Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sỹ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo, bao thuốc lá và sử dụng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn mầu, chì than, bút chì...

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sỹ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo, bao thuốc lá và sử dụng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn mầu, chì than, bút chì...

Đôi nét về họa sĩ Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) sinh ra tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội) là cái tên thuộc hàng kinh điển của nền Mỹ thuật Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945. Ông tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội.

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Những đóng góp của ông cho nền hội họa nước nhà, đặc biệt là thương hiệu “Phố Phái” sẽ còn sống mãi với thời gian.

Các giai đoạn sáng tác của danh họa Bùi Xuân Phái

Những bức vẽ trong thời kỳ này phản ánh khung cảnh của phố cổ Hà Nội chân chất nhất, chưa qua sửa sang. Tranh ông trong giai đoạn này thường bàng bạc nỗi buồn da diết, cô đơn, hoài cổ, như tiếc nuối một thời tuổi trẻ đã mất, phố thường vắng bóng người qua.

Đây là giai đoạn hưng phấn, nhiều tác phẩm với các đề tài khác nhau được sáng tác trong thời gian này. Thời kỳ này Phố trong tranh ông đã bớt đi vẻ cô liêu, trầm mặc, nét vẽ nhẹ nhàng, nhiều bức phố của ông ngả dần theo hướng trừu tượng, nhiều bức mang tính chất thể nghiệm.

Giai đoạn này tranh phố của ông tươi tắn hơn, những tác phẩm xuất hiện những gam màu ấm của nắng, của tà áo đỏ qua đường…

Tác phẩm tranh tiêu biểu của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Nhắc đến tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Bùi Xuân Phái, người ta nghĩ ngay đến dòng tranh nổi tiếng nhất của ông được nhiều người mến mộ là Phố Phái (bộ tranh Phố cổ Hà Nội). Ông đã dùng chất liệu sơn dầu để thổi hồn vào những bức tranh mang đậm nét cổ kính mà rất hiện thực về Phố cổ thủ đô thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ 20

Những bức tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái khiến người xem cảm nhận không chỉ nét đẹp cổ xưa của Hà thành, những hoài cảm sâu lắng thấm đẫm vị thời gian, mà còn thấy chút tiếc nuối, bâng khuâng khó tả về từng con đường, mái nhà cổ.

Phố Bùi Xuân Phái (trước đây là đường N3 phía tây đường N2, phường Trần Quang Khải) dài 300m, rộng 13m, có địa giới từ đường D1 đến mương Kênh Gia.

Hoạ sỹ Bùi Xuân Phái (1921-1988), quê làng Kim Hoàng, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), nhưng sinh ra và mất ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bùi Xuân Phái là hoạ sỹ chuyên về chất liệu sơn dầu, tập trung vào đề tài phố cổ Hà Nội. Tranh của ông về phố cổ: Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Tre, Hàng Mây… đều xuất sắc, ít người sánh được bởi không chỉ thể hiện bề mặt, cảnh quan bên ngoài mà còn gợi được chiều sâu bên trong và hồn của những phố cổ hàng nghìn năm tuổi. Ngoài phố cổ Hà Nội, ông còn vẽ các phố cổ ở Quảng Nam, Đà Nẵng, cảng Nhà Rồng, sông Đà… đều rất thành công. Nhiều tranh của ông đã đoạt giải thưởng tại các Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc và Thủ đô như: “Phố cổ Hội An” (1981), “Ô Quan Chưởng” (1983), “Văn Miếu” (1984). Bùi Xuân Phái cũng thành thạo về các chất liệu: bột màu, khắc gỗ, mực nho, bút sắt. Ông còn minh hoạ báo chí và làm bìa sách, tiêu biểu là bìa sách “Hề chèo” và tác phẩm “Cánh võng” (1986)… Phong cách nghệ thuật của ông đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam./.

Bùi Xuân Phái sinh ngày 1- 9 1920 mất ngày 24 - 6 1988 . là một họa sĩ Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội.Quê gốc của Bùi Xuân Phái là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945.Bùi Xuân Phái tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 ông về Hà Nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất.Năm 1956-1957 ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Năm đó Bùi Xuân Phái tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dạy tại trường Mỹ thuật.Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.

Tác phẩm chính của ông:Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972Phố vắng - Sơn dầu 1981Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967Trước giờ biểu diễn - 1984Giải thưởng mỹ thuậtGiải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984Tặng thưởngHuy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997

TênTên: A đến ZTên: Z đến AGiá: Thấp đến CaoGiá từ cao đến thấpĐược tạo ra