Một nhóm các nhà nghiên cứu địa chấn Nhật Bản vừa công bố đã phát hiện manh mối lý giải nguyên nhân gây ra trận động đất lịch sử tại nước này hồi tháng 3/2011, làm hơn 19.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người mất nhà cửa.
Một nhóm các nhà nghiên cứu địa chấn Nhật Bản vừa công bố đã phát hiện manh mối lý giải nguyên nhân gây ra trận động đất lịch sử tại nước này hồi tháng 3/2011, làm hơn 19.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người mất nhà cửa.
Nhật Bản nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, và phải trải qua khoảng 20% số trận động đất trên thế giới có cường độ hơn 6 độ Richter.
Theo hãng tin Reuters, mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hơn 2.000 trận động đất có thể cảm nhận được.
Gần đây nhất hôm 1/1/2024, trận động đất mạnh 7,6 độ Richter đã xảy ra ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng, và hàng chục nghìn ngôi nhà bị mất điện. Thậm chí, sóng thần cao khoảng 1,2m đã tấn công bờ biển phía tây Nhật Bản.
Một tòa nhà đổ sập trong trận động đất ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản.
Những trận động đất quy mô lớn trong 30 năm qua ở Nhật Bản theo tổng hợp của Reuters:
Ngày 16/1/1995, trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra ở miền trung Nhật Bản đã tàn phá thành phố cảng Kobe. Đây là trận động đất kinh hoàng nhất xảy ra ở Nhật Bản trong 50 năm, khiến hơn 6.400 người thiệt mạng. Ước tính thiệt hại lên tới 100 tỷ USD.
Ngày 23/10/2004, trận động đất 6,8 độ Richter xuất hiện ở vùng Niigata, cách thủ đô Tokyo khoảng 250km về phía bắc, đã khiến 65 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương.
Ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter kèm theo sóng thần xảy ra ở vùng đông bắc Nhật Bản, khiến gần 20.000 người thiệt mạng, và gây ra thảm họa rò rỉ phóng xạ ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl vào năm 1986.
Ngày 16/4/2016, trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra ở Kumamoto trên đảo phía nam Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hơn 220 người.
Ngày 18/6/2018, trận động đất 6,1 độ Richter ở Osaka, đô thị lớn thứ 2 của Nhật Bản, đã khiến 4 người thiệt mạng, và hàng trăm người khác bị thương.
Ngày 6/9/2018, trận động đất 6,7 độ Richter đã làm tê liệt hòn đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, gây sạt lở đất và mất điện làm ảnh hưởng tới cuộc sống của 5,3 triệu cư dân.
Ngày 13/2/2021, trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra ngoài khơi bờ biển Fukushima ở miền đông Nhật Bản cũng đã khiến hàng chục người bị thương, và gây mất điện trên diện rộng.
Ngày 16/3/2022, trận động đất mạnh 7,3 độ Richter lại xuất hiện ở bờ biển ngoài khơi Fukushima, khiến 2 người chết và 94 người khác bị thương.
Các tòa nhà ở Wajima trở thành đống đổ nát do hỏa hoạn bùng phát sau trận động đất - Ảnh: THE ASAHI SHIMBUN
Một trận động đất mạnh 7,6 độ đã xảy ra ở tỉnh Ishikawa vào ngày 1-1. Sáng hôm sau, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) ghi nhận thêm 146 trận động đất nhỏ hơn trên bán đảo Noto của Ishikawa.
Ông Takuya Nishimura, nhà khoa học về động đất tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, cho biết: “Đây có lẽ là một trong những trận động đất lớn nhất ở bờ biển phía tây Nhật Bản trong hơn một thế kỷ qua".
Nhà địa chấn học Aitaro Kato tại Đại học Tokyo cho biết trận động đất mạnh 7,6 độ ở Ishikawa hôm 1-1 có lẽ bắt nguồn từ một đứt gãy dài 150km bên dưới bán đảo Noto.
Theo ông Kato, vết nứt khổng lồ này thuộc loại đứt gãy ngược, xảy ra khi một phiến đá di chuyển lên trên một phiến đá khác. Nhưng ông nghi ngờ rằng nhiều đứt gãy bên trong mảng có thể đã gây ra dư chấn sau trận động đất lớn hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: chất lỏng nằm sâu bên trong vỏ Trái đất cũng có thể gây động đất ở Ishikawa. Ông Hiramatsu giải thích: khi những chất lỏng này tràn qua lớp vỏ, chúng có thể làm suy yếu vùng đứt gãy và khiến nó trượt đi, dẫn đến một loạt dư chấn sau một trận động đất chính.
Tuy nhiên, loạt dư chấn khiến các đội cứu hộ gặp khó khăn trong việc giải cứu những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị sập. Chúng còn có thể gây thêm thiệt hại cho các công trình vốn đã yếu đi.
Ông Adam Pascale, nhà địa chấn học tại Trung tâm Nghiên cứu địa chấn ở Melbourne, Úc, nói dư chấn là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất vào thời điểm này ở Nhật.
Tần suất các dư chấn dự kiến giảm trong những ngày tới, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra nhiều hơn, thậm chí khả năng sẽ lại có động đất mạnh 6 hoặc 7 độ. “Chúng ta cần phải chuẩn bị", ông Nishimura nói.
Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất nhiều nhất trên thế giới, vì nằm trên 4 mảng kiến tạo hội tụ và chúng liên tục cọ xát vào nhau.
Theo tạp chí khoa học Nature, khoảng 1.500 trận động đất tấn công đất nước này mỗi năm, mặc dù phần lớn đều nhẹ để có thể cảm nhận được.
Hầu hết các trận động đất lớn ở Nhật Bản đều do mảng Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía đông gây ra, nó trượt bên dưới một mảng khác.
Nhà địa chấn học Yoshihiro Hiramatsu tại Đại học Kanazawa ở Nhật Bản cho biết sự hút chìm này là động lực đằng sau trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản - trận động đất mạnh 9,1 độ tấn công vùng Tohoku vào năm 2011 và gây sóng thần lớn.
Ishikawa không xa lạ gì với các trận động đất, với hơn 500 trận xảy ra kể từ năm 2020.
Vào tháng 5-2023, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đo được một trận động đất mạnh 6,3 độ làm rung chuyển khu vực và phá hủy hàng chục tòa nhà tại tỉnh này.
Thay vì xảy ra dọc theo ranh giới của một mảng kiến tạo, các trận động đất ở Ishikawa gây ra do các đứt gãy bên trong mảng kiến tạo, chúng chịu áp lực khi các mảng kiến tạo đẩy vào nhau.