn chương Để chẳng bao giờ hết được văn chương ! (2) Hoàng Trung Trực đời línhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/ (3) Đồng đội cùng tháng nămhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/dong-doi-cung-thang-nam/
* CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG MƯỜI Hoàng Kim Bảo tồn và phát triển ON THIS DAY CNM365 Tình yêu cuộc sống Câu chuyện ảnh tháng Mườihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-muoi/
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Cuộc đời nâng trang văn Lan tỏa niềm vui mới Lộc đời thêm tình thân Giếng ngọc mãi thanh xuân Người hiền gieo chí thiện Thung dung giữa đời thường An nhiên lời cảm mến.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/
Có một ngày như thế. Thầy bạn là lộc xuân. Hợp tác đào tạo tốt. Nơi ấy xa mà gần.
Chúc mừng em vững bước Đi về phía bình minh Mừng những người hướng đạo Giúp em vượt chính mình.
Thắp sáng một niềm tin Tỏa ngời như nắng ấm Ngày thước đo cố gắng Chúc mừng em thành công.
Có một ngày như thế. Nỗ lực òa niềm vui. Chào lớp thầy cô trẻ. Thênh thang trên đường đời.
Có một ngày như thế. Người thân bên mẹ hiền. Đời vui người trẻ lại. Lộc Vừng thắm đầy sân.
Có một ngày như thế Giữa cuộc đời yêu thương Em đi tìm điều hay Tôi bày em việc tốt.
Đời vui người trẻ lại Thoải mái bên bạn hiền Trường tôi thành điểm tựa Giấc mơ lành bay lên.
Có một ngày như thế. Vui em nay thành công. Nụ cười tươi rạng rỡ. Ngày mỗi ngày trưởng thành.
Phúc hậu và thực việc Tận tụy với nghề nông Thân thiết tình thầy bạn Chăm chút từng trang văn.
Có một ngày như thế Đường xa về thăm Thầy Niềm vui ngời nét mặt Thầy trẻ lại vì vui.
Ảnh đẹp và thật tươi Khoảnh khắc mà vĩnh cửu Thay bao lời muốn nói Học bởi hành hôm nay.
CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG Hoàng Kim
Theo Bernard Fall, ” tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.”
Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Gi&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 6 tháng 10(06-10-2021) DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu. * Cười nhiều Giận ít Vui nhiều Lo ít Làm nhiều Nói ít Đi nhiều Ngồi ít Rau nhiều Thịt ít Chay nhiều Mặn ít Chua nhiều Ngọt ít Tắm nhiều Lười ít Thiện nhiều Tham ít * Phúc hậu và an nhiên Trái ý không nóng giận Thức ngủ cần hài hòa An lành môi trường sống Lao động và nghỉ ngơi Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày Bạn gieo lành gặt thiện Yêu thương trong tầm tay. * Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. * Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng * Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trải gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm * Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/ BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ 1 Bài thơ viên đá thời gian gọi Một tiếng kêu vang dội thấu trời Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi 2 Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”. 3 Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi. Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi. Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY Nói nhiều làm ít sợ chê cười. Cổ điển honda không biết chạy Canh tân blog viết đôi bài Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn Vô bờ biển HỌC dám đơn sai. Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm Nịnh vợ không quên việc trả bài An nhàn vô sự là tiên đấy Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi. 4 “Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại” Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa 5 Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh …’ Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân. 6 Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. 7 Xuân sớm Ngọc Phương Nam Yên Tử Trần Nhân Tông Ngày xuân đọc Trạng Trình Đào Duy Từ còn mãi 8 Nguyễn Du trăng huyền thoại Tô Đông Pha Tây Hồ Ngôi sao mai chân trời Thầy là nắng tháng Ba 9 Ngày mới bình minh an Ngày mới lời yêu thương Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày mới Ngọc cho đời CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*) Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. (*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948: Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.” Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng ‘Chuyện dài chưa đặt tên’ Phan Chi Thắng Ghi chép vày của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ: ” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1) Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi: “Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô. Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”. Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn. Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu. Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi. Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên. Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống. Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ. Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối. Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già. Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế. Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy. Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo. Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai? Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường. Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô. Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc. Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời. Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô: – Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu. Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị. Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì. Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm. Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân. Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa. Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật. (Viết trong ngày giỗ cô) Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ. Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/ SÔNG THƯƠNG Hoàng Kim Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em. QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại! Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646) Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình. QUA SÔNG THƯƠNG Lưu Quang Vũ *Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau … Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng BẾN ĐỢI Nguyễn Tuyết Hạnh Mình về Bến đợi Nghe anh Con sông xưa cũ Bỗng Xanh Nhức lòng Gió đùa vạt nắng Đi rong Câu ca ai hát Uốn Cong Cả chiều Thôi thì lấy ít làm nhiều Giữa dòng chiếc bách Chở chiều Vào đêm… Ánh trăng buông dải lụa mềm Buộc mình hai đứa Một đêm Đá vàng… Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng “Dư âm” tiếng hát… * Mênh mang đất trời Ánh trăng xanh cõi xa vời Buộc mình hai đứa Một lời Tri âm…. * Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý ) Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online) Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”. Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở Xem tiếp >> Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021) DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10 QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/ Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước. CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.” Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian. HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc. THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương. Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời ! Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non. Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa. Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng. Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời. (*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ? Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“. Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài… Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 6 tháng 10(06-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 6 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Bài thơ Viên đá Thời gian; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Ngày 6 tháng 10 năm 1942 là ngày sinh của Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam, mất năm 1988. Ngày 6 tháng 10 năm 1887 là ngày sinh Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam, mất năm 1959. Ngày 6 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác.Sự kiện này là bước ngoặt quyết định thay đổi vận mệnh Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông mất, đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 6 tháng 10: Bài thơ Viên đá Thời gian; Bài đồng dao huyền thoại; Sông Thương; Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc; Bài học Phủ Khai Phong; Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim; Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-10/
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim
Người trồng cây hạnh người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ Cha kính Mẹ ấy là chân tu. * Cười nhiều Giận ít Vui nhiều Lo ít Làm nhiều Nói ít Đi nhiều Ngồi ít Rau nhiều Thịt ít Chay nhiều Mặn ít Chua nhiều Ngọt ít Tắm nhiều Lười ít Thiện nhiều Tham ít * Phúc hậu và an nhiên Trái ý không nóng giận Thức ngủ cần hài hòa An lành môi trường sống Lao động và nghỉ ngơi Chín điều lành hạnh phúc Minh triết cho mỗi ngày Bạn gieo lành gặt thiện Yêu thương trong tầm tay. *
Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. * Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon, lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng * Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.
Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trải gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm Xuân mai nở nắng vàng ươm * Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim
Anh Phan Chí Thắng từ Hà Nội đã tìm đến thăm chúng tôi ở Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh. Hoàng Kim đã nối vần thơ anh Phan Chí Thắng và chép lại bài thơ viên đá thời gian: ” Hình như gặp lại mới hương / Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa / Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình/ . Đêm dài xoè một bình minh / Hoa NgườiHoa ĐấtÂn tìnhSớm Xuân. Sau một thời gian, hôm nay, (ngày 29 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ cha tôi. Cụ mất vì bom Mỹ năm 1968), anh Phan Chí Thắng gọi điện và gửi cho tôi lưu thêm một số hình ảnh tư liệu cá nhân. Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại này được lưu lại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/
Bài thơ viên đá thời gian gọi Một tiếng kêu vang dội thấu trời Tháng năm thoáng chốc nhìn trở lại Hạc tùng thảng thốt nắng lên hơi
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.
Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi. Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi. Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY Nói nhiều làm ít sợ chê cười.
Cổ điển honda không biết chạy Canh tân blog viết đôi bài Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn Vô bờ biển HỌC dám đơn sai. Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm Nịnh vợ không quên việc trả bài An nhàn vô sự là tiên đấy Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.
“Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng Ngắm ảnhNgắm dấu chân thời gian Ngày mới “Năm mươi năm nhớ lại” Khát khao xanhTỉnh thứcĐợi mưa
5 Ta tìm gặp bạn đường xa Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình Đêm dài xoè một bình minh …’ Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Xuân. 6 Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. 7
Xuân sớm Ngọc Phương Nam Yên Tử Trần Nhân Tông Ngày xuân đọc Trạng Trình Đào Duy Từ còn mãi 8 Nguyễn Du trăng huyền thoại Tô Đông Pha Tây Hồ Ngôi sao mai chân trời Thầy là nắng tháng Ba 9 Ngày mới bình minh an Ngày mới lời yêu thương Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày mới Ngọc cho đời
CHUYỆN ANH PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)
Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.
(*) anh Phan Chi Thắng ngày 4 tháng 8 năm 2020 viết· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:
Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.” Tôi lưu một số ghi chép của anh Phan Chí Thắng
‘Chuyện dài chưa đặt tên’ Phan Chi Thắng Ghi chép vày của Hoàng Kim nhằm tìm lại những ký ức riêng để thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin phép anh Phan Chi Thắng được chia sẻ:
” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.
Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.
Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)
Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)
Anh Phan Chí Thắng kể với chúng tôi: “Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.
Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.
Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.
Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.
Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.
Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.
Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.
Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.
Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.
Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.
Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.
Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.
Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.
Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?
Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.
Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.
Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.
Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.
Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:
– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.
Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.
Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.
Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.
Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.
Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.
Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.
Hôm nay giỗ cụ ngoại cu Bi cu Tí cu Bun – cụ Trần Quý Kiên. Cụ Kiên từng là thủ trưởng của cụ Vũ Kỳ nên sinh thời cụ Kỳ hay mời gia đình cụ Kiên vào Phủ Chủ tịch trò chuyện nhân dịp lễ nào đó.Trong ảnh là cụ bà Lê Thị Tấn cùng con cháu (không đầy đủ) chụp lưu niệm cùng cụ Vũ Kỳ ngày 3/9/1978. Hồi đó vẫn coi ngày 3/9 là ngày Cụ Hồ mất. Trong ảnh tôi ngồi hàng trên rìa phải cạnh con gái, bà xã tất nhiên ngồi hàng đầu cạnh mẹ. Cụ Kỳ, cụ Tấn nay đã ở thế giới người hiền cùng cụ Kiên. Con cháu thắp hương cho cụ Kiên, đồng tưởng nhớ các cụ.
Bài thơ Viên đá Thời gianhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/
Ta chưa về lại sông Thương ghé thăm bến đợi hoàng hôn trời chiều Sông Cầu nước chảy trong veo Ngại chi chí thạnh cách đèo sông ngăn. Ước Trời chở gió vào Nam chở mây ra Bắc để làm thành mưa. Biển trời cá nước duyên ưa kể chi bến đợi sông chờ hỡi em.
QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ Hoàng Kim
Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng
Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi
Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!
Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui
Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời
Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
Tôi có hai bài thơ về Sông Thương . Một bài thơ “Qua sông Thương gửi về bến nhớ” của tuổi trẻ và một bài thơ “Sông Thương” của lòng mình thao thiết chảy. Đó là sông Thương của cuộc đời của giấc mơ xanh. Đến với sông Thương, tôi lưu thêm năm bài thơ ‘Qua sông Thương’ của Lưu Quang Vũ, “Bến Đợi” của Nguyễn Tuyết Hạnh, “Nắng được thì cứ nắng” của cụ Phan Khôi, “Cưỡi lừa qua cầu con” của cụ Hoàng Thừ Ngạn” với bài “Phan Khôi nắng được thì cứ nắng ” của chính mình.
*Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt
Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau …
Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng
Mình về Bến đợi Nghe anh Con sông xưa cũ Bỗng Xanh Nhức lòng Gió đùa vạt nắng Đi rong Câu ca ai hát Uốn Cong Cả chiều Thôi thì lấy ít làm nhiều Giữa dòng chiếc bách Chở chiều Vào đêm… Ánh trăng buông dải lụa mềm Buộc mình hai đứa Một đêm Đá vàng… Chẳng đành mọi sự nhỡ nhàng “Dư âm” tiếng hát… * Mênh mang đất trời Ánh trăng xanh cõi xa vời Buộc mình hai đứa Một lời Tri âm….
* Bài hát Dư âm ( NS Nguyễn Văn Tý ) Cu Phan Khôi là “ngự sử văn đàn Việt“, nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam. Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887, mất ngày 16 tháng 1 năm 1959, là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nắng được thì cứ nắng“. “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “. Nguyễn Tuyết Hạnh là cô cháu ngoại xinh đẹp tài hoa của nhà triết học Việt, tác giả của bài thơ quý “Bến Đợi” và nhiều ảnh đẹp, tôi chưa gặp bao giờ. Tôi dạo chơi cùng bạn ở chùa Thanh Lương ngắm hoa dâm bụt nở tuyệt đẹp bên hoa vô ưu, nhớ bức ảnh “Hoa Dâm Bụt tím đêm”, Tôi chợt liên tưởng tới bài thơ hay của cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.” Tôi lưu lại bài thơ không nỡ quên
NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online)
Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông…, và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời “ngày hai buổi đến trường”.
Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào?
Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn…nhưng hễ xuống phà là lại trở Xem tiếp >> Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021) DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10 QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/ Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước. CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.” Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe “Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian. HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc. THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương. Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời ! Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non. Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa. Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng. Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời. (*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ? Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“. Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài… Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 5 tháng 10(05-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 5 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ngày 29 tháng 9 năm 2011 là ngày mất của Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò nhà giáo. Ngày 5 tháng 10 là Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài viết và hình ảnh tuyển chọn ngày 5 tháng 10: Quả táo Apple Steve Jobs; Hoàng Gia Cương thơ hiền; Đối thoại nền văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài ca yêu thương; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-10
QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS Hoàng Kim Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/
Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này. Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới. Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs. Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.
CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt
Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp “Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện. Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học? Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi. Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học. Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm. Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu. Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay. Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi. Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu. Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời. Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời. Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Câu chuyện thứ ba là về cái chết. Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi. Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim. Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt. Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại. Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn. Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ. Steven Jobs” Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.
CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”.
Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.”
Ngày 3 tháng 8 năm 2018, với việc đạt giá trị vốn hóa một nghìn tỷ USD, Apple trở thành công ty đại chúng nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới; Giá trị của Apple hiện nay đã lớn hơn GDP của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina (theo số liệu của CIA); Trong năm tài khóa 2019, doanh thu Apple đạt 260,2 tỷ USD, gần bằng GDP Việt Nam, theo Axios; so với Alphabet đạt 161,19 tỷ USD, gần bằng GDP Ukraine; Facebook đạt 70,7 tỷ USD, tương đương GDP của Venezuela. Quả táo Apple Steve Jobs là niềm tự hào của nước Mỹ và nhân loại. Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao.
HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng: “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” Tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo. Hoàng Kim tạm dịch thơ Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mời Mở toang cánh cửa đất trời Ong say làm mật bồi hồi bên hoa, Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh, Hoa xuân của tiết Thanh Minh Chúng ta trồng táo gieo lành phước duyên. Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em. Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’. Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe
“Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers
Quả táo Apple Steve Jobs là Bài ca thời gian.
HOÀNG GIA CƯƠNG THƠ HIỀN Hoàng Kim Nhà thơ Hoàng Gia Cương có các tác phẩm chính: Thơ 1) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; 2) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 3) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. 4) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 5) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 7) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 8) Truyện ký rãi rác nhiều năm. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Tôi không phải là người bình thơ, chỉ xin lưu đôi điều tâm đắc.
THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim cảm nhận thơ Hoàng Gia Cương
Hay từ bài tuyển đầu tiên, Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian, Lạ thay thi tứ nồng nàn, Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.
Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !
Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai, Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành, Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.
Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.
Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.
Thời gian lắng đọng người hiền. Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời.
(*) Những chữ in đậm là tuyển chọn các bài tôi thích nhất trong tập thơ Theo dòng thời gian của nhà thơ Hoàng Gia Cương
NGỌC TRAI BÉ ÔNG TÔI Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội. Trong các tác phẩm nêu trên, tôi thích nhất là tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, ” “Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (Hoàng Gia Cương)“. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa. Đọc sách, tôi lật xem trang đầu và trang cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng? Tô Hoài sao chẳng vẽ?
Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.
Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.
Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.
Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.
Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…
Xem tiếp >> Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021) DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10 BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân. VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông. VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;… Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938); VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN “Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”. Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”. Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh! Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.” Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực. Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội. Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)… VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình. Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ. Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta. Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước. Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi” Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân. Hoàng Kim Tư liệu Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ Thơ yêu thích VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94. Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu. Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên). Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước. Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng. Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ. Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại. Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách. Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục? “Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 4 tháng 10(04-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 4 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBan mai đứng trước biển;Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Ngày 4 tháng 10 năm 2013 là ngày mất Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị kiệt xuất Việt Nam (sinh năm 1911). Ngày 4 tháng 10 năm 1966 ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966); Ngày 4 tháng 10 Ngày Động vật thế giới; Ngày Phòng cháy, chữa cháy Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 10: Ban mai đứng trước biển; Vị tướng của lòng dân; Nếp nhà đẹp văn hóa; Có ba dòng văn chương; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong vàhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-10
BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim
Ban mai đứng trước biển Đảo Yến trong mắt ai Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân.
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân. Người dĩ công vi thượng, biết người biết mình, dám đánh và biết đánh thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có những câu nói bất hủ:“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”; “Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”; “Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”; “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”; “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”; “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”; “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó” Cuộc đời Người là 103 mùa xuân huyền thoại, còn mãi với non sông.
VÕ NGUYÊN GIÁP 103 MÙA XUÂN HUYỀN THỌAI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 4 tháng 10 năm 2013, lúc 18 giờ 9 phút và an táng ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ (nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2013) tại mũi Rồng- đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trãi cuộc trường chinh thế kỷ với 103 mùa xuân huyền thoại, là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946– 1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đã trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), Chiến dịch Biên giới (thu đông năm 1950), Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950), Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951, Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951), Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951), Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952), Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch đường Chín Nam Lào (1971), Chiến dịch Trị Thiên – Huế (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nhiều tài liệu lịch sử gần đây từ hai phía đã soi thấu những góc khuất, càng thể hiện tài năng kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong suốt Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Sau khi Việt Nam thống nhất, đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1980 nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1982 và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1991, đại tướng nghỉ hưu ở tuổi 80. Thời gian cuối đời, đại tướng vẫn quan tâm đến những vấn đề cơ bản và cấp bách của đất nước, với một loạt những tác phẩm, kiến nghị, đề xuất còn mãi với thời gian như: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi; Để cho khoa học thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, Đổi mới, tiếp tục đổi mới, dân chủ, dân chủ hơn nữa, nâng cao trí tuệ, đoàn kết tiến lên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đổi mới nền giáo dục và đào tạo Việt Nam; yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18; gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản; đề nghị dừng chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu; viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạm dừng Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì lý do an ninh quốc gia và môi trường; đúc kết Tổng tập Võ Nguyên Giáp;…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm chính: Tổng tập Võ Nguyên Giáp (2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
VÕ NGUYÊN GIÁP VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN
“Văn lo vận nước Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hoá Văn”. Đó là đôi câu đối của cụ Hồ Cơ trên 90 tuổi, từng là Hiệu trưởng trường Trung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nay sống ở phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, khái quát tài năng, đức độ của vị Đại tướng huyền thoại, đăng trong bài” Một câu đối – Một đời người ” của VOV. Sự ra đi của Võ Đại tướng đã mở đầu cho những giá trị mới của cuộc sống như một câu đối khác cũng của nhà giáo Hồ Cơ ngưỡng vọng Người: “Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng/ Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”.
Nhà văn Sơn Tùng có bức trướng: “Võ nghiệp dẹp xong ba đế quốc/ Văn tài xây đắp một nhà chung/ Võ Văn minh đạo chân Nguyên Giáp/ Nhật nguyệt vô thường một sắc không”.
Bộ Nội vụ tặng Đại tướng đôi lộc bình trên đó có ghi đôi câu đối mang ý nghĩa sâu xa : “Tâm sáng Đảng tin, đời trường thọ/ Trí cao Dân mến, sử lưu danh.” mà tài liệu Soha.vn đã trích dẫn. Nhiều bài thơ văn nhạc viết về Người và đồng đội “Lính Cụ Hồ” theo chân Người. Nhà thơ Hoàng Gia Cương viết
Mãi mãi là Anh Kính tặng anh Văn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Anh đã là Anh – mãi mãi Anh Người Anh của lớp lớp hùng binh Song toàn văn võ, thông kim cổ Vững chí bền gan đạp thác ghềnh!
Nhiều người ứa nước mắt xúc động tiễn Bác Giáp về cõi vĩnh hằng và thấm thía lời nói của Người về lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân:”Có lòng dân là có tất cả”.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, đại tá tiến sĩ Vũ Tang Bồng đúc kết: “MÃI LÀ ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN. Ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân, được cả dân tộc ngưỡng mộ, đã qua đời. Là người có may mắn được gặp và giúp việc cho Đại tướng trong một số lần, trong 5 năm qua, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại tướng, tôi thường đọc lại những bài viết, hình ảnh trên báo chí những ngày ấy, và lần nào tôi cũng không kìm nổi lòng mình. Tôi còn nhớ, ngay sau khi biết tin Đại tướng từ trần, anh Hoàng Anh, một họa sĩ trẻ đã sáng tác poster “Chào đồng bào, tôi đi” và được Báo Lao động sử dụng làm tranh bìa trong số báo ra ngày 5-10-2013. Đúng 45 phút sau, poster đó được đưa lên Facebook và lập tức gây được sự chú ý đặc biệt. Poster “Chào đồng bào, tôi đi” của người họa sĩ trẻ gây được hiệu ứng lay động bởi hình ảnh của Đại tướng rất giản dị với nụ cười thanh thản. Câu chữ trên poster cũng rất độc đáo với hai chữ “đồng bào”, mà sinh thời Bác Hồ rất thường dùng với nghĩa kêu gọi, gắn kết cội nguồn thân thương, ruột thịt. Poster ấy đã khiến mọi người khi xem đều xúc động mạnh mẽ. Nó cho thấy sự cống hiến và thanh thản của Đại tướng lúc còn sống, cũng như khi về với tổ tiên.” “Qua hồi ức của các tướng lĩnh và qua các tác phẩm quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong suốt cuộc đời cầm quân, Đại tướng không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất cứ giá nào, hoặc phải trả bằng cái giá quá đắt xương máu của cán bộ, chiến sĩ, do những quyết định tùy tiện, hoặc thiếu thận trọng gây nên. Đừng nghĩ Đại tướng “sợ” hy sinh xương máu, hay thiếu tinh thần cách mạng tiến công! Không, hoàn toàn không! Đại tướng chưa bao giờ nhân danh việc thực hành quan điểm, cách mạng tiến công để đưa ra những mệnh lệnh chủ quan, gây thương vong nghiêm trọng cho bộ đội. Nguyên tắc bất di bất dịch trong chỉ huy và chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đại tướng là: Tầm cao mỗi chiến thắng phải tỷ lệ nghịch với tổng số tử sĩ, thương binh trong chiến thắng ấy. Là một vĩ nhân, một vị tướng huyền thoại, một nhà văn hóa lớn, nên ngay cả sau khi đã nghỉ hưu, hằng ngày Đại tướng vẫn đón nhiều đoàn khách đến thăm hỏi, làm việc, gồm khách quốc tế, khách ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể…, nhưng Đại tướng luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho các đoàn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, trong đó nhiều đoàn không có lịch trước. Ông luôn dặn các cán bộ giúp việc tìm mọi cách bố trí để Ông có thể gặp được đồng bào, dù chỉ trong ít phút. Nhiều lần, Đại tướng phải xin lỗi các đoàn khách quan trọng, hoặc tranh thủ thời gian giải lao giữa các buổi làm việc để tiếp nhân dân. Những lời ân cần thăm hỏi, dặn dò, nhắc nhở, động viên của Đại tướng khiến đồng bào rất xúc động. Đại tướng cũng luôn nhắc các đồng chí giúp việc chụp ảnh kỷ niệm với bà con dưới gốc cây muỗm cổ thụ trong vườn; sau khi có ảnh thì gửi tặng ngay cho bà con. Đại tướng luôn chinh phục người khác bằng cách ứng xử tự nhiên và bằng tình cảm chân thành. Được chứng kiến lòng dân trong những ngày diễn ra lễ tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ, cả dân tộc đã cùng xích lại gần nhau trong nỗi đau chung. Nhìn dòng người vào viếng Đại tướng trong những ngày đầu tháng 10-2013 cứ ngày một dài thêm, có thể thấy, không thước đo nào bằng thước đo lòng dân. Hàng triệu người dân từ già đến trẻ ở khắp mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng, nông thôn, hải đảo đã vượt mọi khó khăn, xa xôi, vất vả, lặng lẽ, kính cẩn xếp hàng ở khu vực nhà riêng của Đại tướng và Nhà tang lễ quốc gia, chờ đến lượt vào viếng vị anh hùng, đã cho thấy cả dân tộc nắm tay nhau kết thành một khối thống nhất; qua đó, tinh thần dân tộc trong mỗi người Việt Nam càng được khơi dậy, phát huy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa, nhưng vẫn mãi là Người Anh Cả của Quân đội, Đại tướng của nhân dân, là ngọn lửa không bao giờ tắt, là nguồn cảm hứng sống và cống hiến của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.”
