Lê Quang Đạo (8 tháng 8 năm 1921 – 24 tháng 7 năm 1999) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện, là một chính khách của Việt Nam, ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến 1992. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc Trung tướng. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội họ Nguyễn Việt Nam.
Lê Quang Đạo (8 tháng 8 năm 1921 – 24 tháng 7 năm 1999) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện, là một chính khách của Việt Nam, ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến 1992. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc Trung tướng. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội họ Nguyễn Việt Nam.
Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, cùng ngày ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ông là người thứ 2 tính đến thời điểm hiện tại kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch trong khi làm Chủ tịch Quốc hội. Đến năm 1988, ông giữ chức Bí thư Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc hội của ông là thời kỳ đầu của chính sách Đổi mới, gần một năm sau khi ông làm chủ tịch Quốc hội, Luật Đất đai đã được thông qua đồng thời Quốc hội cũng thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.[6] Năm 1990, Quốc hội thông qua Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, cùng năm Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ 1987 đến 1992, cơ chế Hội đồng Nhà nước dần tỏ ra các hạn chế do đó đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, theo đó sẽ tiến hành giải thể Hội đồng Nhà nước, tách Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra khỏi Hội đồng Nhà nước và đứng đầu Uỷ ban sẽ là Chủ tịch Quốc hội. Ngày 23 tháng 9 năm 1992, Nông Đức Mạnh kế nhiệm ông làm Chủ tịch Quốc hội.
Tháng 8 năm 1994, sau gần 2 năm không giữ chức vụ quan trọng nào ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến khi qua đời vào tháng 7 năm 1999
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa III đến khóa VI (dự khuyết từ 1960, chính thức từ 1972 đến 1991), Bí thư Trung ương Đảng các khóa IV và V (1976–1986), Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX.
Ông mất ngày 24 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
Tên ông đặt cho đường phố ở Hà Nội (nối Lê Đức Thọ với Đại lộ Thăng Long). Ở Huế (từ đường Tố Hữu - phường An Đông) và ở Đà Nẵng (đoạn cắt Phan Tứ đến đoạn cắt Nguyễn Văn Thoại), những tên đường phố này cũng mang tên ông. Tại Từ Sơn, đường Lê Quang Đạo có điểm đầu là đường Đình Bảng và điểm cuối là đường Tam Lư, chạy qua công viên Lý Thái Tổ. Ông được xây dựng nhà lưu niệm tại Bắc Ninh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đường Lê Quang Đạo (Quốc lộ 22) có điểm đầu là ngã tư An Sương và điểm cuối là cầu An Hạ.
Lê Quang Mạnh, tháng 5 năm 2023
Lê Quang Mạnh (sinh năm 1974) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kì 2020-2025[1].
Lê Quang Mạnh sinh ngày 14 tháng 4 năm 1974, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại thị trấn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.[2]
Ông hoàn thành trung học phổ thông hệ 12/12, có bằng Tiến sĩ Kinh tế.[2]
Lê Quang Mạnh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập đảng vào ngày 17 tháng 10 năm 2001, thành đảng viên chính thức ngày 17 tháng 10 năm 2002.
Ông có bằng Cao cấp lí luận chính trị của Đảng.
Lê Quang Mạnh công tác thời gian dài ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trải qua nhiều chức vụ khác nhau như: Cục trưởng Quản lý đăng ký kinh doanh, Vụ trưởng Kinh tế đối ngoại, Vụ trưởng Kinh tế địa phương và lãnh thổ.[3]
- Từ tháng 1/1997 - 11/1997 là cán bộ hợp đồng Vụ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 12/1997 - 9/2003 là chuyên viên Vụ Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 10/2003 - 2/2005 là Chuyên viên, Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 3/2005 - 2/2008 là Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 3/2008 - 9/2010 là Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 10/2010 - 3/2011 là Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 4/2011 - 3/2014 là Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 4/2014 - 6/2016 là Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ tháng 7/2016 - 3/2018 là Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.[4]
Tháng 3 năm 2018, Lê Quang Mạnh được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.[3][5]
Hơn một năm sau, vào tháng 5 năm 2019, Lê Quang Mạnh được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 luân chuyển, điều động, và chỉ định tham gia ban chấp hành, Ban thường vụ Thành ủy Cần Thơ, và giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kì 2015-2020, đồng thời được giới thiệu để Hội đồng nhân dân Thành phố Cần Thơ bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhiệm kì 2016 – 2021 thay ông Võ Thành Thống vừa được luân chuyển làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.[3][6]
Ngày 3 tháng 6 năm 2019, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ bầu Lê Quang Mạnh làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhiệm kì 2016 – 2021 với tỉ lệ phiếu thuận 94.4%.[7]
Ngày 24 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Lê Quang Mạnh.[7]
Từ ngày 05 tháng 11 năm 2019, Lê Quang Mạnh tham gia Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 25 tháng 9 năm 2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Cần Thơ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025, đã thông báo ông Lê Quang Mạnh được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ.[8]
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII[9].
