Theo Tổng cục Thủy sản, thủy sản là ngành hàng có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dự kiến cả năm vượt 11 tỷ USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021 và cao nhất từ trước tới nay. Ước cả năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.500 ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn tăng tương ứng 4% và 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thủy sản, thủy sản là ngành hàng có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dự kiến cả năm vượt 11 tỷ USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021 và cao nhất từ trước tới nay. Ước cả năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.500 ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn tăng tương ứng 4% và 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD.
Chiều nay 3/1, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp và PTNT. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỉ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỉ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: rau quả 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỉ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đoạt giải quán quân ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỉ USD, tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi...
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành. Trọng tâm là Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại...
Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3% - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 - 55 tỉ USD. Phấn đấu tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 80% tổng số xã. Để đạt được những mục tiêu trên, toàn ngành chủ trương tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy sản góp phần sớm gỡ “Thẻ vàng” đối với khai thác thủy sản. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ngành nông nghiệp trong thành tích phát triển KT - XH chung của cả nước trong năm 2023. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ chỗ “bị động, bất ngờ, lúng túng” sang “chủ động, kịp thời, sáng tạo” nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vượt qua những thách thức để đạt được kết quả cao.
Năm 2024, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.
Thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành, thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản, chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.
Cập nhật ngày: 10/11/2023 16:47:42
ĐTO - Chiều ngày 10/11, Hiệp hội Cá tra Việt Nam phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình ngành cá tra năm 2023 và phương hướng kế hoạch năm 2024.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đến ngày 31/10/2023, diện tích nuôi mới cá tra là 5.319ha (tăng 85,36% so với cùng kỳ năm 2022), diện tích thu hoạch là 3.663ha (tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2022), sản lượng đạt 1.336.346 tấn (tăng 61,29% so với cùng kỳ năm 2022) với năng suất trung bình đạt 365 tấn/ha (cùng kỳ năm 2022 là 291 tấn/ha).
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến ngày 15/10/2023 đạt 1.434 triệu USD. Trong đó, thị trường Trung Quốc đứng đầu, thứ 2 là thị trường Mỹ, thứ 3 là CPTPP, thứ 4 là EU.
Tại Đồng Tháp, về nuôi thương phẩm, tính đến hết tháng 10/2023, diện tích thả nuôi cá tra 2.470,6ha, tăng 1,2% (tương ứng 30,5ha) so với cùng kỳ và đạt 94,6% so kế hoạch năm 2023; sản lượng thu hoạch 464.621 tấn, tăng 4,2% (tương ứng 18.960 tấn) so với cùng kỳ và đạt 87,5% so với kế hoạch. Trong 3 tháng đầu năm, tình hình tiêu thụ cá tra tương đối thuận lợi, tuy nhiên từ cuối quý I đến nay, do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, số đơn hàng xuất khẩu ít trong khi sản phẩm chế biến tồn kho còn nhiều, dẫn đến tình hình tiêu thụ cá tra tương đối chậm…
Tại hội nghị, các đại biểu nêu những khó khăn của ngành cá tra: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi khiến một số bệnh trên thủy sản nuôi xuất hiện thường xuyên và khó điều trị, gây thiệt hại cho người nuôi; giá thành sản xuất tăng (chủ yếu do giá thức ăn thủy sản liên tục tăng) ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nuôi; chi phí logistics tăng...
Năm 2023 Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang 5 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng kim ngạch 292 triệu USD, tương ứng giảm không đáng kể là 0,1% so với năm trước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 12/2023, Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,33 tỷ USD, tăng 9,6% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 13,4 tỷ USD, giảm 15,9% so với năm trước. Trong đó, sản phẩm gỗ mang về 9,19 tỷ USD, giảm 16,7%.
Trong 40 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, có tới 31 thị trường ghi nhận giảm kim ngạch so với năm trước. .. Thụy Sĩ là thị trường có mức giảm lớn nhất với -80,5%, xuống còn 1,5 triệu USD; tiếp đến là Đức với -43,5%, còn 72 triệu USD; Ba Lan với -42,4%, đạt 17,2 triệu USD…
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Ấn Độ lại tăng tới 288%, lên mức 121 triệu USD. Đứng sau là Thổ Nhĩ Kỳ với +91,6%, đạt 11,5 triệu USD; Nauy với +51,8%, lên mức 4,1 triệu USD; Campuchia với +50,1%, đạt 39,2 triệu USD…
Ba thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá là 10,68 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 7,3 tỷ USD; Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD và Nhật Bản đạt 1,67 tỷ USD.
Tại khối ASEAN, Việt Nam xuất khẩu gỗ sang 5 thị trường với tổng kim ngạch đạt 292 triệu USD, giảm 0,1% so với năm trước. Trong đó, Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 147 triệu USD, giảm 0,4% so với năm trước. Tiếp đến là Thái Lan với 61 triệu USD, giảm 11,2%; Singapore với 38,4 triệu USD, giảm 12,5%. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Campuchia lại tăng 50,1%, tương ứng đạt 39,2 triệu USD; Lào tăng 10,9%, đạt 6,1 triệu USD.