Bác Giáp là vị tướng của lòng dân mà hầu như ai cũng yêu kính rất mực.
Gia đình tôi cũng vậy. Buổi tối về nhà, nghe tin Bác Giáp mất, chúng tôi đã dừng hết mọi việc để lên thắp hương trên bàn thờ Cha Mẹ để tưởng nhớ Người và tưởng nhớ Bác Giáp. Bài viết này vào lúc một giờ khuya và nối tiếp vào sáng hôm sau. Cha tôi sinh năm 1913 nhỏ hơn Bác Giáp ba tuổi, bị máy bay Mỹ bắn chết năm 1968 vào ngày 29 tháng 8 âm lịch, trước Bác Giáp mất (30/8 al) một ngày. Sinh thời cha tôi là lính Vệ Quốc Đoàn cùng tiểu đội với bác Lê Văn Tri sau này là Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân. Anh trai tôi là Hoàng Trung Trực và tôi sau này cũng đều tham gia quân đội. Cha vợ tôi, cụ Nguyễn Đức Hà 91 tuổi ở Đức Long, Phan Thiết, nghe tin Bác Giáp mất, cụ đã đi xe đò từ lúc 2 giờ khuya để mờ sáng kịp vào Đồng Nai cùng con cháu đi viếng Bác. Cụ là chiến sĩ quân báo của đơn vị 415 ban 2 trung đoàn anh hùng 812 tỉnh đội Bình Thuận. Cụ đã bị lao tù hai lần và chỉ được ra khỏi tù khi bộ đội vào giải phóng lao xá năm 1975. Cụ đã rất xúc động khi viết vào sổ tang của người anh Cả quân đội.
Tôi lần đầu tiên và dường như duy nhất trong đời đeo huân chương đi viếng Bác. Giáo sư Nhật Kazuo Kawano một người thân của gia đình sắn Việt Nam, người Thầy danh tiếng này đã xúc động viết về bác Giáp :”Mười năm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp chọn tạo giống sắn của tôi từ những năm 1990 và nay gặp lại họ trong chuyến đi này đã hoàn toàn thay đổi sự đánh giá của tôi về Việt Nam. Bằng chứng trong hàng loạt các báo cáo của tôi ở đây, thì họ thật siêng năng, sâu sắc, chu đáo và dường như không biết mệt mỏi để noi theo gương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp“.(My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap …”. In: Cassava and Vietnam: Now and Then)…
VÕ NGUYÊN GIÁP CÒN MÃI VỚI NON SÔNG “Phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”, câu nói này của thượng tướng Trần Văn Trà thật minh triết và thật ám ảnh. Bài viết của Lê Mai ‘Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà’, tôi thường đọc lại. Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Ngày 20 tháng 4 năm 1996 là ngày mất của Thượng tướng Trần Văn Trà (1919-1996).“Ra đi hai bàn tay trắng. Trở về một dải giang san. “Trăng xưa, hạc cũ”, dòng sông lặng. Mây nước yên bình, thiên mã thăng”. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Võ Nguyên Giáp là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và càng lớn hơn trong tâm thức những người sống cùng thời với ông. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là một tấm gương phản chiếu của gần trọn thế kỷ XX, thế kỹ dữ dội nhất và cũng bi hùng nhất của dân tộc Việt Nam.” John Kennedy phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã viết bài “Trí tuệ bậc Thầy” đăng trên tạp chí George tháng 11 năm 1998, bản tiếng Việt trong sách Hữu Mai 2011 “Không là huyền thoại” (tái bản lần thứ tư) trang 564-569. John Kennedy đã viết: “Giáp từng nói: Chúng ta sẽ đánh bại địch ngay lúc chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất, nhiều hi vọng chiến thắng nhất. Bởi vì tất cả sức mạnh đó sẽ làm thành áp lực nặng nề cho địch” Bởi vậy ông chiến đấu theo cách của riêng ông, không theo kiểu của người Mỹ , giao chiến với địch ngay tại nơi và ngay khi địch ít ngờ tới nhất. Ông đã huy động tất cả mọi người tham gia cuộc chiến, làm cho lính Mỹ xa nhà hàng ngàn dặm, không bao giờ có thể cảm thấy an toàn. Ông đã duy trì cuộc chiến đấu dai dẵng, làm cho nguồn lực và nhuệ khí của địch cạn kiệt, trong khi phong trào phản chiến ở Mỹ bùng phát“. Đó là một cách lý giải về nghệ thuật chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ mà tướng Giáp là trí tuệ bậc Thầy. Trần Đăng Khoa kể về một ông già bản mà nhà thơ đã gặp trên đường vào Mường Phăng. Ông già hồ hởi: ” Chuyện Đại tướng chứ gì? Đại tướng thì tôi biết. Tôi cũng đã mấy lần gặp Đại tướng rồi. Vùng này là quê của Đại tướng đấy. Năm nọ Đại tướng có về quê. Đại tướng nói chuyện với đồng bào bằng tiếng dân tộc. Đại tướng là già làng của chúng tôi đấy. Nhà Đại tướng ở chỗ kia kìa…” Nói rồi, ông già chỉ lên núi Mường Phăng. Một dải rừng xanh um giữa mênh mông đồi trọc. Ở Điện Biên và cả mấy vùng lân cận, rừng cơ bản đã bị phá xong. Nửa đêm, tôi còn thấy những dải lửa cháy rừng rực vắt giữa lưng chừng trời. Đồng bào đốt nương đấy. Chẳng còn cách nào ngăn được. Đói thì phải phá rừng. Rừng núi nhiều nơi đã trơ trụi, nhưng Mường Phăng thì vẫn um tùm rậm rạp như rừng nguyên sinh. Tôi đã đi dưới những tầng cây ấy, nghe chim rừng hót ríu ran. Một làn suối âm thanh trong trẻo và mát rượi rót xuống từ lưng chừng trời. Không một rảnh cây nào bị chặt phá hay bị bẻ gẫy. Ở đây, người dân còn đói cơm, thiếu mặc, nhưng họ vẫn nâng niu gìn giữ khu rừng. Họ tự đặt tên cho khu rừng là “Rừng Đại tướng”. Đấy là ngôi đền thiêng, ngôi đền xanh thiên nhiên mà người dân đã tự lập để thờ ông. Đối với vị tướng trận, đó là hạnh phúc lớn. Một hạnh phúc mà không phải ai cũng có được trong cõi trần này…“ Bác Giáp từng khoác áo dân sự, như ảnh chụp và lời ông Đoàn Sự nguồn VOA, nhưng dường như ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam, và những quyết sách quan trọng nhất về bảo tồn phát triển quốc gia còn bị chi phối bởi nhiều mối tương quan, tầm nhìn khác. Chiến tranh đã qua lâu, đã có cả núi sách của phương Tây và Việt Nam viết về cuộc chiến này với nhiều nghiên cứu công phu về đánh giá thời cuộc. Sự khai sinh của nước Việt Nam mới và cuộc chiến giành độc lập thống nhất Tổ quốc gắn liền với tên tuổi của Võ Nguyên Giáp, con người đã sống chết trung hiếu với đất nước mình.
Bài viết này là nén tâm hương tưởng nhớ.
Võ Nguyên Giáp còn mãi với non sông. Vị tướng của lòng dân.
Hoàng Kim Ghi chú và trích dẫn
VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN Hoàng Kim
Hôm nay ngày Chín tháng Chín Quý Tỵ. Bác Văn ơi thành kính tiễn Người “Cái tôi hoàn lại đất trời Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh” Bác về vùng đất địa linh Mũi Rồng Đảo Yến, Quảng Bình quê ta.
Người là Võ Đại Thánh Hộ Quốc Đại Tướng Quân Ở chính đạo Trung tâm Hoành Sơn Linh Giang Đèo Ngang gánh hai đầu Đất Nước.
Người về gặp các bậc chí nhân Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh, … Thanh thản giấc muôn đời. “Tôi bình đẳng với những người lính của tôi”
Lớp lớp cháu con thành kính tiễn biệt Người Lớp lớp cháu con noi gương Người ra chiến hào cầm súng. Đất nước bình yên lại trở về đời thường cầm bút cầm cày trong yêu thương, thanh thản. Gìn giữ “non sông muôn thuở vững âu vàng“. Tiễn biệt Người, vị tướng của lòng dân.
Chùm ảnh gia đình cùng nhân dân cả nước tiễn biệt Đại tướng
Báo Tuổi Trẻ ngày 13.10 Nhân dân khóc tướng Võ, đất nước tiễn anh Văn
Báo Tiin (Theo: Quân đội nhân dân) trực tiếp lễ viếng
Báo Dân Trí: Lễ viếng Đại tướng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt 1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp 2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy 3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam 4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học 5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự 6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại 7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm 8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968 9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân 10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ
VỊ TƯỚNG GIÀ Tiễn biệt Người, vị đại tướng của nhân dân. Anh Ngọc 94.
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu. Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa. Ông ngồi giữa thời gian vây bủa. Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình. Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh. Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy. Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy. Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù. Trong góc vườn mùa thu. Cây lá cũng như ông lặng lẽ. Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ. Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây. Ông ra đi Và… Ông đã về đây. Đời là cuộc hành trình khép kín. Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến. Là một trời nhớ nhớ với quên quên. Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên. Cõi nhân thế mây bay và gió thổi. Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi. Đi về miền cát bụi phía trời xa. Ru giấc mơ của vị tướng già. Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở. Một chân Ông đã đặt vào lịch sử. Một chân còn vương vấn với mùa thu.
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn
Võ Nguyên Giáp trong mắt Trần Văn Trà Lê Văn
Báo chí cho hay, đến nay ở VN và trên thế giới đã có tới 120 cuốn sách, không kể vô số những bài báo, bài nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp. Có một nghịch lý, hình như những sự kiện lịch sử, những yếu nhân lịch sử của VN lại được các tác giả nước ngoài nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn là các tác giả trong nước. Vì sao vậy? Ta mà chưa hiểu hết ta. Và ta thường hay tự ca ngợi mình: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta” (Chế Lan Viên).
Nhưng nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp thì rõ ràng chưa đủ, càng không thể đầy đủ nếu chỉ căn cứ vào sách báo trong nước. Như nhiều người khác, tôi cũng có một số cuốn sách về Võ Nguyên Giáp, tỷ như Võ Nguyên Giáp của Geogres Boudarel, nhà sử học Pháp; Chiến thắng bằng mọi giá của Celcil B.Currey, một sử gia quân sự Hoa Kỳ; Võ Nguyên Giáp – một sự đánh giá của Peter MacDonald, sử gia quân sự người Anh và tất nhiên – còn nhiều cuốn sách khác của các tác giả trong nước.
Sách của các tác giả nước ngoài nhìn chung khách quan, có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc con người, tài năng và sự nghiệp của tướng Giáp. Họ lưu ý đến nhiều vấn đề, nhiều chi tiết có khi rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn. Họ quan tâm đủ mọi thứ. Tuy nhiên, chưa thể coi các cuốn sách ấy đã là đầy đủ, hoàn hảo về Võ Nguyên Giáp. Chắc rằng thời gian tới sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp – nhất là khi ông đã về cõi vĩnh hằng.
Mong ước nghiên cứu đầy đủ, khách quan về Võ Nguyên Giáp là mong ước cháy bỏng của tướng Trần Văn Trà. Ông là một danh tướng cùng thời với Võ Nguyên Giáp, là cấp dưới của ông Giáp. Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, địa bàn chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến với người Mỹ. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn quân sự của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liêp hiệp quân sự bốn bên, Sài Gòn. Sau ngày 30.4.1975, có một thời gian ông là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ba ông “họ Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng là ba nhân vật lừng danh một thời vang bóng tại Sài Gòn cũng như miền đất Nam Bộ.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Văn Trà: Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng, mới xuất bản được Tập 1: Hòa hay chiếntranh và Tập 5: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Nghe nói, Lê Đức Thọ phán, cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối, sách bị thu hồi nhưng nay đã được in lại.
Tháng 3.1992, tướng Trà đồng ý trả lời phỏng vấn của Nhật Hoa Khanh – tác giả Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, về nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Nhật Hoa Khanh – nhà nghiên cứu lịch sử VN hiện đại rất đặc sắc, đã công bố nhiều bài nghiên cứu rất có giá trị, hấp dẫn.
Bài trả lời phỏng vấn của Trần Văn Trà về Võ Nguyên Giáp có nhiều luận điểm cực kỳ sâu sắc, gợi lên cho giới nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Võ Nguyên Giáp hiện lên trong mắt Trần Văn Trà đầy tài năng và nhân cách.
Nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà cho rằng “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm” – bốn chữ “thật” rất đắt giá trong cách diễn đạt. Đã nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp là phải “thật công khai”: công khai tư liệu, công khai quan điểm, công khai sự kiện; công khai trong nước, ngoài nước. “Thật công phu” vì với một trí tuệ bậc thầy, siêu việt như Võ Nguyên Giáp, nếu nghiên cứu một cách hời hợt, bề ngoài, không đi sâu vào bản chất, vào quy luật, không hiểu được những nước cờ quân sự thiên tài của ông, không rút ra được các bài học thì làm sao thuyết phục?
“Thật công bằng” nghe qua tưởng đơn giản nhưng khó làm sao! Ông Trần Bạch Đằng từng phát biểu: “Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý”. Rằng Điện Biên Phủ thắng lợi là nhờ cố vấn TQ. “Họ” không biết rằng, nếu nghe lời cố vấn TQ tấn công theo kiểu “biển người”, thất bại là chắc chắn và cuộc kháng chiến đã phải lùi lại mười năm. “Họ” còn nói, tổng tấn công năm 1975, đồng chí (…) là Bí thư Quân ủy Trung ương chứ không phải ông Giáp. Rồi cuốn Đại thắng mùa xuân của Văn Tiến Dũng nghe nói bị độc giả phản ứng, phải sửa tới 30 chỗ. Lịch sử rất công bằng. Cho nên, “thật công bằng” đi liền với “thật công tâm”.
Trần Văn Trà nhận định: “Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây h&atiXem tiếp >> Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/ BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm. III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu. IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim … V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên. Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy. Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ. Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân. 尋友未遇 千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。 “Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy) “Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các) Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”. “Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác. Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà. Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ. Hồ Chí Minh Thướng Sơn “Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.” Thướng sơn Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai. Dịch thơ Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu) Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy) Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. Hồ Chí Minh nguyên tiêu Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy). Rằm Tháng Giêng Hồ Chí Minh Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ) Nguyên tác 今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。 Nguyên tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch nghĩa Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng. Tháng 2 năm 1948. Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Nhành mai trong thơ Bác Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”. Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”. Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài: TẢO MAI Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà. Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ. Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.” “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim. Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. 上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 3 tháng 10(02-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 3 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngBài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim I Mình ghé thăm nhau chốn núi non Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng
II Bốn lăm (45) năm rồi đấy Đời người theo tháng năm
HOA NGƯỜI Hoàng Kim Thủy vốn mạch sông nước có nguồn. Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn. Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn. Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng. Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần. Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn. Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.
III Dây dã tường vi thật dẻo dai Ba con ngỗng trong một đàn Một bay về Đông, một bay Tây Và một bay trên tổ chim cúc cu.
IV Tách cà phê ban mai Gió mù sương đầy núi Suối nguồn thao thiết chảy Nhạc rừng đầy tiếng chim …
V Ngày mới lời yêu thương Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Nguồn: Bài thơ Viên đá Thời gian và Bài đồng dao huyền thoại ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim
CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI Hoàng Kim
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.
Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.
Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.
Thiên lý tầm quân vị ngộ quân, Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân. Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ, Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.
千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。
“Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh, Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.” (Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy)
“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân Đường về chợt gặp cây mai núi Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân” (Bản dịch thơ của Phan Văn Các)
Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.
“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.
Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.
Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.
“Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.”
Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai.
上山 六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對岸一枝梅 Dịch nghĩa
Ngày hai mươi bốn tháng sáu, Lên đến núi này. Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại, Bờ bên kia có một nhành mai.
Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu)
Hăm tư tháng sáu hôm nay Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi Ngẩng lên đỏ chói mặt trời Bên kia khe một nhành mai xanh rờn (Bản dịch của Xuân Thủy)
Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi.
“Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. “Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc.
Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy).
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
今夜元宵月正圓, 春江春水接春天。 煙波深處談軍事, 夜半歸來月滿船。
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.
Nguồn: 1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975 2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”.
Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”.
Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài:
Vạn mộc đống dục chiết Cô căn noãn độc hồi Tiền thôn thâm tuyết lý Tạc dạ nhất chi khai. Phong đệ u hương khứ Cầm khuy tố diễm lai Minh niên như ưng luật Tiên phát ánh xuân đài. MAI NỞ SỚM
Vạn cây băng giá chết Một cội ấm mọc ra Đầu xóm trong tuyết đặc Một cành đêm nở hoa. Gió xa đem hương ẩn Chim ngắm hoa trắng ngà Năm tới như đúng tiết Mừng Xuân sáng ánh tà.
Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ.
Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.”
“Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh.
BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI Hoàng Kim.
Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“.
六月二十四 上到此山來 舉頭紅日近 對Xem tiếp >> Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021) DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HOÀNG LONG Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/ 2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo). Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang. Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) 3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công. Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376 ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518 Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >> Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021) CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/ NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim “Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu” Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/ MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn Một niềm vui ngày mới SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/ Đi như một dòng sông MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới 1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn. ” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ. Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng. Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”. “Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh” Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác. Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác. Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới. Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994 Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. 19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ. Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân): Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay! Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long. 折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍 Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍). Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác 2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán. Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” 3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm. “Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam. Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Hoàng Kim (*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về. Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm. Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường . xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021) DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/ Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );. Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Giống KM419 có đặc điểm: + Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha . Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”. Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn, Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay. xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/ BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên ! Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. . LỜI THẦY DẶN Hoàng Kim Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi. Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim) NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống) ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 2 tháng 10(02-10-2021)
DẠY VÀ HỌC 2 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Quân đội Đức bắt đầu cuộc tiến công tổng lực vào thủ đô Moskva của Liên Xô. Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai, có tầm quan trọng bậc nhất cả về quân sự, chính trị và tâm lý tạo nên bước ngoặt chiến tranh. Ngày 2 tháng 10 năm 1869, ngày sinh Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc, thánh tăng Ấn Độ (mất năm 1948). Ngày 2 tháng 10 năm 1496, ngày mất Lương Thế Vinh, trạng nguyên, quan đại thần viện Hàn Lâm triều Lê Thánh Tông. nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (sinh năm 1441), Bài chọn lọc ngày 2 tháng 10: Trà sớm nhớ bạn hiền; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-10/
TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/
TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên…
NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền
TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình
VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua.
GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim
ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi.
em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ.
em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi.
ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**)
TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim
Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC)
@ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh.
NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim
Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …
Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta.
Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi …
Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/
GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Kim Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và mua không bị lầm? Hiện nay ai và nơi nào giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống, hiện còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không?
Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ sự nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh của củ và thận lá, so sánh chi tiết với bản tả kỹ thuật của giống khoai lang HL518 đã công bố của Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/ 9/ 1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang cao sản có chất lượng ngon, được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long chọn lọc. Thông tin về ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/
Giống khoai lang HL518 Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Nguồn gốc giống : Hoàng Long chọn lọc là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) và đã qua chọn lọc. Giống do Trường Đại học Nông Lâm thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1981. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình. (*) Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa . Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẻo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long chọn lọc tuyển chọn tại Việt Nam ngắn ngày hơn và chất lượng ngon hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc. xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hoang-long/
2) Cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) hiện đã được xã hội hóa 24 năm (1997-2021) nên ngày nay được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều nhất là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, việc thay thế các giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang thích hợp đã đưa khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha, sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014). Thông tin đúc kết tại kỷ yếu khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2015 (hình ảnh kèm theo).
Người trồng và người tiêu thu nên mua đúng loại giống khoai ngon HL518, HL491 này tại những hộ nông dân canh tác giỏi giống khoai lang này tại địa phương hoặc mua củ giống vỏ đỏ ruột cam ở các siêu thị để mang về tuyển lại hệ cũ, đối chiếu hình ảnh và bản tả kỹ thuật của giống khoai lang gốc đã công bố. Sau đó xây dựng chuỗi giá trị khoai lang ngon VIETGAP cho vùng sản xuất kinh doanh tiêu thụ khoai lang.