Từ tháng 7/2021: ông là Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội và Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ.
Ngày 22/5/2023: Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã bầu ông Lê Quang Mạnh giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội [10].
Vui lòng đăng nhập để sử dụng tính năng này
năm 1995: Đại học Darthmouth - Quản trị Kinh doanh cao cấp
năm 1989: Đại học Thương mại - Cử nhân Kinh tế
năm 1984: Đại học Ngoại ngữ Hà Nội - Cử nhân Anh ngữ
năm 1981: Đại học Tổng hợp Kishnev - Cử nhân Toán-Lý
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE:
Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank - (HOSE: TPB)
Từ ngày 26 tháng 04 năm 2012 : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
Từ năm 1988 : Cán bộ Công ty FPT
Đến ngày 26 tháng 04 năm 2012 : Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
Từ năm 1988 đến ngày 14 tháng 04 năm 2012 : Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT
Từ năm 1986 đến năm 1988 : Nghiên cứu sinh tại Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia
Từ năm 1981 đến năm 1986 : Cán bộ giảng dạy tại học Viện Kỹ thuật Quân sự, Vĩnh Yên.
* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.
Lê Quang Đạo (sinh năm 1971) là một sĩ quan cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân hàm Trung tướng, hiện là Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV.[1]
Ông sinh ngày 23/3/1971 , Ngày vào Đảng 04/4/1993
Quê quán ở Thôn Lỗi Sơn, xã Gia Phong, hyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Cha ông là cụ Lê Anh Phời là một nhà giáo mẫu mực, có uy tín tại địa phương.
Tháng 3 năm 1989, ông lên đường nhập ngũ là chiến sĩ của Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Nam Ninh,
Tháng 9 năm 1990, Học viên Trường Đại học Biên Phòng (nay là Học viện Biên Phòng).
Tháng 9 năm 1993, ông đặt chân lên biên giới Lạng Sơn, đánh dấu điểm khởi đầu cho quãng thời gian 27 năm liên tục công tác ở tuyến Biên phòng Lạng Sơn. Khi đó ông là Đội trưởng Đội công tác Biên phòng của Đồn Biên phòng Thanh Lòa, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 1 năm 1995, ông đảm nhiệm Phó Trạm trưởng Trạm Cốc Nam thuộc Đồn Biên phòng Tân Thanh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 12 năm 1999, Học viên Trường Đại học Biên Phòng (nay là Học viện Biên Phòng).
Tháng 6 năm 2001, Trợ lý Tác chiến Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 9 năm 2004, Phó Chỉ huy trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị kiêm Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị.
Tháng 7 năm 2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tân Thanh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 4 năm 2011, ông giữ chức Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 11 năm 2011, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 2 - Tháng 7 năm 2012, Học viên Học viện Lục Quân.
Tháng 8 năm 2016, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn.
Tháng 3 - Tháng 12 năm 2018, Học viên Học viện Quốc Phòng.
Ngày 27 tháng 8 năm 2018, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn diễn ra Hội nghị triển khai công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Quốc phòng quyết định: Đại tá Lê Quang Đạo - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đôi Biên phòng tỉnh Lạng Sơn được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh thay cho Đại tá Trịnh Quốc Huy - Chỉ huy trưởng được nghỉ hưu theo chế độ.[2]
Tháng 1 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
Ngày 06 tháng 8 năm 2020, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Việt Nam lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Việt Nam và được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.[3]
Ngày 11 tháng 9 năm 2020, tại Quyết định 1398/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đồng chí Đại tá Lê Quang Đạo giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng.
Đồng thời sau đó, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quyết định thăng quân hàm Thiếu tướng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thiếu tướng Lê Đức Thái được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng.[4]
Ngày 23 tháng 10 năm 2021, ông được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thay Trung tướng Nguyễn Văn Sơn bị kỷ luật cách chức.[5]
Ngày 20 tháng 9 năm 2024, ông được Chủ tịch nước Tô Lâm thăng quân hàm Trung tướng.