Ngày 6.12 (tức mùng 6.11 năm Giáp Thìn), tại di tích Đền Trung, xã Minh Quang, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Ngày hóa của Đức Thánh Tản năm 2024 và thực hiện lễ đúc chuông đồng.
Ngày 6.12 (tức mùng 6.11 năm Giáp Thìn), tại di tích Đền Trung, xã Minh Quang, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Ngày hóa của Đức Thánh Tản năm 2024 và thực hiện lễ đúc chuông đồng.
Trên đây là cách bày mâm lễ đi chùa để bạn tham khảo. Với các chủ tiệm tạp hóa, nếu bạn đang muốn nhập các mặt hàng, trái cây,… về bán thì hãy tham khảo ngay trên website của TEKA-MART nhé! Chúng tôi hiện đang có chương trình ưu đãi Mua nhiều, giảm nhiều khi mua hàng với TEKA-MART. Mọi người không nên bỏ qua chương trình khuyến mãi hấp dẫn này nhé!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TEKA
Cửa hàng số 1: Số nhà 49, tổ 9, P. Sông Bằng, TP. Cao Bằng Cửa hàng số 2: Số nhà 72 Phố Thầu, tổ 12, P. Hợp Giang, TP. Cao Bằng
Ngày 28/9 (tức ngày 14/8 âm lịch), tại đền thờ và lăng Ngô Quyền ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, Thị ủy - HĐND - UBND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ dâng hương nhân 1079 năm ngày mất Đức vua Ngô Quyền (944-2023).
Dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng đông đảo cán bộ, nhân dân xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây và một số huyện thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng...
Trong không khí thành kính, trang nghiêm, các đại biểu cùng nhân dân đã dâng hương tưởng nhớ công lao của Đức vua Ngô Quyền - vị vua có công chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Anh hùng dân tộc Ngô Quyền (897 - 944) sinh ra và lớn lên ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Từ nhỏ, ông đã được nuôi dưỡng, luyện tập cung kiếm, văn võ song toàn... Mến mộ tài đức của ông, hàng ngàn trai trẻ quanh vùng tập hợp làm quân sĩ. Ông được Tướng Dương Đình Nghệ gả con gái và giao trông giữ đất Ái Châu (vùng Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay).
Tháng 3 năm Đinh Dậu (937), Kiều Công Tiễn phản nghịch, giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết Độ Sứ. Ngô Quyền đã kéo quân từ Thanh Hóa ra đóng quân ở vùng Hải Phòng để chiêu mộ thêm binh lực, chờ ngày diệt quân tham bạo. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn cho tay sai đem vàng bạc, châu báu sang cống nạp vua Nam Hán xin cầu cứu.
Cuối năm 938, Hoằng Thao là con trai Vua Nam Hán, thống lĩnh 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền theo bờ biển vùng Đông Bắc, ồ ạt tiến vào nước ta. Ngô Quyền bí mật cử quân đi giết Kiều Công Tiễn trừ họa bên trong, ông hạ lệnh cho quân sỹ cùng nhân dân địa phương vùng Thủy Nguyên, Hải Phòng chặt gỗ, đẽo nhọn rồi đóng vào nơi cửa sông Bạch Đằng, bày thế trận đánh giặc...
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, là cơ sở để mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, định đô ở Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương và trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Sau khi vua Ngô Quyền mất, đền thờ ông được xây dựng ở nhiều địa phương dọc sông Bạch Đằng. Tại Đường Lâm, nhân dân xây dựng cả đền thờ và lăng (tương truyền là nơi đặt mộ của vua). Hằng năm, cứ đến ngày 14 tháng Tám âm lịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã cùng du khách thập phương cả nước về Đường Lâm tổ chức Lễ kỷ niệm ngày mất của ông; ghi nhớ công ơn của vị Anh hùng dân tộc Ngô Quyền và các bậc tiền bối của dân tộc./.
Từ thời xưa, khi đi lễ tại chùa bạn chỉ cần dâng hương và sắm lễ chay để cúng Đức Phật. Không được sắm lễ mặn (thịt lợn, trâu, gà, bò, giò,…) như cỗ tam sinh. Thường việc sắm lễ mặn chỉ khi trong chùa có thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông. Đó là 3 vị thần cai quản tất cả các ban chùa. Nhưng cũng chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ đó thôi chứ tuyệt đối không được dâng tại ban thờ Phật.
Sắm lễ đi chùa ngày Tết hay ngày rằm, mùng 1 không thể thiếu mâm ngũ quả. Vật phẩm này dùng để thể hiện lòng thành kính dâng lên Đức Phật. Tuy nhiên, cách bày mâm lễ đi chùa thế nào cho đầy đủ, cho đúng? Cách sắp xếp cần phải như thế nào để có bố cục đẹp mắt nhất vẫn gây lúng túng cho nhiều người.
Theo nhà Phật, 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau sẽ tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: huệ căn (sáng suốt) – niệm căn (ghi nhớ) – định căn (tâm không loạn) – tấn căn (ý chí kiên trì) – tín căn (lòng tin). Vì vậy, việc dâng mâm ngũ quả lên Đức Phật không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn hướng đến nguồn cội, mong cuộc sống an yên, hạnh phúc.
Bày mâm lễ đi chùa bạn hãy chọn 5 loại trái cây tươi sạch. Có thể chọn theo ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ với màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng như quan niệm của người Á đông. Chẳng hạn như:
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thay đổi chút xíu tuỳ theo mùa vụ trái cây (Để có những loại hoa quả tươi ngon nhất dâng lễ). Một số loại trái cây cũng phân bổ khác nhắc tuỳ theo vùng miền tại Việt Nam nên chúng ta cứ linh động một chút nhé!
Thực tế, bày mâm lễ đi chùa không quan trọng số lượng, chỉ cần đủ 5 loại trái cây là được. Ngoài ra, bạn có thể thêm 1 lọ hoa, các loại trà, nhang trầm, bánh kẹo phù hợp. Mâm lễ càng đủ đầy sẽ càng đẹp mắt.
Gợi ý cho bạn là nên sử dụng các loại trái cây tươi, trà nhài, trà sen để dâng lễ. Vì những vật phẩm này đều mang tinh thần thánh thiện, long thành hướng Phật thuần khiết nhất. Hiểu được điều đó, TEKA-MART luôn cập nhật những loại trái cây tươi ngon nhất để bạn bày mâm lễ đi chùa dâng Đức Phật.
Theo TEKA-MART, mỗi trái cây đều đại diện cho những điều diệu kỳ, những ước muốn mà người dâng lễ muốn gửi gắm đến Đức Phật và các chư vị thánh thần.