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)
3) Hiện nay ai và nơi nào có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?Thầy Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm, là các tác giả giống có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? Ba giống khoai lang HL518, HL491, Hoàng Long đã công bố từ lâu và đã xã hội hóa lâu dài, phát triển bền vững trong sản xuất, nay đã thành nguồn giống khoai lang ngon bản địa Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn đúng giống, xác định địa bàn thích hợp đạt năng suất khoai lang cao, chất lượng tốt, và hiệu quả kinh tế cao, theo hợp đồng tư vấn dịch vụ nông nghiệp cụ thể. Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: độ đúng giống và chất lượng lô hàng sử dụng nhận giống và chọn lọc giống (nếu lẫn tạp nhiều phải tuyển chọn chọn hệ cũ lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật); Sự sai khác cũng tùy thuộc đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang. Việc xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ khoai lang khép kín theo VIETGAP giúp phát huy lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật thích hợp (thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín) Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Ba bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.
Vui thu hoạch khoai lang https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=577648890080479&id=100035061194376
ĂN KHOAI LANG KIỂU NHẬT Hoàng Kim ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi
Hỏi đáp: Giống khoai lang HL 518; Giống khoai lang HL 491; Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Ăn khoai lang kiểu Nhật Khoai Việt giống tốt đến thương hiệu; http://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-hl518
Những bài liên quan Giấc mơ lai khoai lang Giống khoai Bí Đà Lạt Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai lang HL491 Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang Việt Nam
Thông tin liên quan : Theo Home Doctor Việt Nam Ăn khoai lang luộc và uống nước chanh nóng tốt cho sức khỏe và góp phần hiệu quả phòng trị bệnh Ung thư
CÂY ĐỜI MÃI XANH TƯƠI Hoàng Kim Ngọc Phương Nam ngày mới Nhớ kỷ niệm một thời Phan Thiết có nhà tôi Nhớ lớp học trên đồng Ta về với đồng xuân Nhớ cây thông mùa đông Hoa Bình Minh Hoa Lúa Về miền Tây yêu thương Về với vùng cát đá Về với vùng văn hóa Xem tiếp >>
Dạy và há»c 1 tháng 10(01-10-2021)
CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 10 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Ngày 1 tháng 10 là Ngày quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons – IDOP) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Ngày 1 tháng 10 năm 1960, Quốc khánh nước Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 10: Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thời gian lưu dấu hiền; Tự do ngời tâm đức; Văn chương ngọc cho đời; Trung Quốc một suy ngẫm; Đi để hiểu quê hương; Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Ngọt bùi nhớ trái ớt cay; Có một ngày như thế; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Niềm tin và nghị lực; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-10/
NHÂN HẬU ĐỜI QUÊN TUỔI Hoàng Kim
“Nhân hậu thói nhà in một nếp Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu”
Nhân hậu đời quên tuổi Thanh nhàn vui tháng năm Một niềm vui ngày mới Một gia đình yêu thương Nhớ Ông Bà Cậu Mợ Thời gian lưu dấu hiền Tự do ngời tâm đức Văn chương ngọc cho đời
Mạc triều trong sử Việt Hoa Đất thương lời hiền Linh Giang Đình Minh Lệ Trăng rằm đêm Trung Thu Nếp nhà đẹp văn hóa Hoàng Gia Cương thơ hiền Trăng rằm vui chơi giăng Hoa Đất của quê hương
cháu Hoàng Kim kính chúc thọ Cậu Hoàng Thúc Cảnh 101 tuổi Trung Thu 2021; xem tiếp 16 đường dẫn tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nhan-hau-doi-quen-tuoi
THANH NHÀN VUI THÁNG NĂM Hoàng Kim Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm Học lời hay của bạn Trân trọng ngọc riêng mình.. Sớm mai ngắm mai nở Ngắm đức Phật và cây Lang thang vườn cổ tích Ta vui chơi chốn này Nhớ xưa dưới tán cây Cùng Norman trò chuyện Con đường xanh giấc mơ Dạo chơi vui cùng Goethe Noi theo dấu chân Bụt Hai bảy năm với Người dưới tán bồ đề xanh, kẻ tầm đạo thành đạo Tám mươi tuổi Niết Bàn Sa la hoa trắng muốt. Sớm mai ngắm mai nở Thanh nhàn vui tháng năm,
xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/thanh-nhan-vui-thang-nam/
MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Suy ngẫm từ núi Xanh Giống khoai lang Hoàng Long Lúa siêu xanh Việt Nam Lên Thái Sơn hướng Phật Minh triết Hồ Chí Minh Khổng Tử dạy và học Mưa bóng mây nắng đầy Mưa tháng Năm nhớ bạn
SUY NGẪM TỪ NÚI XANH Hoàng Kim “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình”.;“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình” (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc:Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta. Suy ngẫm từ núi Xanhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/suy-ngam-tu-nui-xanh/
MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH Hoàng Kim
Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam ngày nay và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Bác Hồ trọn đời minh triết. Bài viết này chỉ đề cập ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức; Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. Tôi bổ sung hai sử liệu chọn lọc: Thư gửi Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trình (bàn về phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (ngồi ở nước ngoài kêu gọi người tài giỏi, đợi thời để xông vào trong nước) với thông tin nhiều năm chiêm nghiệm Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, sự thấu hiểu vì sao không có thỏa hiệp hợp tác khác hơn so với sự thật lịch sử đã xảy ra giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của đất nước Việt Nam mới
1. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt
Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai.
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là : Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn.
” 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ.
Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ.
Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng.
Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”.
“Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.
Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam.
Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.
Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh”
Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác.
Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác.
Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới.
Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994
Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc.
19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ.
Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và tự đánh giá của Bác: Chơi chữ Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân):
Người thoát khỏi tù ra dựng nước, Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay; Người biết lo âu, ưu điểm lớn, Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Nguyên tác: Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc, Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung; Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại, Lung khai trúc sản, xuất chân long.
折字 Chiết tự Chơi chữ 囚人出去或為國 患過頭時始見 忠 人有憂愁優點大 籠開竹閂出真龍
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍).
Anh Phan Chí Thắng có bài thơ viên đá thời gian “Ảnh ngày 19 /5 36 năm trước” Vườn cây che mát nhà sàn Mặt ao in bóng dịu dàng trời mây Người như còn sống nơi đây Mắt cười ấm áp đủ đầy yêu thương Huệ thơm ngan ngát tỏa hương Bước chân khẽ vọng con đường Bác qua Nước non đất Việt là nhà Biển xa núi thẳm đều là chốn quê: Bác thật sự Ưu tiên đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Hài hòa kết hợp, Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Hải Như thơ về Người và Sơn Tùng chuyện Bác Hồ, tôi thường đọc lại
Vị tướng của lòng dân Võ Nguyên Giáp có nhiều đúc kết trí tụệ sâu sắc về Bác
2. Bác Hồ nói đi đôi với làm, có lý có tình, mẫu mực đạo đức
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán.
Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”
3. Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn
Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam.
Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.
Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.
Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.
(*) Bài viết Minh triết Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm (1890 – 2021) ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
MỘT NIỀM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Cây Lương thực Việt Nam là Hoa Đất Ngọc cho đời đằm thắm giấc mơ con Chào ngày mới một niềm vui thầm lặng Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn
Ngắm ảnh lúa nhớ người hiền hoa lúa. Những bạn thầy dung dị chốn chân quê. Ta về giữa trời xanh và đồng rộng. Lắng yêu thương ký ức lại quay về.
Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê
Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm.
Ngày mới vui chào thầy bạn quý. Người hiền việc tốt chốn yêu thương An viên nghề nông và dạy học Chung sức bao năm một chặng đường .
xem tiếp:http://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-niem-vui-ngay-moi
Câu chuyện ảnh tháng Một; Câu chuyện ảnh tháng Hai; Câu chuyện ảnh tháng Ba; Câu chuyện ảnh tháng Tư; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Câu chuyện ảnh tháng SáuXem tiếp >> Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021)
Dạy và há»c 30 tháng 9(30-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngGiống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 30 tháng 9 năm 1935 Đập Hoover của Hoa Kỳ được khánh thành. Đập này nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada, của sông Colorado, miền tây nước Mỹ. Phía bắc đập nước đã thành hồ Mead, là một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km (Hình 1.6). Ngày 30 tháng 9 năm 1966 Ngày Độc lập tại Botswana là một nước cộng hoà nằm kín trong lục địa Nam Phi, trước kia là quốc gia bảo hộ bởi Vương quốc Anh, nay thành nước độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh Quốc. Nước Botswana có diện tích tự nhiên 581.730 km² (hạng 46) so Việt Nam 331.699 km² (hạng 66) Nước Botswana được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana, có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch; Ngày 30 tháng 9 năm 1520, Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. ‘Nhà nước Ottoman Tối cao’ là quốc hiệu nước Thổ Nhĩ Kỳ thời từ năm 1299 đến 1923. Đế quốc Ottoman tương tác với văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó. Đế quốc Ottoman thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, lãnh thổ rộng lớn gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng trên 5,6 triệu km²,với vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc này còn rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, thuộc đế quốc này cai quản được công nhận. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 9: Giống sắn chủ lực KM419; Chọn giống sắn Việt Nam; Châu Mỹ chuyện không quên; Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark; Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/
Chọn giống sắn Việt Nam GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419 Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống sắn KM419 đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ );.
Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.
+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh. + Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha. + Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%. + Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%. + Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha + Chỉ số thu hoạch: 62 %. + Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng. + Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD + Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .
Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố (2018), trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay”.
Điểm lưu ý trong sản xuất hiện nay là trồng giống KM419 sạch bệnh. Cần phân biệt giống sắn giống KM419 với HLS11 và các giống sắn chưa rõ lý lịch cha mẹ và nguồn gốc giống. Giống sắn KM419 đăc trưng là 1) thấp cây, tán gọn, cọng đỏ; 2) vỏ cũ xám trắng, 3) chống chịu nhẹ đến trung bình bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 đặc trưng là 1) cao cây, cọng xanh, 2) vỏ củ nâu đỏ, 3) nhiễm nặng bệnh CMD và bệnh đốm lá CBB. Giống sắn chủ lực KM419, được lai tạo đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440, KM397 tạo ra các giống sắn KM568, KM537, KM536, KM535, năng suất bột cao kháng bệnh CMD và CWBD và có dạng hình cây thấp tán gọn,
Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD
Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.
xem thêm Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CWBD; Chọn giống sắn kháng CMD, Bảo tồn và phát triển sắnhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/
Video yêu thích Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU .
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.
Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu
Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên
Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa
Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy
Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. xem tiếp 36 đường dẫn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH Hoàng Kim
Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình Trận chiến mới em mãi là chiến sĩ Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký Tự thắng mình là bài học đầu tiên !
Có điện lung linh suốt đêm Không quên vầng trăng ngọn lửa Ngày dẫu miệt mài Đêm về phải cố Khắc sâu lời nguyền xưa ! “Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”
Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ. Chuyện Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. .
Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời
Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi Con em và cháu vững tay rồi An nhàn vô sự là tiên đấy Minh triết mỗi ngày dạy học chơi.
Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim)
NLU hướng tới 65 năm. Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường 2010. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim, lưu ảnh truyền thống)
ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 (hình) trong bài Đi như một dòng sông . Đây là kinh nghiệm khởi nghiệp kể cho người thân và thầy bạn quý, với các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối học để làm (Learning to Doing) với dạy và học hiệu qủa. Bài viết này được trích phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạXem tiếp >> Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/ THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp) MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”? ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…) CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính. Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể: PHTI – HCMC VÀ FCC Thầy Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố 2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 29 tháng 9(29-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 29 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 29 tháng 9 năm 1774, Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) nổi tiếng thế giới. Johann Wolfgang von Goethe là nhà thông thái Đức, vĩ nhân văn chương thế giới, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, tiểu thuyết gia, họa sĩ. Ba tác phẩm sử thi danh tiếng nhất của ông, bền vững với thời gian, là kịch thơ Faust đỉnh cao văn chương thế giới, Nỗi đau của chàng Werther và Wilhelm Meister’s Apprenticeship ; Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, (1906 – 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia . Ông là người đầu tiên được nhận huận chương quân công hạng nhất bởi sắc lệnh 84/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên .cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. Bài chọn lọc ngày 29 tháng 9: Thầy Nguyễn Lân Dũng; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-9/
THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG Hoàng Kim Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ. Thầy Nguyễn Lân Dũng https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/ Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”.
MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến. Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông. Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người giáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021 Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả. Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ. Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 . Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích) (xem tiếp)
MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”. Nhớ Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”?
ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY‘ 1 Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau. 2 Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy. 3 “Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con” “Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội.
Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới. Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.” (còn nữa…)
CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ Hoàng Kim Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính.
2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố
Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê.
Như có món nợ nào đó chưa trảXem tiếp >> Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021) DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều. Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi. Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu. Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng. (*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú. Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi. Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ. “Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ. Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc. Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”… Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài. Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết: “Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe). Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời. Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ. Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust. Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Faust trong bí mật lâu đài cổ Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống. Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, … G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ. Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian. Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức. Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu. Hoàng Kim (*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc. NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) … (*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em. (**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …” Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC- Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao ! Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996 Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường. Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi … Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021) DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/ ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi. Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học. Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, … Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn” Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“. Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái: ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa… Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Hoàng Kim Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 28 tháng 9(29-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 28 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sống Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. Ngày 28 tháng 9 năm 1926, ngày sinh Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư toán học người Việt Nam (mất năm 2017), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976-1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ngày 28 tháng 9 năm 1986, Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 9: Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chín; Chuyện đồng dao cho em; Người vịn trời chấp sói; Praha Goethe và lâu đài cổ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Văn chương ngọc cho đời; Ăn cháo nói càn khôn; Tự do ngời tâm đức; Người dĩ công vi thượng; Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-9/
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ Hoàng Kim Có một ngày như thế Về với Trường thân yêu Thầy bạn chung tiếp sức Cùng nối dây cho diều.
Có một ngày như thế Ngày Niềm vui đó em Niềm tin và nghị lực Em vượt lên chính mình. Chùm ảnh Có một ngày như thế
Xem tiếp chùm ảnh Có một ngày như thế; Câu chuyện ảnh tháng Chínhttp://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-chuyen-anh-thang-chin
NGƯỜI VỊN TRỜI CHẤP SÓI Hoang Kim Hà Giang ơi Hà Giang ơi Núi thẳm mờ sương thấu cửa trời Nơi đâu bạn cũ (*) thành sương khói Bồng bềnh mây trắng dốc chơi vơi.
Trời rất xanh và rừng rất sâu Mèo Vạc xa kìa, Lũng Dẻ đâu Nào hang Cắc Cớ nào Công Cốc Núi Tản ngàn năm biếc một màu.
Phình ngán Phình ngán Ắt tắc tím Bạn ra kéo mình ra búa Trò chơi mê mãi suối bên mai Người vịn trời xanh chấp sói rừng.
(*) Hoàng Kim ở E568 F325B sau này là nòng cốt của F356 nước mắt Vị Xuyên, chính ủy sư đoàn Phạm Hồng (Hải Dương) là người thân. Ngày về thăm nơi cũ Người vịn trời xanh chấp sói rừng
PRAHA GOETHE VÀ LÂU ĐÀI CỔ Hoàng Kim Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú.
Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi.
Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ.
“Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ.
Praha thành phố vàng Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc.
Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ.
Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”…
Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha. Goethe vĩ nhân huyền thoại
Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian.
Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài.
Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận.
Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam
Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết:
“Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe).
Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời.
Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ.
Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người.
Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust.
Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.
Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống.
Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, …
G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ.
Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian.
Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức.
Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu.
(*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc.
NẮNG ẤM TRỜI XANH ẤY Hoàng Kim Thoáng ý thơ hay ngày tiễn bạn Mà nghe xao xuyến tưởng mình đi Chao ơi nắng ấm trời xanh ấy “Điểm hẹn” (*) làm ta ước trở về (**) …
(*) ĐIỂM HẸN Hoàng Kim Anh như chim ưng quay về tổ ấm Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ Anh về bên này lại nhớ bên em.
(**) CHIA TAY Nguyễn Dương “Chia tay đâu phải không gặp nữa Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau Mà chiều như rụng theo chân bước Và nắng đường xa bỗng bạc màu …”
Praha Goethe và lâu đài cổ xem tiếp : Giấc mơ thiêng cùng Goethe
CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC-
CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA Trinh Đường Gửi một người nhờ mua sương mù biên giới -Tặng HGC-
Em nhờ anh mua bao nhiêu sương mù Một làn mỏng làm khăn quàng Một thung lũng để em vào ở ẩn ? Sương Núi Nùng thương thu Sương Hồ Tây để hồn ai hoá bướm Còn sương mù trên đây Dày Đặc Mịt mùng Như quanh ta bỗng kín cổng cao tường Như bốn mặt đều thiên la địa võng Như trái đất bỗng lọt vào quả bóng Bồng bềnh trôi trong một cõi hỗn hoang Sương chặn xe úa hết ánh đèn vàng Cứ đông đặc một trời hoa tuyết xốp Tưởng xắn được ra từng mảng một Để đắp thành vô số núi chiêm bao !
Em muốn mù sương biên giới tỉnh nào ? Lạng Sơn, Hà Giang… không đâu bán cả Chỉ có bán nấm tai mèo, thảo quả Trao cho nhau những núi hẹn, sông thề Qua tiếng khèn làm mây nước đê mê Qua quả còn giao duyên lễ hội… Đành lấy hồn đựng sương mù biên giới Gửi về em nỗi nhớ thương dài… Hà Giang 31/12/1996
Nhà thơ Trinh Đường (1 1 1917- 28 9 2001) đã vĩnh viễn ra đi nhưng tình yêu của ông đối với thơ, những bài thơ ông viết và những gì ông đã làm để gìn giữ và tôn vinh nền thơ dân tộc Việt vẫn còn mãi trong lòng chúng ta. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Gia Cương thơ hiền theo dòng thời gian đã lắng đọng những điều sâu sắc. Xin chọn lưu bài thơ CHƯA QUÊN SƯƠNG MUỐI GIÓ MÙA của nhà thơ Trinh Đường cảm hứng nhân tứ thơ ” Chưa quên sương muối gió mùa Không đi nên gửi nhà thơ mua dùm” của nhà thơ Hoàng Gia Cương . Bài thơ “Người vịn trời chấp sói;” của Hoàng Kim ngày 28 tháng 9 là nhớ bạn đơn vị cũ và nhớ Trinh Đường.
Video yêu thích Mênh mang một khúc sông Hồng Huyền Thoại Hồ Núi Cốc Một thoáng Tây Hồ Trên đỉnh Phù Vân Chảy đi sông ơi …
Chỉ tình yêu ở lại Ngày hạnh phúc của em Giúp bà con cải thiện mùa vụ KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter
Dạy và há»c 27 tháng 9(27-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 27 tháng 9 năm 1821 Quốc khánh Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha. Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Ngày 27 tháng 9 năm 1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác định Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ Nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm Tổng lý Chính vụ Viện, quốc kỳ là Ngũ tinh Hồng kỳ, Quốc ca là Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 9:Đi như một dòng sông; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân; Kế sách một chữ Đồng;Biết mình và biết người; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Làng Minh Lệ quê tôi; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-9/
ĐI NHƯ MỘT DÒNG SÔNG Hoàng Kim Hoàng Kim ở CIMMYT 1988 trong bài viết Đi như một dòng sông là những ký ức vụn kể về Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đã viết Kim Notes lắng ghi chú kể về Làng Minh Lệ quê tôi; Hoành Sơn và Linh Giang; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong Nha; Quê Mẹ vùng di sản;. Tôi xa quê từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành thường là bài học lón nhất đời người nhưng tôi vì hoàn cảnh xa quê nên hiểu quê hương có giới hạn mà thường ấn tượng về mười hai bến nước của chiếc lá trôi dạt do vận mệnh. Mỗi dân tộc và mỗi con người đều có vận mệnh của riêng mình, bằng cách tin sâu vào luật nhân quả, thực hành chí thiện để tương lai cuộc đời được tốt hơn. Đi để hiểu quê hương. Đi như một dòng sông là bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của tôi kể lại cho người thân và thầy bạn quý. Tôi đặc biệt dành tặng cho các bạn trẻ đang tìm kiếm sự kết nối Học để Làm (Learning to Doing) và để Dạy hiệu qủa. Tôi tâm đắc lời Bác về triết lý giáo dục “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sằn. Phần nhiều do giáo dục mà nên. Học không bao giờ muộn. Học lắng nghe cuộc sống. Sự chậm rãi minh triết; Vui bước tới thảnh thơi. Bài viết này được trích từ phần đầu của Thầy bạn là lộc xuân với phần giữa Dạy và học ngày nay và phần cuối Con đường di sản LewisClark của Châu Mỹ chuyện không quên . Đó là thu hoạch của tôi trà sớm với thầy bạn TỪ CẬU BÉ LÀNG MINH LỆ Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ”. Tôi xa quê từ nhỏ. Mười tuổi mồ côi mẹ, Mười bốn tuổi cha chết do bom Mỹ giết hại.Tôi với chị gái Hoàng Thị Huyền ở với anh trai Hoàng Ngọc Dộ trong nhà hầm của lớp học ở làng Phù Lưu để học cấp ba Bắc Quảng Trạch. Anh trai tôi dạy cấp một, giáo viên khẩu phần ăn 13 ký lương thực mỗi tháng, trong đó có 70% là khoai sắn. Anh vì nuôi hai em thay cha mẹ mất nên khẩu phần ăn ấy chia cho ba người ăn. Đói. Gia đình tôi năm năm đã ăn ngày một bữa. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa và cùng anh cuốc đất tăng gia để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong Bài ca Trường Quảng Trạch trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” (9) Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.
Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh”
Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế -Mác Lê …Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.
Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …
Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn được các giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn”
Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ lắng đọng sâu sắc trong lòng tôi. TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA TÔI Đi như một dòng sông; Đi để hiểu quê hương Đời người gồm chuỗi hệ thống Học, Làm, Dạy, Nhàn, Viết. là năm quá trình kế tiếp nhau, đan xen nhau, hỗ trợ nhau, trộn vào nhau. CNM365 Tình yêu cuộc sống là kinh nghiệm đời người lặp lại mỗi năm.Tôi tâm đắc Tôn tử thiên IV chọn lại từ đứcTrần Hưng Đạo, Lời dặn của Thánh Trần; Biết mình và biết người; Quốc Công đạo làm tướng; Tiết Chế đức dụng nhân “Người đánh giỏi trước làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Tiết chế ở mình mà thôi.” Câu thoại cổ trí tuệ nhân loại chọn lại từ Lev Tonstoy và Paulo Coelho “Sống có nghĩa là thay đổi, và các mùa lặp lại những bài học này cho chúng ta mỗi năm. Thay đổi và đổi mới là quy luật của cuộc sống“. (Living means changing, and the seasons repeat these lessons to us every year Change and renewal are the laws of life) Thăm nhà cũ của Darwin thích đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” SỰ HỌC khởi đầu từ lúc con người sinh ra cho đến khi có VIỆC LÀM để mưu sinh, để lao động, để cống hiến, để không còn làm người ăn bám sống trên mồ hôi thành quả của người khác, để biến cái sở trường thành hữu dụng. Đó là sự học chân chính, học để làm. Sự học tốt nhất là tự học suốt đời và sự học hữu dụng nhất, hiệu quả nhất là học làm người có ích. Học để làm tốt một nghề. VIỆC LÀM VÀ VIỆC DẠY dường như chiếm một nữa đời người khi một phần tư đời người cho tuổi thơ và sự học, Dẫu sự học tốt nhất là tự học suốt đời nhưng thật xấu hổ nếu không biết làm và dạy. Học làm người có ích là có tâm huyết, chuyên nghiệp và kỹ năng học làm người có ích. Có người giảng dạy và việc làm tách riêng , làm thành thạo trước và trao truyền sau nhưng có nhiều người việc làm và việc dạy kết rất nhuyễn, Cha mẹ là thầy cô đầu đời của con. AN NHÀN VÔ SỰ VÀ VIẾT. Nhàn và viết là lắng đọng di sản. An nhàn vô sự và viết dường như chiếm một phần tư đời người sau cùng. Phúc cho ai hưởng nhàn và đọng lại di sản. Minh triết sống phúc hậu là bài học quý, Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.
