Thuế Vat Không Được Khấu Trừ Hạch Toán Vào Đâu

Thuế Vat Không Được Khấu Trừ Hạch Toán Vào Đâu

Thuế VAT hạch toán như thế nào? Nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nghĩa vụ mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện nên mọi kế toán doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT theo đúng quy định. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - phải nộp.

Thuế VAT hạch toán như thế nào? Nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nghĩa vụ mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện nên mọi kế toán doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT theo đúng quy định. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - phải nộp.

Thuế VAT hàng nhập khẩu là gì?

Tại Điều 3, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn về đối tượng chịu thuế GTGT, đó là hàng hóa, dịch vụ được sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế. Như vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải trả. Giá tính thuế bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

Hạch toán thuế GTGT đầu vào

Căn cứ hạch toán dựa trên các chứng từ sau:

Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hạch toán: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 242, 641, 642,...: Giá chưa thuế GTGT. - Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ. - Có TK 111, 112, 331…: Số tiền phải trả nhà cung cấp.

Hướng dẫn hạch toán thuế VAT được khấu trừ.

Căn cứ theo Khoản 9, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh sẽ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính nguyên giá tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Kế toán hạch toán: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 242, 641, 642,...: Giá chưa thuế + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Có TK 111, 112, 331,...: Số tiền phải trả nhà cung cấp. Trường hợp thời điểm phát sinh giao dịch mà chưa xác định được số thuế GTGT đầu vào này có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan: - Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. - Nợ TK 641, 642: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Tài khoản 133 hạch toán thuế GTGT đầu vào

Đối với hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán TK 133, kế toán cần tuân thủ nguyên tắc: - TK 133 ghi nhận số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ trong kỳ. - Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp không tính riêng thì phải thể hiện số thuế đầu vào trong TK 133. - Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định. Thuế đầu vào không được khấu trừ tùy trường hợp được tính vào giá trị tài sản mua, giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh. Kết cấu và nội dung TK 133: - Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ. - Bên Có: + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. + Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. + Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá. + Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, vật tư mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh. - TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khi mua sắm bất động sản đầu tư. >> Tham khảo: Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT nhanh chóng.

Sử dụng TK 133 và TK 3331 để hạch toán thuế VAT.

Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu hàng hóa, vật tư, tài sản cố định, kế toán phản ánh: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611. - Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Có TK 111, 112, 331,... Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu: - Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi: + Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. + Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. - Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị hàng hóa, vật tư, tài sản cố định: + Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611,... + Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Khi thực hiện nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, kế toán phản ánh: + Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. + Có TK 111, 112. Trường hợp nhập khẩu ủy thác: - Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế từ bên nhận ủy thác: + Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. + Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. - Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi: + Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. + Có TK 111, 112. + Có TK 3388: Phải trả khác. + Có TK 138: Phải thu khác. - Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác, chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác: + Nợ TK 138: Phải thu khác. + Nợ TK 3388: Phải trả khác. + Có TK 111, 112.

Hạch toán thuế GTGT đầu vào được hoàn

Thuế GTGT đầu vào được hoàn do thuế đầu vào lớn hơn đầu ra, kế toán hạch toán: - Nợ TK 111, 112. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Tùy theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán cần hạch toán thuế VAT đầu vào như thế nào đảm bảo đúng quy định.

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu theo phương pháp khấu trừ

Để kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán căn cứ vào:

Kế toán căn cứ vào các giấy tờ trên để kê khai vào các chỉ tiêu 23, 24, 25 trên tờ khai thuế 01/GTGT: Đăng nhập vào phần mềm HTKK => Chọn mục “Thuế Giá trị gia tăng” => Chọn “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)” sau đó kê khai vào các chỉ tiêu 23, 24 và 25:

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ - Ảnh: VGP/Trung Kiên

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đã được sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC) quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

"Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

… 7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:

a) Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại Khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;

b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ".

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trừ các trường hợp nêu tại Điểm a, b Khoản 7 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.