Tòa Nhà Chính Phủ Việt Nam

Tòa Nhà Chính Phủ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam (tên chính thức Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là nhánh hành pháp của Việt Nam. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.[1]

Chính phủ Việt Nam (tên chính thức Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là nhánh hành pháp của Việt Nam. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.[1]

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế tổng hợp, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

- Chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.

- Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp.

- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Lao động, việc làm và các vấn đế xã hội.

- Văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

a) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của pháp luật.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải; Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là các phiên họp[15] Chính phủ. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (trong trường hợp biểu quyết có tỷ lệ là 50-50 thì kết quả theo bên có Thủ tướng Chính phủ).

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây (trước khóa 14), Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[16]

Xem thêm: Ban Cán sự Đảng Chính phủ Việt Nam

Thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ hiện gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Tòa nhà Hapulico Complex là tổ hợp các trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp, khu vườn trẻ ... được xây dựng trên diện tích 43.333,2m2 nối giữa 3 đường Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng và Ngụy Như Kon Tum.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ

Cơ cấu tổ chức Chính phủ được quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:

1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ trưởng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ: là người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội mà Chủ tịch nước đề nghị.

Phó Thủ tướng Chính Phủ: chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các công việc, nhiệm vụ được giao. Trong Chính phủ, thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: là thành viên của Chính phủ, đứng đầu Bộ, Ngành và quản lý theo từng lĩnh vực khác nhau; chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện và giám sát việc tuân thủ Pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.

2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Hiện nay, Chính phủ nước CHXHCN Việt nam hiện có 22 bộ cùng với 4 cơ quan ngang bộ. Các Bộ được tổ chức theo chiều dọc, phân theo các ngành kinh tế - xã hội. Mỗi cơ quan Bộ đảm nhiệm quản lý một ngành, đứng đầu Bộ là Bộ trưởng. Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội và Chủ tịch nước.

Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Uỷ ban dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. Cơ quan ngang bộ được tổ chức theo chiều dọc, tương ứng với những lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, Chính phủ còn có 7 cơ quan khác như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,....

Có thể thấy, theo quy định của Hiến pháp 2013, cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã trở nên gọn nhẹ hơn so với Hiến pháp 1992. Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ được Quốc hội quyết định. Điều này giúp đảm bảo Chính phủ luôn có cơ cấu hợp lý, thực hiện hiệu quả trọng trách của mình.