Châu Mỹ chuyện không quên Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu
Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên
Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa
Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ngày với Hernán Ceballos CIAT Colombia thật ấn tượng Martin Fregenexa mà gần Châu Mỹ chuyện không quên CIP Peru và khoai Việt Nam Mỹ trong mắt tôi Nhiều bạn tôi ở đấy
Machu Picchu di sản thế giới Mark Zuckerberg và Facebook Lời vàng Albert Einstein Bill Gates học để làm Thomas Edison một huyền thoại Toni Morrison nhà văn Mỹ Walt Disney bạn trẻ thơ Lúa Việt tới Châu Mỹ. Thầy tôi Norman Borlaug trao đổi với tôi thật nhiều câu chuyệnThomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sản Lewis và Clark lắng đọng trong tôi thật sâu Chuyện bây giờ mới kể … Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.
Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas Jefferson Lewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình
Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái:
ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon ! Tạm biệt Obregon California ! Cánh bay đưa ta về CIMMYT Bầu trời xanh bát ngát Lững lờ mây trắng bay Những ngọn núi cao nhấp nhô Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông Những cánh đồng mênh mông Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc Con đường dài đưa ta đi Suốt dọc từ Nam chí Bắc Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc Ôi Việt Nam, Việt Nam Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm
Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy Xem tiếp >> Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021) DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/ TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần: Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 26 tháng 9(26-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 26 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 26 tháng 9 năm 1983, sĩ quan Liên Xô Trung tá Stanislav Yevgrafovich Petrov, người sau này nhận được giải thưởng đặc biệt Công dân thế giới ngày 21 tháng 5 năm 2004, bởi sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1983 đã tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công; Ngày 26 tháng 9 năm 1969, Album Abbey Road của ban nhạc The Beatles được phát hành tại Anh. Ban nhạc The Beatles có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, là nghệ sĩ có hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Ngày 26 tháng 9 năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương.(Cầu Cần Thơ ngày nay, hình). Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 9 Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khải thầy văn Việt; Sách hay thầy bạn quý; Về Việt Bắc nhớ Người; Mây lành Phổ Đà Sơn; Thiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-9/
TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG Hoàng Kim
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:
Cư trần lạc đạo phú Đại Lãm Thần Quang tự Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca Đăng Bảo Đài sơn Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề Phổ Minh tự thủy tạ Động Thiên hồ thượng Họa Kiều Nguyên Lãng vận Hữu cú vô cú Khuê oán Lạng Châu vãn cảnh Mai Nguyệt Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính Sơn phòng mạn hứng I II Sư đệ vấn đáp Tán Tuệ Trung thượng sĩ Tảo mai I II Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao) Thiên Trường phủ Thiên Trường vãn vọng Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng Trúc nô minh Tức sự I II Vũ Lâm thu vãn Xuân cảnh Xuân hiểu Xuân nhật yết Chiêu Lăng Xuân vãn
Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đêm Yên Tử là trãi nghiệm sâu lắng nhất đời tôi, tác phẩm và trích dẫn biên khảo yêu thích. Tôi chép lại hai điểm nhấn quan trọng “Dấu xưa đêm Yên Tử” “Thơ Thiền đức Nhân Tông” với bốn bài thơ “Lên non thiêng Yên Tử”, “Tìm về đức Nhân Tông”, “Sông núi lưu ân tình”, “Biển Hồ NgọcTây Nguyên” của chính mình với bài Trần Nhân Tông (1247-1308): Minh quân và đạo sĩ của Nguyễn Đức Hiệp. DẤU XƯA ĐÊM YÊN TỬ Đêm Yên Tử, vào lúc nửa đêm, ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép. Đêm Yên Tử, tôi đi lúc nửa đêm từ nơi khởi đầu tại khu lăng mộ đức Nhân Tông theo đường xưa mây trắng lên chùa Đồng, Tôi đi một mình trong đêm lạnh không trăng sao và thật tỉnh lặng với một đèn pin nhỏ trong tay, gậy trúc, khăn quàng cổ và ba lô. Tôi đã tới vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng lúc ba giờ khuya và ngồi dưới chân Bụt Trần Nhân Tông với cảm giác thành tâm, an nhiên thật lạ, không lo âu và không phiền muộn. Nơi đây giờ này là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái, một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín, cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, đúng chính nơi và khoảng giờ lúc đức Nhân Tông mất, tôi lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng thinh không thăm thẳm vô cùng … Hoàng Kim kính cẩn cảm nhận LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử Để thấm hiểu đức Nhân Tông Ta thành tâm đi bộ Lên tận đỉnh chùa Đồng Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc “Yên sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải ngọc châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1) Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2) Non thiêng Yên Tử Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi Bảy trăm năm đức Nhân Tông Non sông bao cảnh đổi Kế sách một chữ Đồng Lồng lộng gương trời buổi sớm Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông … * (1) Thơ Nguyễn Trải (2) Bản dịch thơ của Hoàng Kim Nguồn: THUNG DUNG thơ văn Hoàng Kim Lên non thiêng Yên Tử (2011) https://thungdung.wordpress.com/yentu/ SÔNG NÚI LƯU ÂN TÌNH Thương nước biết ơn bao người ngọc (*) Vì dân qua bến nhẹ tênh lòng Nhớ bao tài đức đời phiêu dạt Ân tình lưu mãi những dòng sông. (*) An Tư, Huyền Trân, Ngọc Hoa, Ngọc Vạn, … TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim… (Trần Nhân Tông) Người ơi con đến đây tìm Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ Núi cao trùng điệp nhấp nhô Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên Thầy còn dạo bước cõi tiên Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn Mang cây lộc trúc về Nam Ken dày phên giậu ở miền xa xôi Cư trần lạc đạo Người ơi Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài An Kỳ Sinh trấn giữa trời Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non … BIỂN HỒ NGỌC TÂY NGUYÊN “Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.” (1) Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi. Dấu xưa Đêm Yên Tử Thơ Thiền Trần Nhân Tông Lên non thiêng Yên Tử Sông núi lưu ân tình Tìm về đức Nhân Tông Biển Hồ Ngọc Tây Nguyên Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh Tài liệu trích dẫn TRẦN NHÂN TÔNG (1247-1308): MINH QUÂN VÀ ĐẠO SĨ biên khảo của Nguyễn Đức Hiệp (Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2012/10/02/tran-nhan-tong-1247-1308-minh-quan-va-dao-si/) “Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng” Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam, có những vị vua giỏi giang cáng đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam: chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba, ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bại giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài, một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp (a) Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thanh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn, gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên, như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn: “Nhà ta vốn là dân hạ bạn, đời đời ưa chuộng việc hùng dũng… thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc.” Tục xăm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương, đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng, sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn ngầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nổi người Trung Hoa trông thấy gọi là “thái long” tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ, thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ “Nghĩa di quyền phụ, hình vu báo quốc” (Vì việc nghĩa mà liều thân, vì ơn nước mà báo đền). Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông, quân dân đều một lòng và tụ tập quanh một ông vua có căn cơ là gốc dân. (b) Tư cách lãnh đao Nhân Tông là một vị vua anh minh, biết dùng và trọng dụng nhân tài. Đời ông, nhân tài, anh hùng, tuấn kiệt lũ luợt kéo ra giúp nước, lòng người như một. Bên ông, về quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật .., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. Sự hiểu người và dùng người của ông được thể hiện qua một câu chuyện tiêu biểu sau. Trong không khí khẩn trương, khi con trai của Hốt Tất Liệt là Thái tử Thoát Hoan đang sôi sục căm hờn điều động binh mã ở biên thùy để sửa soạn tràn vào Đại Việt. Vào một ngày cuối năm Nhâm Ngọ (1282), tại bến Bình Than có một cuộc họp lịch sử giữa vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ. Giữa lúc vua Nhân Tông và mọi người đang bàn bạc sôi nổi, vua chợt nhìn ra ngoài sông và thoáng thấy một chiếc thuyền lớn chở đầy than theo dòng đổ về xuôi. Nhác thấy trên thuyền có một người đội nón lá, mặc áo ngắn, ngộ ngộ trông như người quen, vua bèn chỉ và hỏi quan thi thần: – Người kia có phải là Nhân Huệ Vương không? Rồi lập tức sai quân chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Nhưng lát sau chỉ thấy quân trở về không, tâu với vua là ông lái ngang bướng ấy không chịu đến mà chỉ trả lời rằng: – Lão già này là người bán than, có việc gì mà vua gọi đến! Nghe thấy thế, các quan rất đổi ngạc nhiên và lo cho người bán than, cái tội khi quân mạn thượng này dù xử nhẹ cũng phải dăm chục trượng là ít. Nhưng Nhân Tông vẫn tươi cười mà rằng: – Thế thì đúng là Nhân Huệ Vương rồi, người thường không dám trả lời ta như thế! Rồi sai nội thị đi gọi: lần này “lão ta” chịu đến. Vua quan nhìn ra thì đích thị không sai. Người lái thuyền bán than đó chính là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Đội chiếc nón lá và bận tấrn áo nâu ngắn bạc phếch, quần xắn tới đầu gối, trông ông ta thật phong trần. Nhưng lạ thay, cuộc sống lam lũ vẫn không làm mất được cái vẻ tinh anh quắc thước và dáng dấp hiên ngang ở người tướng vũ dũng của cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm xưa, vì nóng tính và trót phạm lỗi với triều đình nên bị cách chức và tịch thu gia sản. Chuyến đi hôrn nay của ông tình cờ lại hóa hay – Thế nào, liệu khanh còn đủ sức đánh giặc hay không? – Nhân Tông ướm hỏi. Nghe thấy hai chữ “đánh giặc”, mắt Trần Khánh Dư vụt sáng: – Dạ, thần còn đủ sức. Mấy năm nay vung rìu đẵn gỗ, cánh tay thần xern ra còn rắng rỏi hơn xưa. Nhân Tông cười vui vẻ và ngợi khen: – Quả là gan Trần Khánh Dư còn bền hơn sắt đá. Được rồi còn phải xem khanh lập công chuộc tội ra sao? Đoạn xuống chiếu tha tội cho Trần Khánh Dư, ban mũ áo, phong làm phó tướng quân rồi cho ngồi ở ghế cuối hàng vương để bàn việc nước. Thế là triều đình lại có thêm được một người tài giỏi đứng ra phò vua giúp nước. Sự dùng người của Nhân Tông như thế xứng đáng phong cách của một người lãnh đạo: hiểu và dùng người đúng chỗ. (c) Cách cư xử người Trần Nhân Tông là một vị vua khí khái và nhân đức. Đối diện với bao phong ba bão táp, ông lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân chống đỡ những cơn hiểrn nguy. Nhưng không lúc nào là ông không để ý đến tình trạng của quân dân. Khi quân Mông Cổ với khí thế hung tàn tràn vào Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì kém thế thua chạy rút về Vạn Kiếp. Nhân Tông nghe Hưng Đạo Vương thua, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải Dương rồi cho vời Hưng Đạo Vương đến bàn việc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng không yên, mới bảo Hưng Đạo Vương rằng: – Thế giặc to như vậy, mà chống nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân? Hưng Đạo Vương tâu rằng: – Bệ hạ nói câu ấy thì thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thi sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng. Nhân Tông nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên. Cũng vậy, đối với quân thù, trong trận chiến thắng lịch sử của quân ta ở Tây Kết (Khoái Châu, Hải Hưng), tướng giặc là Toa Đô bị trúng tên chết và Ô Mã Nhi phải chốn chui xuống thuyền vượt biển chạy về Trung Quốc. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp, Nhân Tông thấy người dũng kiện mà lại hết lòng với chúa, nên xúc động mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này” rồi cởi áo ngự bào đắp vào đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng cho tử tế. Khi bóng quân Mông Cổ không còn trên đất Nam, triều đình bắt được một tráp chứa các biểu hàng của một số quan. Số là khi quân giặc đang cường thịnh, triều thần lắm kẻ hai lòng, có giấy má đi lại với chúng. Đình thần muốn lục tráp ra để trị tội, nhưng Nhân Tông và Thánh Tông Thượng Hoàng nghĩ xa đến sự hoà giãi dân tộc nên sai đem đốt cả tráp đi cho yên lòng mọi người và cùng nhau xây dựng lại cố đô. Duy chỉ những người thực sự hàng và hợp tác với giặc mới bị trị tội. (d) Trị nước Trách nhiệm giữ nước đã xong, Nhân Tông còn phải lo việc ngoại giao với giặc và xây dựng lại đất nước và con người. Với nhà Nguyên, Mông Cổ, vua không kiêu căng khi thắng, mà hoà khí, khiêm nhượng nhưng nhân chính. Sự tàn phá của quân Mông Cổ thật nặng nề đến nổi, lúc chiến thắng trở về Thăng Long, vua không còn cung điện để ở mà phải tạm trú ở Lăng thị vệ. Trong tờ biểu gởi Hốt Tất Liêt, Nhân Tông đã phải viết: “đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ …”. Hậu quả của chiến tranh tàn khốc như vậy cho nên phải có chính sách an dân và ủy lạo dân. Sau cuộc chiến, Nhân Tông xuống chiếu đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch đốt phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, các chỗ khác thì xét miễn giảm theo thứ bậc khác nhau. Chinh sách khéo léo và có tầm nhìn xa này, thể hiện một tinh thần thương dân và ở một đầu óc có tư tưởng đầu tư xây dựng lâu dài, đã được kể lại trong quyển “Long thành dật sự” như sau: Sau chiến tranh, thành Thăng Long nhiều đoạn bị san bằng, vua Nhân Tông định hạ chỉ gấp rút xây lại thành trì. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn can rằng: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ được là việc ủy lạo nhân dân. Hơn 4 năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối, từ nơi núi rừng đến nơi đồng ruộng, đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lộc, đi lính và đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với giặc. Nay nhà vua được trở về yên ổn. Việc làm trước hết là chú ý ngay đến dân, những nơi nào bị tàn phá, tuỳ tình trạng nặng nhẹ mà cứu tế; nơi nào bị tàn phá quá nặng, có thể miễn tô thuế mấy năm. Có như thế dân mới nức lòng càng quy hướng về triều đình hơn nữa. Người xưa đã nói: “chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của dân là một bức thành kiên cố. Đó mới là cái thành cần sửa chữa ngay, xin nhà vua xử lý.” Vua Nhân Tông vui vẻ nghe theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một bài học quan trọng mà gần đây chúng ta đã không nắm mà nguy hơn nữa là đã làm ngược lại. Cũng vậy để cải tổ bộ máy hành chánh, và thúc đẩy nền kinh tế giúp dân giàu mạnh. Trần Nhân Tông quyết định giảm thủ tục, các quan lộc và quan liêu trong nước. Trước một bộ máy quá lớn và quá nặng nề từ Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Nội mật viện, đến các quan, cac lục bộ, các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục..), các đài (Ngự sử đài), các viện (Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Thái y viện,..), các ty .. khiến Trần Nhân Tông phải thốt lên : ” Sao một nước bé bằng bàn tay mà phong nhiều quan thế! “ Lại một lần nữa, vấn đề này cũng là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang trực tiếp đối diện (e) Trung hiếu và gia huấn Trần Nhân Tông coi việc trung hiếu là quan trọng hàng đầu. Đối với thượng hoàng và các bề trên ông đều hết lòng đáp nghĩa. Ông thường lễ long trọng hàng năm trước các lăng tiền bối. Bài thơ của ông làm lúc về bái yết lăng ông nội Trần Thái Tông vẫn còn để lại trong sử sách. Trượng vệ thiên môn túc Y quan thất phẩm thông .. (Qua nghìn cửa chào nghiêm túc, Đủ áo mũ các quan của bảy chức ..) Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn. Tháng năm năm Kỷ Hợi (1299), vua Anh Tông uống rượu xương bồ say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi các Thượng hoàng thường ở an dưỡng, về kinh sư, quan trong triều không ai biết cả. Nhân Tông thong thả xem khắp các cung điện, từ sáng đến trưa. Người trong cung dâng cơm, Nhân Tông ngoãnh trông, không thấy vua, ngạc nhiên hỏi ở đâu? Cung nhân vào đánh thức nhưng vua say quá không tỉnh. Ông giận lắm, trở về Thiên Trường ngay, xuống chiếu cho các quan ngày mai đến họp ở phủ Thiên Trường. Đến chiều, vua Anh Tông mới tỉnh, biết Thượng Hoàng về kinh, sợ hải quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Nhân Tông xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Từ đó vua Anh Tông không uống rượu nữa. 2- Xuất thế và thơ văn Sau khi quân xâm lăng Nguyên Mông Cổ không còn dám có tham vọng chiếm Đại Việt, năm năm sau (1293) Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con ở Thăng Long rồi rút về Thiên Trường đi ngao du và bắt đầu xuất thế. Trước lúc đó, ông đã là một nhà đạo sĩ và thi văn nổi tiếng đời Trần. Đời của ông lúc này chuyển qua một giai đoạn khác, việc nước và gia đình đã xong giờ đến việc mình và đời sống tinh thần của bản thân. Ông cùng các đệ tử của mình lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) xây dựng các chùa. Một trong những chùa nổi tiếng nhất là chùa Hoa Yên. Ông là vị “tổ” đã có công lớn trong việc xây dựng nên phái Phật giáo ở vùng Yên Tử Sơn này. Trần Nhân Tông, cùng sư Pháp Hoa và sư Huyền Quang là tam tổ của trường phái Trúc Lâm và thường được goi là phái Trúc Lâm Tam Tổ vì chỉ riêng ở Việt Nam mới có. Sự nhập thiền của Trần Nhân Tông không phải là một tiêu cực yếm thế. Thiền Trúc Lâm mang một hinh thái nữa có nữa không, nữa thực nữa hư và có một tinh thần biện chứng tích cực. Một thiền Phật giáo nhập thế mà tất cả mọi người dân đều có thể áp dụng theo đuổi ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống không phải chỉ ở cửa chùa. Bắt nguồn từ thiền Vô Ngôn thông, quan điểm cơ bản của thiền Trúc lâm là “tức tâm tức Phật”, Phật ở tâm, ở trong ta, khi đốn ngộ thì ta là Phật và Phật là ta. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề “Thiên Trường vãn vọng” Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẵng trâu về hết Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng) Những buổi chiều của đồng quê Việt Nam đẹp đẽ và yên tỉnh như kia là một hiện thực, đã có từ nghin năm nay trong đời sống nhân dân, và đã tác động mạnh mẽ vào một tâm hồn Việt cội rễ của đạo sĩ Trần Nhân Tông. Danh tiếng của đạo sĩ Trần Nhân Tông vang lừng khắp Đại Việt đến tận đất Chiêm Thành. Trong cuộc thăm viếng lịch sử chưa từng có của một Thượng hoàng nước Đại Việt, cả Chiêm Thành từ vua quan đến nhân dân một lòng tôn kính một hiền sĩ từ phương xa ghé vào. Nhân Tông cũng xúc động và học hỏi nhiều từ một nền văn minh khác. Đối với ông, con người đâu đâu cũng vậy. Biên giới chỉ là một hàng rào giã tạo đặt ra bởi sự không thông hiểu giữa con người. Ông đã nhin xa và muốn thắt chặt t&igravXem tiếp >> Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021) DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ, EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh: “Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài” Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang” “Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang” Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách: “Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong” Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ: “Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi. Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!” Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em: “Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!” Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo” “Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường. Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!” Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên! Nguyễn Khoa Tịnh, 1970 Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim (*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu. ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ … Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối. Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi. Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu. Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on TwitterXem tiếp >> Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021) DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh. Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng. Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm. Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên, Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. * Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui. Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy. Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi. * Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền Việt Nam con đường xanh Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ * Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an. Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền “Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*) Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan Cầu Minh Lệ Rào Nan LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường. Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương. Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Cầu Minh Lệ Rào Nan Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >> Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021) DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/ NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài. 24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. 6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa. Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa. 6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè. 7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên. Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh. Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông. Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em. SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi * Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ. * Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên. Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh. Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu… * Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/ CHỚM THU Hoàng Gia Cương Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương! Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn! Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa! 1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962 THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao. Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001 THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm). Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi. Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm. Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi. Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007 THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ. Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990) Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990 THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may. THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu. Chỉ tình yêu ở lại NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta. LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 25 tháng 9(25-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 25 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngThiên nhiên là thú thần tiên; Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Ngày 25 tháng 9 năm 1951, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. Ngày 25 tháng 9 năm 1881, ngày sinh Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc.Ngày 25 tháng 9 năm 1982, ngày mất Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 25 tháng 9: Thiên nhiên là thú thần tiên;Vui đi dưới mặt trời, Đá Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ; Trần Khánh Dư vẹn kiếp; Kim Dung trong ngày mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-25-thang-9/ THIÊN NHIÊN LÀ THÚ THẦN TIÊN Hoàng Kim
Thiên nhiên là thú thần tiên Chân quê là chốn bình yên đời mình Bạn hiền bia miệng anh linh Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta.
ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim
Hoàng Minh Thuần viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng Hoàng Minh Thuần ạ. Tất cả những góp ý và bình luận này mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Tiếp theo kỳ trước – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế lực thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi- Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì thích nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Trần chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ,
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên!
Tôi kể chuyện này đúng sự thật mà không dám lạm bàn, cũng không viết về chi tiết những lời ông già mù chỉ dẫn thuở ấy. Mời đọc chi tiết các đường link bài thơ Ta về với Linh Giang Đời tôi đã chứng kiến việc anh em và người thân của các cụ Nguyễn Ngọc Thừa (giáo sư địa chất nay cụ đã mất) Nguyễn Ngọc Hạp, Nguyễn Ngọc Huề đã tìm đến mộ cha mẹ tôi ngày nay tại Đồng Nai để thắp hương biết ơn cha mẹ tôi đã trung trực nghĩa khí đức độ hiền lương đắp mộ phần cho cụ Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xừ . Nghĩa cử được con cháu nhớ. Sử thi tâm linh là di sản văn hóa Hoàng Kim
(*) Hoàng Minh Thuần viết.” Lời thầy bói bên Hạ Trạch phán khá đúng. Nhà này giờ Ngọ con chú Thìn đang ở”. Kim Hoàng trả lời: Mình chỉ viết sự thật mình ám ảnh về địa chí lịch sử văn hóa Đất Mẹ vùng di sản. Mình nghiệm thấy tuyến thủy lộ bến chợ Mới đến Bến chợ Ba Đồn, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc Phong Nha Thiên Đường Sơn Đoòng không khác gì DI SẢN VĂN HÓA TRÀNG AN. Đất quý hiếm và hiểm “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. May mà gia đình mình trôi giạt và tụ được Hoàng Gia Đất Phương Nam nhờ phúc ấm tổ tiên.Mời nghe tiếp và góp ý Đá Đứng chốn sông thiêng. Cuộc Đời mình thật may mắn được học những người thầy khai tâm sớm. Bữa cơm này dường như là bữa cơm khách đầu tiên và cuối cùng mình may được ăn cơm chung với ông già mù với cha mẹ trước khi cha mẹ mất. Bữa cơm đầy hiếu kỳ, lạ lùng, được nghe cổ tích huyền thoại và bắt học thuộc khẩu quyết, lại trong một hoàn cảnh rất đặc biệt được ăn xôi gà rất ngon sau bao tháng năm chỉ ăn khoai độn cơm. Được nghe nói lời cảm ơn rất chân thành của ông già mù đối với cha mẹ về bản tánh lương thiện nghĩa khí của cha, nhân từ của mẹ đã cứu vớt con ông. Vì vậy mình lắng nghe từng chữ, nuốt từng lời và ám ảnh mang theo suốt cuộc đời , không bao giờ quên. Đâu phải học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, trí tuệ cao mới ngộ được điều hay. Khai tâm là đặc biệt quý. Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật (Truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thánh Phật) Thiếu thất Lục Môn Đạt Ma, Mình mãi sau này mới hiểu.
ĐỢI NẮNG Hoàng Kim Em đã yêu và tôi đã yêu Mình nối dài vần thơ có lửa Ta đã là máu thịt trong nhau Khắc khoải niềm thương nỗi nhớ …
Người vợ nhớ chồng hóa đá Vọng Phu Người yêu nhớ người yêu thành hòn Trống Mái Núi Nhạn ngàn năm tháp Nhạn én bay về Đá Bia muôn đời trời xanh chỉ lối.
Yên Tử non thiêng thăm thẳm một tầm nhìn Hải Vân ơi Người ở đừng về mà hóa đá Sông Hương ngập ngừng sông Hương nghẹn chảy Năm tháng qua rồi chỉ tình yêu ở lại mà thôi.
Đợi nắng mùa đông Sưởi ấm tổ ấm Tình Thiên thu Tình yêu cao hơn sinh tử biệt li Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu
MÙA THU HÔN TÔI Phan Chí Thắng Mùa thu ôm tôi Chặt hơn một người từng ôm người khác Bàn tay heo may luồn trong man mác Trên từng da thịt thấm đẫm hồn thu
Người tình trăm năm mang bóng dáng mùa Mùa thu hôn tôi Nếp tháng năm hằn buồn theo khoé miệng Đuôi mắt kéo dài hồ thu lúng liếng Đang còn ngọn lửa bỏng cháy trưa hè
Băng giá mùa đông đâu đó chưa về Mùa thu yêu tôi Bằng những cúc vàng không cần rực rỡ Lá níu cành sợ không xanh được nữa Làn sương phảng phất run tiếng chuông chùa
Cuộc tình trăm năm ngất ngây giấc mơ thật đùa Tôi trong mùa thu Người đàn bà yêu đắm say tha thiết Mùa của dịu dàng mùa thu hôn tôi Tôi đã yêu và em đã yêu Em đã yêu và tôi đã yêu.
Video và thông tin yêu thích Cách mạng sắn ở Việt Nam Giúp bà con cải thiện mùa vụ Vietnamese food paradise KimYouTube Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter
Dạy và há»c 24 tháng 9(24-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 24 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang;Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Ngày 24 tháng 9 năm 1973 Ngày độc lập tại Guiné-Bissau; Ngày 24 tháng 9 năm 1946, Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ngày 24 tháng 9 năm 1957 Sân vận động Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất châu Âu. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 24 thang 9: Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Có một ngày như thế; Nguồn Son nối Phong Nha; Linh Giang Đình Minh Lệ; Champasak ngã ba biên giới; Mùa Thu trong thi ca; Bay lên nào Hải Âu; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/
ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG Hoàng Kim
Con về Đá Đứng Rào Nan Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương Linh Giang chảy giữa vô thường Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.
Quê hương sông núi hữu tình Chính trung phúc hậu đinh ninh lời nguyền Không vì danh lợi đua chen Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân
Ân tình nắm đất quê hương Công Cha nghĩa Mẹ lời thương dặn dò Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương
HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non.
HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Hoàng Kim Mẫu Phương Nam Tao Đàn Đường Huyền Trân Công Chúa Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền
Người ta hoa đất An nhàn vô sự là tiên Thung dung cỏ hoa Thế giới người hiền
Điền trúc măng ngon Hôm qua chăm mai Sớm nay hái nấm Chiều về thu măng.
Thung dung thanh nhàn Sống giữa thiên nhiên Đọc bài cho em Vui cùng bạn quý Đọc sách dọn vườn Lánh chốn bon chen Thảnh thơi cuộc đời Chơi cùng hoa cỏ. Xưa lên non Yên Tử Mang lộc trúc về Nam Nay đến chốn thung dung Vui nhởn nhơ hái nấm.
Ơn Thầy Ơn Bạn Lộc xuân cuộc đời Thung dung Hoa Lúa Phúc hậu, an nhiên,
Minh triết, tận tâm Hoa NgườiHoa Đất Làm ngọc cho đời Đạo ẩn vô danh. *
Mình là hoa của đất Ươm mầm xanh cho đời. Gieo yêu thương hi vọng Gặt hái những niềm vui.
Thấm thoắt bao xuân qua Cùng nhau từ thuở ấy Lộc muộn ngày hôm nay Nhớ buổi đầu gieo cấy.
Hàng trăm ngàn hec ta Bội thu từ giống mới . Nhìn bà con hân hoan Đường trần vui quên mỏi.
* Nhà Trần trong sử Việt Lời dặn của Thánh Trần Yên Tử Trần Nhân Tông Chuyện cổ tích người lớn Chín điều lành hạnh phúc Một gia đình yêu thương Nguyễn Du trăng huyền thoại Trà sớm thương người hiền
Gốc mai vàng trước ngõ Chuyện đồng dao cho em
Ta vui đếm nhịp thời gian Thung dung nhàn giữa gian nan đời thường
Sớm nào cũng dành nửa tiếng, Thung dung đếm nhịp thời gian. Thong thả chỉ thêu nên gấm, An nhiên việc tốt cứ làm. Thoáng chốc đường trần nhìn lại, Thanh nhàn vô sụ là tiên‘ *
Điểm nhịp thời gian đầy bút mực Thung dung năm tháng thảnh thơi nhàn Đất cảm trời thương người mến đức An nhiên thầy bạn quý bình an.
Ngày mới đầy yêu thương Chuyện cũ chưa hề cũ An nhiên nhàn nét bút Thảnh thơi gieo đôi vần
Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Lên chùa Đồng Yên Tử Vào Tràng An Bái Đính Đến Kiếp Bạc Côn Sơn
Đất Mẹ vùng di sản Đá Đứng chốn sông thiêng Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan Linh Giang Đình Minh Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Thương Kinh Bắc chốn xưa Nhớ Ô Châu cận lục Nam tiến của người Việt Hoa Đất thương lời hiền
“Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần
“Hoành Sơn Linh Giang Cao Cát Mạc Sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông Đại Hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu Cổ Thủy Sơn Thần
Kiệt tác của trần gian Rồng Trường Sơn nhả ngọc Chợ Mới nối Phong Nha Chợ Mới nối Chợ Đồn Chợ Mới nối Đá Đứng Tuyến thủy bộ tuyệt vời “.(*)
Hiền tài canh trời đất Vũng Chùa bên Hòn La Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là địa linh nhân kiệt, rung độ hai đầu đất nước, giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, Lèn Bảng, Minh Cầm, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải,… Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh
Ta về với Linh GiangBài ca Trường Quảng TrạchĐèo Ngang thăm thẳm nhớLời thề trên sông HóaLời dặn của Thánh TrầnThượng Đức thương nhìn lạiĐào Duy Từ còn mãiCao Biền trong sử ViệtHoa Đất thương lời hiền
TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim
Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ban mai đứng trước biển Ban mai trên sông Son Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha
Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm
Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi
Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… Bài và ảnh liên quan
LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
HOME RIVER Learning the attitude of water that goes like the river My house is near a confluence Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh River charming Mountain River The place where I was born. “Rowing far away the SON wharf Not to see our village that makes me sadder “ Lullaby makes me heart- rending My parents died early when I was a baby. Leaving our village since then Diving in smog from the wharf of our river Keeping full oath in Spring days When the country unify, we’ll live together in the South English translation by NgocphuongNam
LINH RIVER Hoang Kim Learning the attitude of water that goes like the river By confluence sited is my home Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh Linh river of charming That is place releasing a person Rowing out of the Son Let is the upset not involved in my mind Such a sad lunlaby Parents is dead left five child barren Leaving home since then Smog of wharf is driven my life When Vietnam unified The South chosen the homeland to live. English translation by Vu Manh Hai
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA Hoàng Kim Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang Ta đến nơi đây chẳng một lần Lời thề sông núi trời đất hiểu Lời dặn của Thánh Trần
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang Quê hương liền dải tụ trời Nam Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình Minh Lệ đình xưa thương làng cũ Nguyện làm hoa đất của quê hương.
Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non.
viết: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển. Kim Hoàng: @ Hoàng Minh Thuần ạ. bình luận này của bạn mình ghi chú vào bài viết (*). Mời đọc tiếp bài Đá Đứng chốn sông thiêng; Hoa Đất của quê hương, Hoa Đất thương lời hiền; Đất Mẹ vùng di sản; Ta về với Linh Giang; Nguồn Son nối Phong Nha; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/
Video yêu thích Secret Garden – Bí mật vườn thiêng KimYouTube
Trở về trang chính Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoàng Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại lại che chắn Huế ở mặt Bắc kinh đô Huế nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng đó cũng là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy/ .Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bền sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm đần đất mình từ phương Nam. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Địa điểm cũng có các trận địa phục kích là các cồn và ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề thề không về lại nợ này!” cũng như trận Phú Trịch La Hà đội cảm tử chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, nhưng theo con hưởng phúc và tổ tiên ông bả bảo bọc che chở cho con cháu. Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán. Chuyện lạ này lưu trong chuyên mục Nguồn Son nối Phong Nha liên kết với các thư mục Làng Minh Lệ quê tôi; Đất Mẹ vùng di sản; Đá Đứng chốn sông thiêng Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-9/ Tôi là người học sinh nhỏ tuổi cha mẹ mất sớm. hầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Xem tiếp >>
Dạy và há»c 23 tháng 9(23-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 23 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9: Nông lịch tiết Thu Phân; 24 tiết khí nông lịch; Sớm Thu thơ giữa lòng; Mùa thu trong thi ca; Ngôi sao mai chân trời; Nguyễn Du làm Ngư Tiều; Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang, Đình Minh Lệ; Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; NgThông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/
NÔNG LỊCH TIẾT THU PHÂN Hoàng Kim Giữa thu chầm chậm nắng lên Hơi may lành lạnh, êm đềm vườn thu Mai vàng vẫn mướt cành tơ Chùm hoa tứ quý bao giờ nở xong Sớm Thu thơ ở giữa lòng Thu như mắt lá mãi mong ngày dài.
24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH Hoàng Kim Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm hai bốn tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ 21 tháng Một trời lạnh cắt da 4 tháng Hai ngày xuân mới đến 20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.
Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng Câu chuyện mùa xuân thêm cho mồng Ba Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.
6 tháng Năm là ngày Hè đến 22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa 5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc 21 tháng Sáu là chính giữa Hè.
7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ 23 tháng Bảy là tiết nóng oi 7 tháng Tám Lập Thu rồi đó 23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu
Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em. Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9 Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.
Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù) 23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông 23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết 8 tháng 12 là ngày đại tuyết 22 tháng 12 là chính giữa đông.
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục Di sản Việt Nam học mãi không cùng Mình học để làm 24 tiết khí Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên. Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông Xin em đừng quên điều ông bà dạy Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người. Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG Hoàng Kim Ai thương núi nhớ biển Vui thu măng mỗi ngày Ai chợp mắt Tam Đảo Nắng lên là sương tan Ai tỏ Ngọc Quan Âm Vui bước tới thảnh thơi
Tỉnh thức ban mai đã sớm thu Sương đêm giữ ngọc ướt cành tơ Ai ơi gieo đậu vừa rồi đấy Lộc biếc me xanh chín đợi chờ.
* Sớm thu trên đồng rộng Em cười trời đất nghiêng Lúa ngậm đòng con gái Em đang thì làm duyên.
Sớm thu trên đồng rộng Cây đời xanh thật xanh Lúa siêu xanh tỏa rộng Hương lúa thơm mông mênh.
Sớm thu trên đồng rộng Trời đất đẹp lạ lùng Bản nhạc vui an lành Ơi đồng xanh yêu dấu…
Thích thơ hay bạn quý Yêu sương mai đầu cành Bình minh chào ngày mới Vườn nhà bừng nắng lên
Trà sớm nhớ bạn hiền Trung thu bánh tình thân Phố núi cao thu sớm Gia an nguyên lộc gần. * Thanh thản an vui dạo dọn vườn Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng Tâm sáng an lành trãi gió sương Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt Mới hay nhà phước lắm con đường An nhiên vô sự là tiên cảnh Sớm thu mai nở nắng thu vương Sớm thu thơ giữa lòng là thơ liên vận của Hoàng Kim lưu chung với “Mùa thu trong thi ca” gồm 19 bài thơ tinh tuyển chọn lọc: Chớm thu Hoàng Gia Cương; Thu mưa Đỗ Phủ; Thu mưa Nguyễn Hoài Nhơn; Thu vịnh Nguyễn Khuyến; Thu buồn Đỗ Phủ; Thu hứng Đỗ Phủ; Thu sơn Bạch Cư Dị; Chiều thu Nguyễn Bính; Tiếng thu Lưu Trọng Lư; Thu tứ Bạch Cư Dị; Đêm thu Trần Đăng Khoa; Đêm thu Quách Tấn; Thu ẩm Nguyễn Khuyến; Thu ca Chanson d’automne (Paul Verlaine);Thu vàng Alexxandr Puskin; Thu vàng Thu Bồn; Giọt mưa thu Thái Lượng; Nắng thu Nam Trân; Thơ gửi mùa thu Nguyễn Hoài Nhơn; Thư tình gửi mùa thu, nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh ; xem tiếp Mùa thu trong thi ca https://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-thu-tho-giua-long/
Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!
Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn!
Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!
1998 [1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101 VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận
Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương Phong lam một nhánh đang khoe sắc Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương Sớm sớm chim về vui hội mới Chiều chiều ong đến rộn gia đường Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ Cảnh ấy người đây cứ vấn vương THU MƯA Đỗ Phủ Dịch thơ Khương Hữu Dụng
Hết gió liền mưa bời bời thu, Tám hướng tứ bề mây mịt mù. Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng, Vị trong Kinh đục trông xô bồ. Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối, Nhà nông già trẻ ai dám nói. Trong thành đấu gạo so áo chăn, Hơn thiệt kể gì miễn được đổi. Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962
Thu về vườn lá chớm xanh Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ Ai người hạnh phúc bất thành Ai người tình yêu dang dở? Mưa rây tận cùng ướt lạnh Thấm tháp gì tôi mưa ơi Úp mặt vào tay cóng buốt Đi hoang xa, vắng cõi người Nỗi quê nửa đời thao thức Hạt mưa tha hương phương nào Ta như đất và…như cỏ Như chẳng còn ta nữa sao ? Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt Mùa đi ai nỡ giữ mùa Em về hòan nguyên hòai ước Hãy giữ giùm tôi thu mưa. THU VỊNH Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.
Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994
THU BUỒN Đỗ Phủ Dịch thơ Phan Ngọc
Gió bụi nổi vạn dặm, Giặc giã đang hoành hành. Nhà xa gửi thư lắm, Thư đến, khách buồn tênh. Chim bay, cao buồn ngắm, Già lưu lạc theo người. Bụng muốn đến Tam Giáp, Về hai kinh chịu thôi. Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001
THU HỨNG 1 Đỗ Phủ Dịch thơ Thích Quảng Sự Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn. Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh Sóng đùa sông nước hợp trời tung. Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. THU HỨNG 4 Đỗ Phủ Dịch thơ Trương Việt Linh
Nghe nói Trường An rối cuộc cờ Trăm năm thế sự não lòng chưa Lâu đài khanh tướng thay người mới Áo mũ công hầu khác thưở xưa Xe ngựa xứ tây tin rộn đến Cõi bờ đất bắc trống vang đưa Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa
THU SƠN (Núi thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Trương Việt Linh
Ốm lâu,trong bụng cũng lười Sáng nay lên núi dạo chơi một lần Núi thu mây cảnh lạnh lùng Xanh xao cũng tựa mặt mình như in Dây xanh dựa bước dễ vin Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi Trải lòng thoả dạ mừng vui Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà Trăm năm trong cõi người ta Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi Lưới trần khi gỡ ra rồi Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn CHIỀU THU Nguyễn Bính
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ, Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát, Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau, Góc vườn rụng vội chiếc mo cau. Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác, Đàn kiến trường chinh tự thủa nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non, Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con. Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín, Điểm nhạt da trời những chấm son. Hai cánh chia quân chiếm mặt gò, Bê con đùa mẹ bú chưa no. Cờ lau súng sậy giam chân địch, Trận Điện Biên này lại thắng to. Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi, Nhà bè khói bếp lững lờ trôi. Đường mòn rộn bước chân về chợ, Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi. Thong thả trăng non dựng cuối làng, Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang. Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép, Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng. Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003 TIẾNG THU Lưu Trọng Lư Tặng bạn Văn Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Nguồn: 1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939 2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987 3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007 4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968 THU TỨ (Ý thu) Bạch Cư Dị Dịch thơ Hải Đà
Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong Mây bay lơ lửng muôn hình thú Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn Suối Nam dồn dập tiếng chày buông Trời thu hiu hắt tình muôn ý Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ? ĐÊM THU Trần Đăng Khoa
Thu về lành lạnh trời mây Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực vừa hư Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào 1972
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 ĐÊM THU Quách Tấn
Vườn thu óng ả nét thuỳ dương, Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường. Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt, Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương. Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá, Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương. Say khướt hơi men thời Lý Bạch, Non xa mây phới nếp nghê thường. Nguồn: 1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960 2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990 THU ẨM Nguyễn Khuyến
Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm).
Nguồn: 1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979) 2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984 3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994 THU CA Chanson d’automne (Paul Verlaine) Dịch thơ Kiều Văn Tiếng vĩ cầm nức nở Của mùa thu ngân dài Giọng đều đều buồn tẻ Cứa mãi vào tim tôi.
Tất cả chợt lịm đi Trong giây phút tái tê Khi chuông giờ gõ điểm.
Tôi miên man tưởng niệm Những ngày xưa xa xôi Và nước mắt tôi rơi.
Rồi tôi đi, đi mãi Giữa cơn gió phũ phàng Cuốn tôi mang đây đó Như chiếc lá úa vàng. Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007
THU VÀNG Alexxandr Puskin Dịch thơ Hồ Quốc Vĩ
Thu buồn, – cặp mắt đắm say, Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi. Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi, Rừng thay áo mới, cả trời vàng au. Ồn ào hơi gió thở mau, Bầu trời gợn sóng như màu khói sương. Vài tia nắng hiếm nhớ thương Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh. Đắm trong yên tĩnh ngọt lành, Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ.
Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ, Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai. Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999 THU VÀNG Thu Bồn
Tặng T. A. ập thoáng chốc… thu về như lá rụng ngoài hiên em đã đến tự bao giờ trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa cây sấu cho hè hết cả trái chua thế là hạ đã qua trong giây lát giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng em đã đến mà như chưa đến tiếng chim kêu se sắt muộn màng mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế nâng trái tim mình lên uống để mà say em nhanh quá anh về chậm quá trái đất vô tư níu giữ vòng quay chân anh mỏi âm thầm mặc cảm véo von em lảnh lót giữa đời bay mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ để anh nghe lá rụng cọ tim mình xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ tay mơ hồ đang chạm những lời ru… (Hà Nội đêm 29-08-1990)
Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992 GIỌT MƯA THU Thái Lượng Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt
Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng
Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh Như khắc khoải không ngừng câu ai oán
Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư Biết nói sao cho hết được ngôn từ Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ
Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ
Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi Mưa thu ơi xin trút hết cho đời Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy… NẮNG THU Nam Trân
Tặng Hoàng Khôi Hát bài hát ngô nghê và êm ái, Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về, Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê, Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái. Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh. Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem. Âm thầm cảnh vật vào Đêm: Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt. Nguồn: 1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939 2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007 3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990
THƠ GỬI MÙA THU Nguyễn Hoài Nhơn Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ? Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng Và con đường buôn buốt gió heo may.
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU Xuân Quỳnh Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu.
NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim
Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …
Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta.
Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi …
Hãy lên đường đi em Ban mai vừa mới rạng Vui đi dưới mặt trời Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật Cuộc đời đầy hương hoa Thời an nhiên vẫy gọi Vui đời khỏe cho ta.
LINH GIANG, ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Đất Mẹ vùng di sản. Nguồn Son nối Phong Nha. Linh Giang Đình Minh Lệ. Đá Đứng chốn sông thiêng. Hôm nay tôi kể thêm ngoại truyện về lời của ông thầy bói già Cao Lao Hạ. Trước đây ngại không dám nói ra, nay đã luống tuổi, trãi nghiệm đủ mười hai bến nước nên đúc kết lại bài học cho chính mình, gia đình người thân và thầy bạn quý Cha tôi hỏi : Nhà tôi trước ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Ông nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cần sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.
– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tính nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần đường chính ngã ba đường thì hướng nhà làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều gió, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ hóa ra Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính diện Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng, là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình, sau tôi mới hiểu. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bee61n Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Đến mức Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Sau này có Núi Đá Bia cũng là ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá phải hiểm nguy. Ông già nói .
– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ.Xem tiếp >> Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021) DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/ Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn. Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền. Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/. Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan. NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi. NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên. CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói . – Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài. – Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói . Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam.. – Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu. – Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa. – Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích: – Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi. Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương. – Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi. – Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói – Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại. Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 22 tháng 9(22-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 22 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn quốc. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; Làng Minh Lệ quê tôi; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Chuyện cụ Nguyễn Quốc Toàn; Thầy bạn trong đời tôi; Trường tôi nôi yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/
TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim Cảm ơn Quý Thầy Cô và Các Bạn ờ Trường NLU. Cảm ơn và chia sẻ chùm ảnh tuyệt đẹp từ thầy Trần Đình Lý Đường vào NLU.Thật tuyệt vời! Xin được cập nhật về trang CNM365 Tình yêu cuộc sống. Chào ngày mới 22 tháng 9 Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/
Đại học Nông Lâm thật thích Bạn thầy vui thật là vui Sân Trường giảng đường ấm áp Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại Hình như người ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện Về Trường chia sẻ động viên Trang sách trang đời lắng đọng Yêu thương bao cuộc đời hiền.
Thầy ơi hôm nay chưa gặp Lời thương mong ước bình an Tình khúc Nông Lâm ngày mới Sức xuân Tự nguyện Lên đàng. Xem tiếp Trường tôi nôi yêu thương
CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Linh Giang Đình Minh Lệ Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Lời thề trên sông Hóa Lời dặn của Thánh Trần Ta về với Linh Giang Làng Minh Lệ quê tôi Tôi sinh ở Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/.
Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/ và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan.
NGUỒN SON NỐI PHONG NHA Hoàng Kim
Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.”Không vì danh lợi đua chen/ Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân” Mẹ tôi mất sớm, cha bị máy bay Mỹ giết. Tôi mồ côi mẹ cha lưu lạc từ rất nhỏ. Lời nguyền này với tiếng dội sông Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời trong lòng anh chị em chúng tôi
Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.
NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.
Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh
CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại. Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.
CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc. Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi: – Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói. – Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất. – Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn? – Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò. Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ? – Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi. – Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm. – Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao? – Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi. – Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình. – Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .
– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành, Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha. Thương thầy Đồng tử cao xa, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày. Thương ông Hàn Dũ chẳng may, Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. Xem qua kinh sử mấy lần, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩXem tiếp >> Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021) DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/ ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN Hoàng Kim Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.” Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy… TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói … Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm. Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình. Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên … Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12) Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim: Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non. Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em. Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em * Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”. Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”. Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/ TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm. Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng. Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/ Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782 Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng! Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người! Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266 Cuốc đất đêm Hoàng Ngọc Dộ Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn. Con chim xanh Chu Nhạc Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh. (*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng. Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1) Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p. Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này? Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/ Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 21 tháng 9(21-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 21 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ngày 21 tháng 9 Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc). Ngày 21 tháng 9 năm 1820 , Đế quốc Maratha là cựu Đế quốc và vương quốc tại Ấn Độ bị diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Ngày 21 tháng 9 năm 1832 là ngày mất của Sir Walter Scott, nhà văn và nhà thơ lãng mạn nổi tiếng người Scotland (sinh năm 1771) với nhiều tác phẩm được coi là đại diện cho nền văn học cổ điển Anh, như Ivanhoe (Ai-van-hô), Rob Roy, Waverley, Trái tim của Midlothian (The Heart of Midlothian). Bài chọn lọc ngày 21 tháng 9: Đất Mẹ vùng di sản; Trăng rằm đêm Trung Thu; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long: Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-21-thang-9/
Lên chùa Đồng Yên Tử Đến Kiếp Bạc Côn Sơn Vào Tràng An Bái Đính Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng Thăm Trường xưa Hà Bắc Nhớ Linh Giang quê hương Động Thiên Đường tuyệt đẹp Biển Nhật Lệ Quảng Bình Đất Mẹ vùng di sản Nguồn Son nối Phong Nha Biển xanh kề núi thẳm Mừng bạn về Quê Choa … Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang, Sông Roòn, vũng nước sâu Hòn La, Sông Gianh, đèo Lý Hoà, sông Nhật Lệ, Luỹ Thầy, Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyễn Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh
NÔI SINH THÁI QUẢNG BÌNH Hoàng Kim Báu vật nơi đất Việt Hoành Sơn với Linh Giang Đồng Hới sông Nhật Lệ Nguồn Son nối Phong Nha Đất Mẹ vùng di sản Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu Đá Đứng chốn sông thiêng Bài đồng dao huyền thoại: “Cao cát Mạc sơn Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim Linh Giang thông đại hải Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn Đình Bảng Cao Lao Hạ Miếu cổ thủy sơn thần.”
Kiệt tác chốn trần gian Linh Giang Đình Minh Lệ Chợ Đồn qua Chợ Mới Nguồn Son nối Phong Nha Đá Đứng kết Sơn Đoòng
TA VỀ VỚI LINH GIANG Hoàng Kim
Ta về với Linh Giang Lời thề trên sông Hóa Ta khóc khi ra đi Tâm bình lặng lúc về Làng Minh Lệ quê tôi Đất Mẹ vùng di sản; Linh Giang, Đình Minh Lệ; Nguồn Son nối Phong Nha
Hoành Sơn với Linh Giang Đá Đứng chốn sông thiêng Sông Nhật Lệ Lũy Thầy Tuyến ba tầng thủ hiểm
Nam tiến của người Việt Cao Biền trong sử Việt Trúc Lâm Trần Nhân Tông Đào Duy Từ còn mãi
Bài ca Trường Quảng Trạch Lời dặn của Thánh Trần Cuối dòng sông là biển Hoa Đất thương lời hiền Ta về với Linh Giang Sông đời thao thiết chảy…
TRĂNG RẰM ĐÊM TRUNG THU Hoàng Kim Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học Thấm nhọc nhằn củ sắn củ khoai Nhớ tay Chị gối đầu khi Mẹ mất Thương Cha, Anh căn dặn học làm Người
Trăng rằm đêm Trung Thu Đêm Vu Lan mờ tỏ Trăng rằm khuya lồng lộng giữa trời Thăm thẳm một lời Người nói …
Mẹ cũ như ngôi nhà cũ Chiếc áo mẹ mang bạc phếch tháng năm Cha cũ như con thuyền cũ Dòng sông quê hương thao thiết đời con
Anh chị cũ tình vẹn nghĩa Trọn đời thương nhau lồng lộng trăng rằm Em tôi hồn quê dáng cũ Con cháu niềm vui thơm thảo tháng năm
Thầy bạn lộc xuân đầy đặn Bài ca thời gian ngời ngợi trăng rằm.
Ngày mới và đêm Vu Lan Vầng trăng Sao Hôm Sao Kim thân thiết. Loanh quanh tìm tòi cái mới Đêm Vu Lan thức về lại chính mình.
Đêm Vu Lan nhớ mùa thu đi học Nhớ ngọn đèn mờ tỏ giấc mơ xưa Thương con vạc gọi sao mai mọc sớm Vầng trăng khuya thăm thẳm giữa tâm hồn Thắp đèn lên đi em Trăng rằm soi ký ức Thương nhớ bài thơ cũ Chuyện đời không thể quên …
Gốc mai vàng trước ngõ (1) Em ơi can đảm lên (2) Một niềm tin thắp lửa (3) Lời Thầy luôn theo em (4) Bài ca Trường Quảng Trạch (5) Thắp đèn lên đi em (6) Ban mai đứng trước biển (7) Hoa Đất thương lời hiền (8) Về lại bến sông xưa (9) Đất Mẹ vùng di sản (10) Làng Minh Lệ quê tôi (11) Quảng Bình đất Mẹ ơn Người (12)
Giấc mơ lành yêu thương (13) Bài đồng dao huyền thoại (14) Hoàng Thành đến Trúc Lâm (15) Bài ca nhịp thời gian (16) Trăng rằm đêm Trung Thu (17) Hoa và Ong Hoa Người (18) Ngày mới lời yêu thương (19) Đối thoại với Thiền sư (20) * 1-20 là Những bài thơ không quênhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-dem-trung-thu
Trăng rằm xưa và nay TRĂNG RẰM VUI CHƠI GIĂNG Hoàng Kim:
Em đi chơi cùng Mẹ Trăng rằm vui chơi giăng Thảo thơm vui đầy đặn Ân tình cùng nước non.
Trăng khuyết rồi lại tròn An nhiên cùng năm tháng Ơi vầng trăng cổ tích Soi sáng sân nhà em.
Đêm nay là đêm nao? Ban mai vừa ló dạng Trăng rằm soi bóng nắng Bạch Ngọc trời phương em
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng, Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng: “Thế nước thịnh suy sao đoán định? Lòng dân tan hợp biết hay chăng? Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm, Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng? Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”. * “Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông Vầng trăng cổ tích sáng non sông, Tâm sáng đức cao chăm việc tốt Chí bền trung hiếu quyết thắng không? Nội loạn dẹp tan loài phản quốc Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng. Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt. Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng, Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng: “Non nước tơi bời sao vậy nhỉ? Nhân dân cực khổ biết hay chăng? Khi nào kéo được quân anh dũng, Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng? Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”. * Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông: Tôi đã từng soi khắp núi sông, Muốn biết tự do chầy hay chóng, Thì xem tổ chức khắp hay không. Nước nhà giành lại nhờ tài sắt, Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng. Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi, Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-vui-choi-giang/
TRĂNG RẰM SEN TÂY HỒ Hoàng Kim
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi Hoàng Ngọc Dộ, cũng là thời khắc tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Anh hai tôi lúc sinh thời có bài thơ Cuốc đất đêm, sau nay tôi tích hợp vào bài thơ Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng.
Bài tứ tuyệt “Trăng rằm sen Tây Hồ” được anh Gia Dũng chọn đưa vào “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ Thăng Long Hà Nội (1010-2010) và anh Nguyễn Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong “Trăng rằm sen Tây Hồ”; Nhà thơ Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng, Không hẹn hò đời hóa hoang vu; Hát vu vơ thật hay. Tôi đã lưu lại chung chuyên trang này để làm kỷ niệm trong thông tin ‘Trăng rằm sen Tây Hồ’ tại https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/05/trang_ram-sen-tay-ho/ . Năm nay nhân cậu Hoàng Gia Cương đã bảo tồn bài thơ “Hồ Gươm” của ông Minh Sơn Hoàng Bá Chuân là em ruột của bà ngoại tôi với cậu tôi là bài “Rùa ơi”. Tôi xin được chép về ở chung trang này https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/
Hồ Gươm Minh Sơn Hoàng Bá Chuân Tô điểm Hà Thành một hạt châu Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu ! Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm? Bút son kiến quốc hạc đương chầu ! Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm Kía tượng vua Lê chót vót cao ! Minh Sơn Hoàng Bá Chuân NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 782
Rùa ơi Hoàng Gia Cương Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa
Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này
Hoàng Gia Cương NGÀN NĂM THƯƠNG NHỚ Gia Dũng Tuyển thơ Thăng Long Hà Nội, trang 932 Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn.
Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.
(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Hoàng Kim 1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm
GIỐNG KHOAI LANG HL518 Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu
Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị (*). Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất. (*) Notes: Ghi chú: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.
Hỏi: Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ làm sao để nhận diện giống? cần mua đúng loại giống khoai ngon này để ăn và trồng thì nên mua ở đâu để có giá tốt và không bị lầm? Thầy Hoàng Kim và Nguyễn Thị Thủy, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm, là tác giả giống, có còn tiếp tục giúp tư vấn sản xuất, tiêu thụ đối với giống khoai lang này không? hiện nay ai có thể giúp làm việc bảo tồn phát triển giống khoai lang ngon cao sản này?
Tiến sĩ Hoàng Kim trả lời: 1) Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ nhận diện giống cần đối chiếu hình ảnh củ và thận lá với chi tiết bản tả kỹ thuật HL518 của Nguyễn Thị Thủy,Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997:Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491 (Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491) Tài liệu báo cáo công nhận chính thức hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997,18 trang. Giống khoai lang ở Việt Nam có nhiều loại với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng rất khác nhau và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang chất lượng ngon, cao sản được trồng phổ biến nhất là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Thông tin ba giống khoai lang này được tóm tắt dưới đây: xem thêm Giống khoai lang ở Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai-lang-o-viet-nam/
Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở c&aacutXem tiếp >> Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021) Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/ Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe. FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài.. Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28 3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực. 4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk 5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây: Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%. Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay Thành tựu sắn Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn) Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới 1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ 3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả; 4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào. 6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … Bài học sắn Việt Nam Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập” 1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19]) 2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19 Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >> Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021) DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/ NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục YÊN TỬ Nguyên văn chữ Hán 題 安子山花煙寺 安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。 Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (Bản dịch của Hoàng Kim) Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1) (1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng) Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi. (Bản dịch của Lê Cao Phan) Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh. (Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976 Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi! (Bản dịch của Lâm Trung Phú) NGÔN CHÍ Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? QUAN HẢI Nguyên văn chữ Hán 樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟 Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời CỬA BIỂN Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời (Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU) OAN THÁN Nguyên văn chữ Hán 浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋 Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ? Dịch nghĩa THAN NỔI OAN Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ? Dịch Thơ: THAN NỔI OAN: Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi? Bản dịch của Thạch Cam Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung. Bản dịch của Lê Cao Phan NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”… “Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“ Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu. Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng ! Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ? Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU? Vũ Bình Lục (Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi) Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu? Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam! Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp. Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển! Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu. Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng. Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời… Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn. Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu? Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự. Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu? * Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”. NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban (*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!” Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều. 浴翠山 海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。 (***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở) TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha “Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”. Viếng mộ cha mẹ Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 20 tháng 9(20-09-2021)
Bản đồ địa hình Việt Nam. Được tạo với GMT từ dữ liệu GLOBE được phát hành công khai Topographic map of Vietnam. Created with GMT from publicly released GLOBE data
DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam tổ quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Trầm tích ngọc cho đời; Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20 tháng 9 năm 1891, xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 9 năm 1946, Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi “Giải thưởng lớn”. Bài chọn lọc ngày 20 tháng 9: Việt Nam Tổ Quốc tôi; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Ta về trời đất Hồng Lam, Nguồn Son nối Phong Nha, Linh Giang sông quê hương; Ta về với Linh Giang, Lời thề trên sông Hóa; Ông Rhodes chữ tiếng Việt; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Thế giới trong mắt ai;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-9/
Chào quý thầy bạn Cuộc Đời những bậc lão thành trong Đường tới IAS 100 năm (1925-2025) Kính chúc thầy, anh chị, bạn hữu vui khỏe.
FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh Giống khoai lang Việt Nam Sắn Việt Nam ngày nay Lúa siêu xanh Việt Nam Ngô Đậu Hệ Canh Tác FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt
Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổi mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng. Gạo Việt và thương hiệu, Việt Nam con đường xanh đang nổ lực vươn tới. Những chuyển đổi tạo nên sự khác biệt. Nhớ lại những naq8m mới đây, Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin: Gạo Việt nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời? Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt và thương hiệu
Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài..
Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA
PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự
1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ [11] 2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23] https://youtu.be/81aJ5-cGp28
3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực.
4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk
5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết.
THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM
Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) đánh giá SWOT điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm căn bản sau đây:
Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD
Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%.
Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay
Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Chi tiết thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn)
Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật
Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện chính trên 6 điểm:Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên Mười kỹ thuật thâm canh sắn;Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn; Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới
1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/
2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11] https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/
3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả;
4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn. 5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào.
6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; …
Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons) [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm: Bài học một: 6 M. 1) Man Power Con người 2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền. Bài học hai: 10 T 1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network. Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR) Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập”
1) Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm bệnh virus khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7]; Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19])
2) Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”. 3) Chế biến kinh doanh sắn Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 4) Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong dịch bệnh Covid19
Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình
PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và Xem tiếp >>
Dạy và há»c 19 tháng 9(20-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngNguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn;Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Ngày 19 tháng 9 năm 1442,Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1952 Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. Ngày 19 tháng 9 năm 1991, Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. Bài chọn lọc ngày 19 tháng 9: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Trầm tích ngọc cho đời; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Nguồn Son nối Phong Nha; Cầu Trời nối Mẹ Cha xưa; Ta về với Linh Giang, Đất Mẹ vùng di sản; Lời thề trên sông Hóa; Thiên đường này đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Thế giới trong mắt ai; Con đường tơ lụa mới; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-9/
NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim
Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
安山山上最高峰, 纔五更初日正紅。 宇宙眼窮滄海外, 笑談人在碧雲中。 擁門玉槊森千畝, 掛石珠流落半空。 仁廟當年遺跡在, 白毫光裏睹重瞳。
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại Tiếu đàm nhân tại bích vân trung Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không Nhân miếu đương niên di tích tại Bạch hào quang lý đổ trùng đồng. YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong Trời mới ban mai đã rạng hồng Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả Nói cười lồng lộng giữa không trung Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu Cỏ cây chen đá rũ tầng không Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời Đầu canh năm đã sáng trưng rồi Mắt ngoài biển cả ôm trời đất Người giữa mây xanh vẳng nói cười Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh D4i châu treo đá rũ lưng trời Nhân Tông còn miếu thời nao đó Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi (Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất Vừa mới canh năm đã sáng trời Tầm mắt bao trùm nơi biển tận Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh. Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười người ở giữa mây xanh. Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dãi tua châu đá rủ mành. Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh) Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời! Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm Giữa mây biếc rộn tiếng người cười. Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời! Miếu cổ Nhân Tông di tích đó Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến chốn yên hà Cơm ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt Đất cày ngõ ải luống ương hoa Trong khi hứng động bề đêm tuyết Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu?
樁木重重海浪前 沉江鐵鎖亦徒然 覆舟始信民猶水 恃險難憑命在天 禍福有媒非一日 英雄遺恨幾千年 乾坤今古無窮意 卻在滄浪遠樹烟
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên. Càn khôn kim cổ vô cùng ý, Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi. Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời. Họa phúc có manh mối không phải một ngày Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau. Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi ! Lật thuyền, thấm thía dân như nước Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc? Anh hùng để hận, dễ gì nguôi? Xưa nay trời đất vô cùng ý Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
浮俗升沉五十年 故山泉石負情緣 虛名實禍殊堪笑 眾謗孤忠絕可憐 數有難逃知有命 大如未喪也關天 獄中牘背空遭辱 金闕何由達寸箋
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ; Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên. Hư danh thực họa thù kham tiếu ; Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. Số hữu nan đào tri thị mệnh ; Văn như vị táng dã quan thiên. Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ; Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ. Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ; Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại. Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ; Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời. Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ; Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời Non xưa suối đá phụ duyên rồi Trung côi , ghét lắm, bao đau xót Họa thực, danh hư , khéo tức cười Số khó lọt vành âu bởi mệnh Văn chưa tàn lụi cũng do trời Trong lao độc bối cam mang nhục Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Năm mươi năm thế tục bình bồng Khe núi lòng cam bội ước chung Cười nạn hư danh, trò thực họa Thương phường báng bổ kẻ cô trung Mạng đà định số, làm sao thoát Trời chửa mất văn, vẫn được dùng Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN Hoàng Kim Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ:
“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt . Nam Việt bị nhập vào nhà Hán Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.
Nhật nguyệt hối rồi minh’ Trăng che trời đêm rồi sáng Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !
Triệu Đà tích xưa còn đó Nam Việt nhập vào nhà Hán Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần Đối Hàn Đường Tống Nguyên
Sách nay Đinh Lê Lý Trần thay cho Triệu Đinh Lý Trần Ngàn năm vết nhục sạch làu. Chính sử còn, sự thật đâu ?
Soi gương kim cổ Tích truyện xưa Ghi lại đôi lời Trăng che mặt trời Nhật thực hôm nay.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm … Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn Ức Trai ngàn năm linh cảm
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu. Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh: Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn: Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.
NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN Hoàng Kim Qua Non Nước Ninh Bình Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi Người hiền in bóng núi Hoàng Long sông giữa lòng: “Cửa biển có non tiên Năm xưa thường lại qua Hoa sen nổi trên nước Cảnh tiên rơi cõi trần Bóng tháp xanh trâm ngọc Tóc mây biếc nước lồng Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo Bia cổ hoa rêu phong” Dục Thuý sơn Nguyễn Trãi
Hải khẩu hữu tiên san, Niên tiền lũ vãng hoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh truỵ nhân gian. Tháp ảnh, trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*), Bi khắc tiển hoa ban
(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”. (**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều.
海口有仙山, 年前屢往還。 蓮花浮水上, 仙景墜塵間。 塔影針青玉, 波光鏡翠鬟。 有懷張少保, 碑刻蘚花斑。
(***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html . CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ Lương Hữu Khánh Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Hoàng Kim (Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn, bài của tác gỉa Hoàng Kim đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở)
TRẦM TÍCH NGỌC CHO ĐỜI Hoàng Kim Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Thầy dặn thung dung phúc hậu Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương
Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân
Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.
Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha Là khởi phát đời con từ bé bỏng Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng Là binh nghiệp cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền Thù nhà đâu sá kể truân chiên Bao giờ đền được ơn trung hiếu Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Xem tiếp >> Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021) DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/ CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan. Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5). Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi… Tài liệu dẫn QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4 LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6 Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương). LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 18 tháng 9(18-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngCầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Ngày 18 tháng 9 quốc khánh tại Chile (1818). Ngày 18 tháng 9 năm 1851, The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. Ngày 18 tháng 9 năm 1953, nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 9: Cầu Minh Lệ Rào Nan; Thiên đường đâu quá xa; Phan Thiết có nhà tôi; Tứ Cô Nương bạn tôi; Trà sớm nhớ bạn hiền; Châu Mỹ chuyện không quên; Lúa siêu xanh Việt Nam; Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-9/
CẦU MINH LỆ RÀO NAN Hoàng Kim Làng Minh Lệ quê tôi lưu lại một số thông tin địa chí, lịch sử, văn hóa không nỡ quên Tôi sinh ra ở đất này, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ nơi đây. Tôi lưu lạc từ nhỏ. Anh em tôi đều hành trình gian nan dấu chân người lính. Tôi làm Thầy nghề nông chiến sĩ. Anh chị em tôi nay phần lớn đều làm thầy giáo và thầy thuốc và đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai, Nỗi niềm người con xa xứ thăm thẳm nhớ về cố hương. Đình Minh Lệ, Linh Giang / Bến Lội Đền Bốn Miếu / Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Đá Đứng chốn sông thiêng/ Chợ Mới nối Nguồn Son / Đất Mẹ vùng di sản / Ta về với Linh Giang/ Lời thề trên sông Hóa/ Lời dặn của Thánh Trần/ … . Quảng Bình đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có vị thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ của sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến võ công và các quần thể địa danh du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy.. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, nơi mà một cuộc chiến uy lực mạnh, bất ngờ, chớp nhoáng, thần tốc,có thể bẻ gãy Việt Nam làm đôi tại địa bàn sinh tử xung yếu này. Cầu Minh Lệ Rào Nan được coi là điểm sinh tử nhất trong câu chuyện cổ truyền miệng dân gian ở quê tôi “Cao Biền ném bút thần” điểm huyệt tại Đá Đứng chốn sông thiêng giữa vùng địa linh Đình Minh Lệ Linh Giang Bến Lội Đền Bốn Miếu Cầu Minh Lệ Rào Nan, Chợ Mới nối Nguồn Son. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu con đường huyết mạch Nam Tiến của người Việt. Bến Lội là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa là vậy nhưng nay là Cầu Minh Lệ Rào Nan.
Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).
Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.
Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.
Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…
QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam
“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.
Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.
Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.
Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*
Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *
Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *
Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.
Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)
LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục
Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng Nguồn: Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5
LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH Trương Minh Dục Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng. * Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến. Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ). Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở. Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở. Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình. Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này Nguồn: Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4
LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH (tiếp theo) 1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào. Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau: – Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất. – Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao. – Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước. Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu. 2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng. – Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình. Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c). Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp). Nguồn: Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6
Nhớ con sông quê hương VỀ SÔNG GIANH Hoàng Gia Cương Tôi lại về sông Gianh Con sông thời thơ ấu Gió Lào thổi ầm ào như gió bão Sóng dập dềnh Phà chở nắng chang chang … Nước thẩm xanh Xanh Nguồn Nậy, Nguồn Nan(*) Có vị muối thủy triều Có mùi hương của suối. Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi Như ba miền tụ hội một miền xanh. Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước. Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức Trái bần xanh còn chát một thời xa … Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**) Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt ! Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông Những niềm vui và cả nỗi đau buồn Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ? Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi Dù đi xa đã mấy chục năm rồi Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu … Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong… Sông trải rộng như lòng người trải rộng ! Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !… QB Hè1989 *Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương).
LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi Xem tiếp >> Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021) DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/ LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con “Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam. ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non. Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018. Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh. QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) * Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ. Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001) Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh. NHỚ VIÊN MINH Hoàng Kim Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời. Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui. (*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/ CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê (*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển; (**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia. CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980. Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi. “Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung. Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021) DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha. Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…) Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam. Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa TỨ CÔ NƯƠNG BẠN TÔI Hoàng Kim Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm. Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng. Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường … VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi. MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay. Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1). Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi! (Ngô Tất Tố dịch) Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa. PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn. Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta. Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/ LỘC XUÂN Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn. NHỮNG TRANG VĂN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ “BAY QUA GIẤC MƠ ” Thanh Thanh/ VOV Online (VOV) – Tập truyện ngắn “Bay qua giấc mơ” của Lê Thanh Chung là những trăn trở muôn thuở của đời người đi tìm hạnh phúc. (ảnh Tác gXem tiếp >> Dạy và há»c 15 tháng 9(15-09-2021) CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngTrà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 15 tháng 9 hàng năm được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) tại Quyết định vào ký ngày 15 tháng 9 năm 2007, với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên kỷ niệm ngày này một cách thích hợp để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngày 15 tháng 9 năm 1835, Charles Darwin (hình) trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. Ngày 15 tháng 9 năm 1945 Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. Bài chọn lọc ngày 15 tháng 9 Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-9/ TRÀ SỚM NHỚ BẠN HIỀN Hoàng Kim Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa Hoa rắc bên song đẫm nước non Ô hay gió mát hương trời biển An giấc đêm ngon chí vẫn nồng * (*) Lưu chùm ảnh và thơ “Trà sớm nhớ bạn hiền” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-nho-ban-hien/ TRÀ SỚM VUI NGÀY MỚI Hoàng Kim Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm thương người hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… NẮNG MỚI Hoàng Kim Mưa ướt đất lành nắng mới lên Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên Núi trùm mây khói trời chất ngất Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Sao tình yêu may mắn Ban mai sáng chân trời Trà sớm thương người ngọc Bình sinh mình biết mình VÔ ĐỀ Gia Cát Lượng Mơ màng ai tỉnh trước, Bình sinh ta biết ta. Thềm tranh giấc xuân đẫy, Ngoài song bóng xế tà. Bản dịch lưu hành trong Tam Quốc diễn nghĩa, dịch bởi Phan Kế Bính 無題 大夢誰先覺, 平生我自知。 草堂春睡足, 窗外日遲遲。 Vô đề Đại mộng thuỳ tiên giác, Bình sinh ngã tự tri. Thảo đường xuân thụy túc, Song ngoại nhật trì trì. Dịch nghĩa Trong giấc mộng lớn, ai là người tỉnh trước? Trong cuộc đời này ta tự biết ta. Đang yên giấc ngủ xuân trong ngôi nhà tranh, Bên ngoài cửa sổ mặt trời (ngày tháng) cứ chậm rãi trôi qua. GÕ BAN MAI VÀO PHÍM Ngôi sao may mắn chân trời Hoàng Kim ta gõ ban mai vào bàn phím gõ vào khuya ngơ ngẫn kiếm tìm biết em ngủ đợi chờ em tỉnh thức như ánh sao trời ở chốn xa xôi. em em em giá mà em biết được những yêu thương hóa đá chốn xa mờ sợi tóc bạc vì em mà xanh lại lời ru và nỗi nhớ ngấm vào thơ. em thăm thẳm một vườn thiêng cổ tích chốn ấy cõi riêng khép mở chân trời ta như chim đại bàng trở về tổ ấm lại khát Bồng Lai ước vọng mù khơi. ta gõ ban mai vào bàn phím dậy em ơi ngày mới đến rồi. (**) TRÀ SỚM THƯƠNG NGƯỜI HIỀN Hoàng Kim Ngắm ảnh nhớ thương ngày tháng cũ Bạn hiền trà sớm chẳng quên nhau Ban mai tỉnh thức ngày vui mới Nắng hửng thanh tâm bát ngát trời Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN Hoàng Kim với anh Phan Chí “Về quê lần trước ghé thăm đây. Đất hiếu cầu thương níu bạn bầy. Thơ thiền Nhất Hạnh tìm nơi cũ. Mặt trời từng hạt chính nơi này” (HK). Cà phê ở Huế thơm ngon lắm. Mười bốn ngàn thôi uống suốt ngày. Ngắm em tóc gió bay bay nắng. Nghe bạn tâm tình hơn rượu say” (PC) @ với anh PC: Em Ra Huế thăm vị chân chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước có nguồn cây trái chính yếu đặc sản đất phương Nam về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm bôn tẩu trọn đời quy giang sơn về một mối. Lạ lùng thay, khi được may mắn uống trà ban mai tĩnh lặng ở Từ Hiếu với bạn hiền lại được lắng nghe cổ vật và các trang sách uyên áo của các vị thiền sư trò chuyện. Tâm chợt ngộ ra rằng vị chân chúa nhà Nguyễn chưa hẳn đã ở Trường Cơ mà có thể ẩn khuất ở chính nơi đây, gần Nam Giao và phía sau của chính điện Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh. KHÁT KHAO XANH Hoàng Kim Khát khao xanh Trời xanh Biển xanh Cây xanh Con đường xanh Giấc mơ hạnh phúc. Anh tan vào em thành ngôi sao may mắn Em dựa vào anh thành niềm tin hi vọng Mình hòa vào nhau ươm mầm xanh sự sống Những thiên thần bé nhỏ sinh thành từ khát khao xanh. NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI Hoàng Kim Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời Một giấc mơ Người đi tìm kho báu Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi … Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa Đi tới cuối con đường hạnh phúc Hãy là chính mình, ta chính là ta. Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn Luôn bên em lấp lánh phía chân trời Nơi bảng lãng thơ tình Hồ núi Cốc Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi … Lên đường đi em Bình minh đã rạng Vui bước tới thảnh thơi Vui đi dưới mặt trời! Ta hãy chăm như con ong làm mật Cuộc đời này là hương hoa. Ngày mới yêu thương vẫy gọi, Ngọc cho đời vui khỏe cho ta. Hoàng Kim XUÂN SỚM NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim Trời trong vắt và xuân gần gũi quá Đóa hoa xuân lặng lẽ nở bên thềm Giọt sương ngọc lung linh trên lộc nõn Đất giao hòa xuân sớm hóa mênh mông. XUÂN SỚM Hoàng Kim Sớm mai trời lạnh giá Ngắm cảnh nhớ Đào Công Chuyển mùa trời chưa ấm Tuyết xuân thương người hiền Đêm trắng và Bình Minh Thung dung chào ngày mới Phúc hậu sống an nhiên Đông qua rồi xuân tới. Ngược gió đi không nản Rừng thông tuyết phủ dày Ngọa Long cương đâu nhỉ Đầy trời hoa tuyết bay NGỌC PHƯƠNG NAM Hoàng Kim hứng mật đời thành thơ việc nghìn năm hữu lý trạng Trình đến Trúc Lâm đạt năm việc lớn Hoàng Thành đất trời xanh Yên Tử … (*) Hoàng Kim họa đối THUYỀN ĐỘC MỘC Trịnh Tuyên ‘Quên tên cây làm thuyền Tận cùng nỗi cô đơn – độc mộc! Khoét hết ruột Chỉ để một lần ngược thác bất chấp đời lênh đênh…‘ (*) Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ. MIÊN THẨM THẦY THƠ VIỆT Hoàng Kim. “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu. Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi. Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, … Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!) Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác … Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An). Miên Thẩm bậc thầy văn chương Việt Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây. Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây: Bạch Đằng giang Bần gia Bất mị tuyệt cú Bi thu Biệt lão hữu Chiên đàn thụ Cổ ý Cừ Khê thảo đường kỳ 1 Cừ Khê thảo đường kỳ 2 Cừ Khê thảo đường kỳ 3 Dạ bạc Nguyệt Biều Dạ bộ khẩu hào Dạ độ Kiến Giang ngẫu thành Dạ văn trạo ca Dịch kỳ Đạo phùng cố nhân Đăng Thuý Vân sơn hữu cảm Điền lư Điền lư tiểu khế đề bích Điếu Trương Độn Tẩu Độc Nguyễn Đình Chiểu nghĩa dân tử trận quốc ngữ văn Đông viên hoa Gia Hội độ Giang thôn kỳ 1 Giang thôn kỳ 2 Hạ thọ Hải thượng Hán cung từ Hoan Châu dạ vũ Hương Cần Khách đình Kim hộ thán Kim Luông dạ bạc Kim tỉnh oán Kỷ mộng Lão bệnh Lão khứ Liễu Long thành trúc chi từ kỳ 1 Long thành trúc chi từ kỳ 2 Long Thọ cương Lục thuỷ Lựu Mỵ Châu từ Nam Định hải dật Nam khê Ngô Vương oán Nhàn cư Nhất Trụ tự Nhĩ hà Xem tiếp >> Dạy và há»c 14 tháng 9(14-09-2021) DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngViệt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt – Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. Ngày 14 tháng 9 năm 1901,Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. Bài chọn lọc ngày 14 tháng 9: Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Giấc mơ Lúa Siêu Xanh; Gạo Việt Ngọc phương Nam; Linh Giang sông quê hương; Hoa Đất của quê hương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-9/ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP VIỆT NAM VỊ THẾ MỚI Hoàng Kim Việt Nam vị thế mới Việt Nam con đường xanh Giấc mơ Lúa Siêu Xanh Gạo Việt Ngọc phương Nam Báo Nhân Dân đăng bài viết của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” vàDư luận quốc tế “Bài viết của Tổng Bí thư là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng“.Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam công du Châu Âu “Nâng tầm hợp tác Việt Nam – EU ngày càng thực chất và hiệu quả”. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng: “Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công vượt dự kiến”. Chuyện bên lề chính sử “Tin hay không nên tin” “Việt Nam là dân tộc nhỏ yếu, nghèo nàn và lạc hậu?”; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-vi-the-moi Những trích dẫn nổi bật Chuyển đổi số Quốc gia Chuyển đổi số nông nghiệp Tin nổi bật quan tâm VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Hoàng Kim Việt Nam con đường xanh những trích dẫn nổi bật của kỳ này gồm: Tin nổi bật quan tâm; Đọc lại và suy ngẫm: “Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập“; “Bài viết của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” “Tầm nhìn mới, bản lĩnh mới, sức sáng tạo mới“; Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử; Muốn CNXH, nền chính trị phải thật sự dân chủ; Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn; “Để Việt Nam mơ giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’; Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa“ Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính. Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định: 1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. 2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu. 3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; 4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp. 5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002. Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu. Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm. NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này (VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam? Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không? Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý. Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản. Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản… Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị kXem tiếp >> Dạy và há»c 13 tháng 9(13-09-2021) DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngQuảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; .Ngày 13 tháng 9 năm 1913 là ngày sinh Trần Đại Nghĩa (1913–1997) là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam .Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. Ngày 13 tháng 9 năm 1229 , Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ sau Thành Cát Tư Hãn. Dưới thời Oa Khoát Đài sự bành trướng của người Mông Cổ gần như toàn bộ châu Á, hầu hết lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu), là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được. Ông đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây thời đó. Bài chọn lọc ngày 13 tháng 9: Quảng Bình đất Mẹ ơn Người;Ban mai đứng trước biển; Thơ tình Hồ Núi Cốc; Yên Lãng Hồ Chí Minh; Nôi đất Việt yêu thương; Mỏ than Hồng giữ lửa; Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-9/ QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI Hoàng Kim Quảng Bình đất Mẹ ơn Người Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê Đinh ninh như một lời thề Trọn đời trung hiếu để về dâng hương Lòng son trung chính biết ơn Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình Về quê kính nhớ Tổ tiên Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân Đất trời ngày mới thanh tân Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân. Đường xuân như một dòng sông Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi. Hồn chính khí bốc lên ánh sáng Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’. Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN Hoàng Kim Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học. Thầy, bạn là lộc xuân đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan/ Ảnh năm tháng không quên … TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG Hoàng Kim Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em? Trăng vằng vặc trên đầu! Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn “Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn” Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm? “Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” Ta mời em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Vui ư em? Trăng lồng lộng trên đầu! Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre. “Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” Ta cùng em uống rượu ngắm trăng Ta có một tình yêu lặng lẽ Hãy uống đi em! Mặc đời dâu bể. Trăng khuyết lại tròn Mấy kẻ tri âm? “Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN Hoàng Kim Đảo Yến trong mắt ai Ban mai đứng trước biển Thăm thẳm một tầm nhìn Vị tướng của lòng dân ĐÈO NGANG VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM THƠ CỔ Hoàng Kim “Trèo đèo hai mái chân vân / Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Nhiều danh nhân- thi sĩ như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh … đã lưu dấu tại đèo Ngang những tuyệt phẩm thơ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497, tổng cộng 37 năm. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. Lê Thánh Tông trên đường chinh phục Chiêm Thành năm 1469 có bài Di Luân hải tần (Cửa Roòn) gửi Ma Cô (đền thiêng thờ công chúa Liễu Hạnh, ở xã Quảng Đông nam Đèo Ngang) CỬA ROÒN Lê Thánh Tông (*) Tây Hoành Sơn thấy rõ Di Luân Cát trải mênh mông tiếp biển gần Sóng nước đá nhô xây trạm dịch Gió sông sóng dựng lập đồn quan Muối Tề sân phố mời thương khách Rượu Lỗ quầy bàn tiếp thị dân Muốn nhắn Ma Cô nhờ hỏi giúp Bụi trần Nam Hải có xua tan. Trần Châu Báu Di Luân cẩn dịch DI LUÂN HẢI TẤN Hoành Sơn tây vọng thị Di Luân Diễu diễu bình sa tiếp hải tần Yên thủy sa đầu phân dịch thứ Phong đào giang thượng kiến quan tân Tề diêm trường phố yêu thương khách Lỗ tửu bồi bàn túy thị nhân Dục phỏng Ma Cô bằng ký ngữ Nam minh kim dĩ tức dương trần. Nguyễn Thiếp, (1723 – 1804), là nhà giáo, danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông được vua Quang Trung rất nể trọng. Nguyễn Thiếp đã hiến kế cho vua Quang Trung ” “Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó”. Ông đồng thời cũng là người dâng ba kế sách “quân đức, dân tâm, học pháp”, dùng chữ Nôm thay chữ Hán để tạo thế lâu bền giữ nước, xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô nơi đất khởi nghiệp Hồ Phi Phúc (tổ nghiệp của nhà Tây Sơn) để sâu rễ bền gốc. Vào khoảng đầu năm 1803, lúc Nguyễn Thiếp 80 tuổi, lúc vua Quang Trung đã mất, vua Quang Toản không giữ được cơ nghiệp, vua Gia Long nhà Nguyễn thắng nhà Tây Sơn đã triệu ông vào gặp vua tại Phú Xuân để hỏi việc nước. Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về. Trên đường về, khi qua đỉnh đèo Ngang, ông đã cảm khái đọc bài thơ Nôm: Đà TRÓT LÊN ĐÈO PHẢI XUỐNG ĐÈO Nguyễn Thiếp Đã trót lên đèo, phải xuống đèo Tay không mình tưởng đã cheo leo Thương thay thiên hạ người gồng gánh Tháng lọn ngày thâu chỉ những trèo! Danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746–1803), nhà văn, nhà mưu sĩ đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh cũng cảm khái khi “lên đèo Ngang ngắm biển”. Bài thơ cao khiết, bi tráng, mang sắc thái thiền. LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN Ngô Thì Nhậm Bày đặt khen thay thợ hóa công, Khéo đem hang cọp áp cung rồng. Bóng cờ Trần đế (1) dường bay đó, Cõi đất Hoàn vương (2) thảy biến không. Chim đậu lùm xanh, xanh đã lão, Ngạc đùa sóng bạc, bạc nên ông. Việc đời bọt nổi, xưa nay thế, Phân họp giành trong giấc hạc nồng (3) Bản dịch của Nguyễn Sĩ Lâm ĐĂNG HOÀNH SƠN VỌNG HẢI Tạo hóa đương sơ khổ dụng công, Khước tương hổ huyệt xấn giao cung. Hoàn vương phong vực qui ô hữu, Trần đế tinh kì quải thái không. Tình thụ thê cầm thương dục lão, Nộ đào hí ngạc bạch thành ông. Vô cùng kim cổ phù âu sự. Phân hợp du du hạc mộng trung. Chú thích: (1) Trần đế:Các vua đời Trần. (2) Hoàn vương: Chiêm Thành. (3) Giấc hạc: Giấc mộng hạc. Câu thơ ý nói cuộc tranh giành đất đai giữa Đằng Ngoài và Đằng Trong chẳng qua chỉ là giấc mộng trần thế sẽ tiêu tan. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) có bài thơ “Qua đèo Ngang” trong Hải Ông Tập; họa vần bài thơ “năm Giáp Dần (1794), vâng mệnh vào kinh Phú Xuân, lúc lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc Thành” của Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn ( Đoàn Nguyễn Tuấn là con Đoàn Nguyễn Thục, đỗ Hương Cống đời Lê, có chiêu mộ người làng giúp Trịnh Bồng đánh Chỉnh, sau ra giúp Tây Sơn, làm đến chức Tả Thị Lang Bộ Lại, tước Hải Phái Bá. Có đi sứ Trung Quốc năm 1790 và có tập thơ nhan đề Hải Ông tập. Ông là anh vợ Nguyễn Du, hơn Nguyễn Du khoảng 15 tuổi). Đọc bài thơ này của Nguyễn Du để hiểu câu thơ truyện Kiều “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. QUA ĐÈO NGANG Nguyễn Du Họa Hải Ông Đoàn Nguyễn Tuấn Tiến về Nam qua đèo Ngang Hành trình đầy đủ gươm đàn mang theo Thuốc thần nào đã tới đâu Mảnh da beo vẫn mối đầu lụy thân Ánh mầu nước, chén rượu xanh Dõi theo vó ngựa một vành trăng quê Gặp gia huynh hỏi xin thưa Đường cùng tôi gặp, tóc giờ điểm sương HỌA HẢI ÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Hoành Sơn sơn ngoại lĩnh nam trình Cần kiếm tương thùy thướng ngọc kinh Thỏ tủy vị hoàn tân đại dược Báo bì nhưng lụỵ cựu phù danh Thương minh thủy dẫn bôi trung lục Cố quốc thiềm tùy mã hậu minh Thử khứ gia huynh như kiến vấn Cùng đồ bạch phát chí tinh tinh Nguyễn Tâm Hàn phỏng dịch Danh sĩ Vũ Tông Phan, (1800 – 1851), nhà giáo dục, người có công lớn trong việc chấn hưng văn hóa Thăng Long thời vua Minh Mệnh cũng có bài thơ “Qua lũy Ninh Công nhớ chuyện xưa” rất nổi tiếng: QUA LỦY NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA Vũ Tông Phan Đất này ví thử phân Nam, Bắc Hà cớ năm dài động kiếm dao? Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm, Người xây chiến lũy tổn công lao. Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ, Thù hận dư âm rợn sóng đào. Thiên hạ nay đà quy một mối Non sông muôn thuở vẫn thanh cao. QÚA NINH CÔNG LŨY HOÀI CỔ Nhược tương thử địa phân Nam Bắc, Hà sự kinh niên động giáp bào? Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm, Nhân vi cô lũy diệc đồ lao. Doanh thâu để sự không di chủng, Sát phạt dư thanh đái nộ đào. Vũ trụ như kim quy nhất thống, Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao. Người dịch: Vũ Thế Khôi Nguồn: Đào Trung Kiên (Thi Viện) Chu Thần Cao Bá Quát (1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Cao Bá Quát có hai bài thơ viết ở đèo Ngang đó là Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn) và Hoành Sơn Quan (Ải Hoành Sơn) LÊN NÚI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi, Bên non cỏ nội tiễn đưa người. Ai tài kéo nước nghìn năm lại ? Trăm trận còn tên một lũy thôi. Ải bắc mây tan mưa dứt hạt, Thôn nam nắng hửng sớm quang trời. Xuống đèo mới biết lên đèo khổ, Trần lụy, sao đành để cuốn lôi ? ĐĂNG HOÀNH SƠN Sơn ngại thanh sơn vạn lý Trình, Sơn biên dã thảo tống nhân hành. Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc, Chinh chiến không tồn nhất lũy danh. Bắc lĩnh đoạn vân thu túc vũ, Nam trang sơ hiểu đái tân tình, Há sơn phản giác đăng sơn khổ, Tự thán du du ủy tục tình! Người dịch: Nguyễn Quý Liêm Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn ẢI HOÀNH SƠN Cao Bá Quát Non cao nêu đất nước, Liền một dẫy ra khơi. Thành cũ trăm năm vững, Ải xa nghìn dặm dài. Chim về rừng lác đác, Mây bám núi chơi vơi. Chàng Tô nấn ná mãi, Tấm áo rách tơi rồi. HOÀNH SƠN QUAN Địa biểu lập sàn nhan, Liêu phong đáo hải gian. Bách niên khan cổ lũy, Thiên lý nhập trùng quan. Túc điểu sơ đầu thụ, Qui vân bán ủng sơn. Trì trì Tô Quí tử, Cừu tệ vị tri hoàn. Bản dịch của Hóa Dân Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Hai bài thơ của Bác Hồ lúc 5 tuổi, là hai bài đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh ) tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Đó cũng là những câu thơ lưu lạc, huyền thoại giữa đời thường. Câu chuyện “đường lưỡi bò” và lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch. KHÔNG ĐỀ Nguyễn Sinh Cung, 1895 Núi cõng con đường mòn Cha thì cõng theo con Núi nằm ì một chỗ Cha thì cúi lom khom Đường bám lì lưng núi Con tập chạy lon ton Cha siêng hơn ngọn núi Con đường lười hơn con. Biển là ao lớn. Thuyền là con bò Bò ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn. Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam với bàithơ “Qua đèo Ngang’, một tuyệt phẩm thơ cổ, được người đời truyền tụng hơn cả (1) (2). QUA ĐÈO NGANG Bà huyện Thanh Quan Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Bài thơ này của Bà Huyện Thanh Quan được Nguyễn Văn Thích dịch thơ chữ Hán BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà, Yên ba gian thạch, thạch gian hoa. Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu, Thị tập giang biên, cá cá đa. Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc, Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia. Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải, Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta. Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích QUÁ HOÀNH SƠN Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu Thác lạc giang biên điếm ảnh xa Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ Nhất phiến ly tình phân ngoại gia. Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng. Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ, nơi lưu dấu những huyền thoại (2). Hoàng Kim (1) Hoàng Đình Quang họa vần “Qua đèo Ngang” với lời bình xác đáng: Thế sự mông lung lộn chính tà Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa Sáu bài thơ cổ lưu tên phố (*) Nửa thế kỷ nay đánh số nhà (**) Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc Câu thơ còn đó lập danh gia Chẳng bia, chẳng tượng, không đến miếu Ngẫm sự mất còn khó vậy ta? (*) Toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại 6 bài, trong đó có 2 bài được coi là kiệt tác: Qua đèo Ngang và Thăng Long thành hoài cổ. (**) Từ năm 1955, chính quyền Việt Nam (miền Nam) chính thức đặt tên đường Bà Huyện Thanh Quan cho một đường phố của thành phố Sài Gòn, (thay thế tên cũ Flandin do người Pháp) và tồn tại cho đến ngày nay. (2) Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Hoàng Kim đã thuật lại câu chuyện “Tầm hữu vị ngộ Hồ Chí Minh” do cố Bộ trưởng Xuân Thủy kể trên đỉnh đèo Ngang năm 1970. “Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“ Bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, là thơ Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua“. Đỉnh đèo Ngang , ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bính nơi lưu giấu huyền thoại “Qua đèo chợt gạp mai đầu suối”. Mộ bác Giáp an táng tại mũi Rồng gần vũng Chùa nam đèo Ngang (ảnh đầu trang). Đỉnh đèo Ngang chốn xưa nơi lắng đọng câu chuyện cũ … Qua đèo Chợt gặp mai đầu suối. Hoành Sơn nơi ẩn giấu những huyển thoại Hoàng Kim Bình yên đảo Yến. (QBĐT) Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7 km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hòn đảo này mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. Cùng với Vũng Chùa nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa Đảo Yến sẽ là điểm đến giá trị, kết nối với Hoành Sơn Quan, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa… tạo thành một tuyến du lịch đầy thu hút. Nguồn video: Bình yên đảo Yến báo Quảng Bình điện tử người thực hiện: Diệu Hương, Xuân Hoàng, Nguyễn Chiến THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC Hoàng Kim Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng luồng Lưu lượn lững lờ Núi Cốc chùa Vàng xao xuyến đợi Sông Công đảo Cái ước mong chờ Nham Biền, Yên Lãng uy nghi quá Tam Đảo, Trường Yên dạ ngẫn ngơ. Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng… Nôi đất Việt yêu thương/ Mỏ than Hồng giữ lửa/ Thơ tình Hồ Núi Cốc / Yên Lãng Hồ Chí Minh/ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn / Chợt gặp mai đầu suối/ Thanh trà Thủy Biều Huế/ Mai Hạc vầng trăng soi/ Cánh cò bay trong mơ/ Một niềm tin thắp lửa/ Giấc mơ lành yêu thương / Đồng xuân lưu dấu hiền Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Xem tiếp >> Dạy và há»c 12 tháng 9(12-09-2021) DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngChọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Ngày 12 tháng 9 năm 1959, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. Đây là vùng trung tâm châu Á, trọng điểm của “Vành đai và con đường” trong chiến lược Trung Quốc “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”.Ngày 12 tháng 9 năm 1890, Harare, thủ đô Zimbabwe, được thành lập bởi những người định cư. Ngày 12 tháng 9 năm 1921, ngày sinh Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, tiên phong của tân nhạc Việt Nam (mất năm 1989). Ngày 12 tháng 9 năm 2017 ngày mất nhạc sĩ Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972), được Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc, là một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Bài chọn lọc ngày 12 tháng 9: Chọn giống sắn kháng CMD; Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh; Hoàng Thành đến Trúc Lâm; Ngày Hạnh Phúc của em; CIP Peru và khoai Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Hoàng Trung Trực đời lính; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-9/ Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh DẺO THƠM HẠT NGỌC VIỆT Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả. Hoàng Long chuyển cho tôi tập tài liệu bài giảng Cây Lương thực Việt Nam để tôi giúp chuẩn thông tin cho những sản phẩm giống cây lương thực nổi bật Giống lúa GSR65, GSR90, giống sắn KM419, giống khoai lang Hoàng Long, HL518 (Nhật Đỏ), HL419 (Nhật tím), Yêu cầu của sản xuất cần những thông tin khoa học thực tiễn chân thực lắng đọng. Dịp ấy, tôi bận đi Quảng Bình, nhưng vì việc này quá cấp thiết, và khi đọc ‘Lời nói đầu’ tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt Nam. Kính chúc bà con nông dân những vụ mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và thật sự đồng cảm sâu sắc với con tôi về ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực với một ít thành quả bước đầu trên cây lúa cũng như của chính chúng tôi đã trãi nghiệm và thấm hiểu thật rõ ràng mỗi tiến bộ giống cây trồng và kỹ thuật công nghệ thâm canh thì gian khổ đến đâu. Dẻo thơm ngọc cho đời Đắng lòng thương vị mặn;xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/deo-thom-hat-ngoc-viet/ LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Giống tốt và kỹ thuật thâm canh TS. Hoàng Long và đồng sự Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một hông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu. Lúa Siêu Xanh Việt Nam CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO Lời ngỏ cho tập sách mỏng Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng) Cách mạng sắn Việt Nam Chọn giống sắn Việt Nam Chọn giống sắn kháng CMD Giống sắn KM419 và KM440 Mười kỹ thuật thâm canh sắn Sắn Việt bảo tồn phát triển Sắn Việt Lúa Siêu Xanh Sắn Việt Nam bài học quý Sắn Việt Nam sách chọn Sắn Việt Nam và Howeler Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt và Sắn Thái Quản lý bền vững sắn châu Á Cassava and Vietnam: Now and Then Lúa siêu xanh Việt Nam Giống lúa siêu xanh GSR65 Giống lúa siêu xanh GSR90 Gạo Việt và thương hiệu Hồ Quang Cua gạo ST Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A Con đường lúa gạo Việt Chuyện cô Trâm lúa lai Chuyện thầy Hoan lúa lai Lúa C4 và lúa cao cây Lúa sắn Cămpuchia và Lào Lúa sắn Việt Châu Phi Lúa Việt tới Châu Mỹ Giống ngô lai VN 25-99 Giống lạc HL25 Việt Ấn Giống khoai lang Việt Nam Giống khoai lang HL518 Giống khoai lang HL491 Giống khoai Hoàng Long Giống khoai lang HL4 Giống khoai Bí Đà Lạt Việt Nam con đường xanh Việt Nam tổ quốc tôi Vườn Quốc gia Việt Nam Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp sinh thái Việt Nông nghiệp Việt trăm năm IAS đường tới trăm năm Viện Lúa Sao Thần Nông Hoàng Thành đến Trúc Lâm Ngày Hạnh Phúc của em Có một ngày như thế Thầy bạn là lộc xuân Thầy bạn trong đời tôi Sóc Trăng Lương Định Của Thầy Quyền thâm canh lúa Borlaug và Hemingway Thầy Luật lúa OMCS OM Thầy Tuấn kinh tế hộ Thầy Tuấn trong lòng tôi Thầy Vũ trong lòng tôi Thầy lúa xuân Việt Nam Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc Thầy bạn Vĩ Dạ xưa Thầy Dương Thanh Liêm Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa Phạm Quang Khánh Hoa Đất Phạm Văn Bên Cỏ May 24 tiết khí nông lịch Nông lịch tiết Lập Xuân Nông lịch tiết Vũ Thủy Nông lịch tiết Kinh Trập Nông lịch tiết Xuân Phân Nông lịch tiết Thanh Minh Nông lịch tiết Cốc vũ Nông lịch tiết Lập Hạ Nông lịch tiết Tiểu Mãn Nông lịch tiết Mang Chủng Nông lịch tiết Hạ Chí Nông lịch tiết Tiểu Thử Nông lịch tiết Đại Thử Nông lịch tiết Lập Thu Nông lịch Tiết Xử Thử Nông lịch tiết Bạch Lộ Nông lịch tiết Thu Phân Nông lịch tiết Hàn Lộ Nông lịch tiết Sương Giáng Nông lịch tiết Lập Đông Nông lịch tiết Tiểu tuyết Nông lịch tiết Đại tuyết Nông lịch tiết giữa Đông Nông lịch Tiết Tiểu Hàn Nông lịch tiết Đại Hàn Nhà sách Hoàng Gia Video Cây Lương thực chọn lọc : Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long, và đồng sự (*) Selection of cassava varieties resistant to CMD Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcI và https://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/ In Vietnam, up to now, cassava varieties KM419 and KM440 are popular, after even CMD and CWBD, https://youtu.be/XDM6i8vLHcI and https://youtu.be/kjWwyW0hkbU planting clean KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 for DUS and VCU trials remains our advice to farmer at this stage. Cassava conservation and sustainable development in Vietnam: https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/5l9xPES76fU; Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết c�Xem tiếp >> Dạy và há»c 11 tháng 9(
Dạy và há»c 17 tháng 9(17-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/
LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim Nhà mình gần ngã ba sông Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình Linh Giang sông núi hữu tình Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “ Câu ru quặn thắt đời con Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ Lặn trong sương khói bến đò sông quê Ngày xuân giữ vẹn lời thề Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI Hoàng Kim Đất nặng ân tình đất nhớ thương Ta làm hoa đất của quê hương Để mai mưa nắng con đi học Lưu dấu chân trần với nước non.
Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân. Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.
Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh.
QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA Bút ký Hoàng Hữu Sam “Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này. Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ. Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa. Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.* Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? * Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *
Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình* Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.
Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn. Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !) Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt. Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà. Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ. H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)
Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ Lắk và Đào Duy Từ còn mãi
LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ Hoàng Kim
Tay men bệ đá sân đình Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này Đình làng chốn cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.
Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.
Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.
Tay men bệ đá sân chùa Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này Đình làng chùa cũ nơi đây Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh
Mình về với đức Viên Minh Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non Đêm Yên Tử sáng trăng rằm Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời
Thung dung bước tới thảnh thơi Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần Thiên nhiên là thú bình an Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.
(*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN CIMMYT tươi rói một kỷ niệm Hoàng Kim
Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người Mê xi cô tựa cổng trời (*) Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê
Oregon thác uy nghi Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân Phải đi muôn dặm xa gần Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa
Em về thưa với mẹ cha Rằng anh còn bận đường xa chưa về Trăm quê dẫu ngỡ là quê Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình
Đã từng ly biệt tử sinh Gừng cay muối mặn để thành quê hương Đã từng gian khổ chiến trường Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai
Anh đi núi rộng sông dài Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em Bởi đâu bạn lạ hóa quen Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta
Anh về sẽ nối đường qua Cánh thư chắp mối để xa nên gần Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê
(*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển;
(**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP.
Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia.
CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980.
Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Lời Thầy dặn thung dung.
Châu Mỹ chuyện không quên Hoàng Kim Niềm tin và nghị lực Về lại mái trường xưa Hưng Lộc nôi yêu thương Năm tháng ở trời Âu
Vòng qua Tây Bán Cầu CIMMYT tươi rói kỷ niệm Mexico ấn tượng lắng đọng Lời Thầy dặn không quên
Ấn tượng Borlaug và Hemingway Con đường di sản Lewis Clark Sóng yêu thương vỗ mãi Đối thoại nền văn hóa
Truyện George Washington Minh triết Thomas Jefferson Mark Twain nhà văn Mỹ Đi để hiểu quê hương 500 năm nông nghiệp Brazil Ngọc lục bảo Paulo Coelho Rio phố núi và biển Kiệt tác của tâm hồn Giấc mơ thiêng cùng Goethe Chuyện Henry Ford lên Trời Bài đồng dao huyền thoại Bảo tồn và phát triển Sắn Việt Nam và Kawano Sắn Việt Nam và Howeler Một ng&aXem tiếp >> Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021)
Dạy và há»c 16 tháng 9(16-09-2021)
DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 9 Hoàng Kim CNM365 Tình yêu cuộc sốngLúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Ngày 16 tháng 9 năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ô zôn khỏi bị suy giảm. Ngày 16 tháng 9 năm 1792, ngày mất Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ngày 16 tháng 9 năm 1820, ngày mất Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam. Bài chọn lọc ngày 16 tháng 9 Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi;Việt Nam vị thế mới; Việt Nam con đường xanh; Hoa Đất thương lời hiền; Trà sớm nhớ bạn hiền; Mùa Trung Thu tình thân; Thanh trà Thủy Biều Huế; Trăng rằm vui chơi giăng; Thăm nhà cũ của Darwin; Làng Minh Lệ quê tôi; Ta về với Linh Giang; Quảng Bình đất Mẹ ơn Người; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-9/
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoang Long, Hoàng Kim và đồng sự
Giống lúa siêu xanh GSR65 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Giống lúa siêu xanh GSR90 Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR90 được lai tạo từ tổ hợp OM9921x GSR38 thực hiện tại Việt Nam (GSR38 có nguồn gốc là giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-Y7-Y3 nhập nội từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR90 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam lai tạo, tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 90 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR90 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửa Long, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới tại Việt Nam. Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR90 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 99 – 102 ngày đối với lúa sạ và 101 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 103 – 105 cm. Giống có 309 – 351 bông/m2 trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 29 g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR90 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR90 ít sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng, kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR90 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,36 tấn/ha vượt 25,01% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha; trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 8,17 tấn/ ha vượt 14,58% so với đối chứng ML48 đạt 7,13 tấn/ha.
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của tài liệu này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Tài liệu được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhằm cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Anh Nam Sinh Đoàn viết : “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam
Thích ứng cây trồng trước biến đổi khí hậu
Báo Nhân Dân: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cho cây trồng là biện pháp, hướng mở có ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả. (xem tiếp…)
Sau bảy năm (2012-2018) đánh giá và tuyển chọn giống lúa siêu xanh (GSR Green Super Rice) Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2018 tại Viện Khoa học Cây trồng, Viện Hàn lâm Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) tiến sĩ Hoàng Kim đã gặp Giáo sư tiến sĩ Zhikang Li và Phó Giáo sư tiến sĩ Tian-Qing Zheng trưởng dự án lúa toàn cầu IRRI CAAS để trao đổi kế hoạch hợp tác Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI trong việc đánh giá mở rộng các giống lúa tốt thích nghi biến đổi khí hậu có chất lượng ngon, năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh chính, thích hợp vùng thâm canh vùng mặn vùng hạn và đào tạo nguồn lực giảng dạy nghiên cứu phát triển. Do tình hình dịch bệnh, nên các trao đổi lúa siêu xanh toàn cầu hướng về giải pháp trực tuyến và nổ lực mỗi bên là chính. Bài này là tóm tắt thông tin Lúa siêu xanh Việt Nam.
Xem tiếp Con đường lúa gạo Việt Nam Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI Việt Nam con đường xanh
Việt Nam con đường xanh Một niềm tin thắp lửa
Tứ Cô Nương Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh , Hoài Vân là bốn người bạn thân, bốn loài hoa xuân phơi phới hạnh phúc.Đó là nhóm bạn quý của tình bạn, văn chương, thơ và lòng người. Hoài Vân dẫn đoàn vui gặp bạn đầu xuân ở nhà tôi và chúng tôi kéo nhau cùng đi thăm Lâm Cúc. Tứ Cô Nương sau ít năm lại tạo sự kiện “Bay qua giấc mơ” và “Đi dưới mặt trời” giới thiệu các tác phẩm chọn lọc. Tứ Cô Nương bạn tôi là ký ức hành trình xanh THIÊN ĐƯỜNG NÀY ĐÂU XA
Em có lạc đường không đấy em Mãi nghe chuyện lạ ngẩn ngơ quen Chỉ vài điều ước sao chưa tới Ngẫm bạn nhìn ta lại phát thèm.
Đường tốt và không ai thu phí Không bề bộn ‘nút’ chẳng ni lon Hoa công cộng không ai bứt hái ‘Biển cấm’ vì ai hóa thẹn thùng.
Vé số, ăn xin đâu chẳng thấy Không ai chèo kéo chém chặt ai Hàng chôm cháo chửi không hề thấy Rừng nguyên sinh xanh suốt đường dài
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương Em cứ tung tăng nhưng xin đừng lạc. Em ơi, ơi em, xin em đừng lạc. Đi đâu thì đi đừng có lạc đường …
VUI GẶP BẠN ĐẦU XUÂN Hoàng Kim
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui Rượu ngọt, trà thơm sóng sánh mời NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc OANH vàng, CÚC tím, nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lảng đảng Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm” “Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” (1).
Ghi chú: (1):Xuân cảm là thơ hay mừng gặp bạn của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải được vận dụng trong bài thơ úng khẩu mừng bạn. Nỗi chữ viết in là tên của một bạn trong đoàn vui hôm đó. XUÂN CẢM (Cảm hứng ngày xuân) Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
Lâm râm mưa bụi gội hoa mai, Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi. Già nửa phần xuân cam bỏ uổng, Tới năm chục tuổi biết suy rồi. Mơ màng nước cũ chim bay mỏi, Khơi thẳm nguồn ân, cá khó bơi. Đảm khí ngày nào rày vẫn đó, Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi!
Hành trình xanh thật vui như chùm ảnh trên đây mà bạn đã thấy, nhưng tươi vui yêu thích đọng lại đầy ngưỡng mộ vui vẻ với tôi là “Phím chiến” > Đó thực sự là các câu thơ tài hoa.
PHÍM CHIẾN Thanh Chung, Lâm Cúc & Hoa Huyền CNM365 Chim khôn ăn trái nhãn lồng/ người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan./ Hoàng Kim (HK) chép lại cuộc ”Phím chiến” giữa hai nàng Thanh Chung (TC) Lâm Cúc (LC) và Hoa Huyền (HH) Trăng đáy hồ – trăng đáy ao Ngẩn ngơ một gã họ Đào tên Hoa Trêu chàng Cuội, tán Hằng Nga Dọc ngang một cõi – trời già cũng thua. TC Rõ là miệng lưỡi chanh chua Gặp ngay phải lão thích đùa nên vui Tuổi tam hợp Hợi… khoái Mùi Rủi may duyên số hên xui xá gì HH Gã này có họ chàng… si Chanh chua tưởng khế sao kì thế anh? Đèn vàng lại ngỡ đèn xanh Trái mơ anh ngỡ… cam sành he he. TC Em như trái sấu, quả me Phải lão to bè có lẽ vừa đôi Sơ cua dẻo mép mềm môi Để cho lắm kẻ đứng ngồi không yên HH Lão H này rõ lắm duyên Xanh xanh cũng buộc, huyền huyền cũng vơ Một tay khuấy đảo mấy bờ? Phen này e phải cậy nhờ Liên Bang! NLC Chào LC ghé gia trang Tham gia tác chiến… hai nàng một anh Dẫu cho cam giấy, cam sành Hoahuyen cũng quyết tung hoành tả tơi! HH Nghênh ngang khuấy nước chọc trời Bến Đông cũng ghé, bến Đoài cũng thăm Có sao còn muốn hái trăng Được voi đòi cả chị Hằng Tiên Nga. TC Dại gì mặc áo cà sa Chính chuyên chết cũng thành ma cà rồng Giấu tờ hôn thú chơi ngông Đèn xanh ai bật là ông ứ… ừ HH Kiếp này trót vụng đường…đua Làm vua một cõi còn thua lão… liều Xem ra còn khổ vì yêu Vì trăng, vì gió, vì diều không dây TC Hỏi ai ghẹo gió vờn mây? Mà không khốn đốn đêm ngày nghiêng siêu? Càng đau khổ… lại càng iêu Hoa thơm càng ngát quả liều càng ngon HH Tìm nhau xuống biển lên non Trăng nay cuối tháng, anh còn… hàm nhai? Vin cành trúc, bẻ cành mai Có về phố Hiến nhắn ai về cùng (!) TC Chỉ e “cầu” đã lệch ”cung” Rồi lại phải lùng mua gấp đi-văng(*) Xa thì chín nhớ, mười mong Gần nhãn đau lòng sao chẳng ngọt ngon? HH Trăng mười sáu bảo trăng non Mồng tơi một thuở anh còn nhớ chăng? Lỡ lời ước hẹn trăm năm Thương nhau ta lộn về Bần – kiếp sau (!) TC Sẵn lòng vui vẻ làm… trâu? Anh hầu cho đến bạc đầu mới thôi? Kiếp này biết đã thiu ôi Nhìn nhau thế cũng đã rồi phải không? HH hehehe Hoahuyen*** quê Hưng Yên nhãn lồng nơi Hoàng Đình Quang có thơ Hưng Yên tặng bạn và Hoàng Kim có thơ “Hoàng Đình Quang bạn tôi” ngưỡng mộ bạn.
Chim khôn ăn trái nhãn lồng Người ngoan nói chuyện lòng vòng cũng ngoan
VUI ĐÙA BẠN HOA HUYỀN Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-dua-ban-hoa-huyen/ HƯNG YÊN Hoàng Đình Quang
Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên Bạn tặng cho mình chút nợ duyên Phố Hiến một thời còn tấp nập Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền Thanh tân em gái cười trong nón Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên! HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI Hoàng Kim Cứ ngỡ chiều hôm nắng đã tà Giáo già, ca trẻ, thật nhiều hoa Câu thơ định mệnh lời bền nước Hót chẳng theo mùa tiếng vững nhà. “Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia” (*) Tâm sáng văn tài mừng việc mới Chuyện đời dạy học bạn và ta.
Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/
Tứ Cô Nương bốn tác giả nữ Hoài Vân, Thanh Chung, Lâm Cúc, Kim Oanh giới thiệu các tập sách “Tin nhắn cuối cùng” “Bay qua giấc mơ” “Đi dưới mặt trời” thật chuyên nghiệp và trang trọng, vui vẻ, đầm ấm giữa những người bạn thân quen. Tôi ghi lại một số hình ảnh và chút ít lời bình văn.