Gỗ Hải Nam Gia Lai

Gỗ Hải Nam Gia Lai

Sản phẩm đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai đã được giới thiệu tới khách hàng khu vực phía Bắc từ năm 1995. Khởi đầu từ một Trung tâm giới thiệu sản phẩm HAGL tại Hà Nội, đến nay Tổng Đại lý đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai đã mở rộng thêm nhiều đại lý nhỏ tại Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lào Cai… với mong muốn có nhiều khách hàng biết tới lợi ích khi sử dụng đồ gỗ HAGL hơn nữa.

Sản phẩm đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai đã được giới thiệu tới khách hàng khu vực phía Bắc từ năm 1995. Khởi đầu từ một Trung tâm giới thiệu sản phẩm HAGL tại Hà Nội, đến nay Tổng Đại lý đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai đã mở rộng thêm nhiều đại lý nhỏ tại Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lào Cai… với mong muốn có nhiều khách hàng biết tới lợi ích khi sử dụng đồ gỗ HAGL hơn nữa.

Tủ quần áo gỗ tự nhiên Hoàng Anh Gia Lai

Tương tự các sản phẩm nội thất khác, Tủ Quần áo của Hoàng Anh Gia Lai cũng được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên (gỗ thịt). Chất lượng sản phẩm tuyệt vời, màu sắc bền đẹp mang lại không gian ấm cúng cho phòng ngủ của bạn.

Tủ quần áo Hoàng Anh Gia Lai phù hợp cho phòng ngủ của bạn.

Để đáp ứng được sở thích của khách hàng, đồ gỗ Hoàng Anh Gia Lai không ngừng thiết kế nhiều loại mẫu mã bàn ghế ăn khác nhau. Các mẫu bàn ăn không chỉ phong phú về hình dạng: tròn, oval, vuông, chữ nhật, ...; mà còn đa dạng về phong cách bao gồm phong cách hiện đại cũng như truyền thống, châu Á lẫn châu Âu.

Chất lượng gỗ tốt vì được xử lý đạt chuẩn theo quốc tế. Các mẫu kệ tivi của Hoàng Anh Gia Lai không chỉ đa dạng về hình thức mà còn nhiều lựa chọn về kích thước,  tạo không gian phòng khách cực kỳ lịch lãm sang trọng.

Kệ tivi mang phong cách hiện đại sang trọng.

Tủ bếp là một sản phẩm gần như ưu tiên số một trong ngôi nhà của bạn. Tủ bếp Hoàng Anh Gia Lai là sản phẩm nổi bật trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất Hoàng Anh Gia Lai. Sản phẩm tủ bếp gỗ Hoàng Anh gồm đầy đủ tính chất: đẹp có, bền có, tốt có và cả an toàn cho sức khỏe. Là chất liệu tạo nên sự ấm cúng cho căn hộ của bạn.

Đồ gỗ nội thất Hoàng Anh Gia Lai không chỉ sản xuất và tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước bên ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, ….

Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm

và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

1. Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý, giám sát tài chính

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước

Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Chương II QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Mục 1 VỐN PHÁP ĐỊNH, VỐN ĐIỀU LỆ, KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN

1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.

2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.

1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Trong q q quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.

3. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.

1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.

2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.

Điều 7. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản

Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật liên quan.

Mục 2 DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

Điều 8. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ

1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.

a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

Điều 9. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

b) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.

3. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 10. Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ

Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu

1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn.

Điều 13. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.

2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Điều 14. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Chương III KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Điều 16. Biên khả năng thanh toán tối thiểu

1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:

a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;

b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

Điều 17. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 18. Nguy cơ mất khả năng thanh toán

Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

Điều 19. Khôi phục khả năng thanh toán

1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:

a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;

b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;

c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;

d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;

3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Chương IV DOANH THU VÀ CHI PHÍ

Mục 1 DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

Điều 20. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:

a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;

- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập.

b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

2. Doanh thu hoạt động tài chính:

a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;

b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;

c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;

đ) Thu khác theo quy định của pháp luật.

a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

c) Thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ:

a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;

- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;

- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;

- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;

- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.

2. Chi phí hoạt động tài chính:

a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này;

b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

đ) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

c) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Các quy định khác về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm

Ngoài các quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định này, các khoản doanh thu, chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mục 2 DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Điều 24. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ đi khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm;

b) Thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Doanh thu hoạt động tài chính:

a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;

b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;

d) Thu khác theo quy định của pháp luật.

a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

c) Thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;

b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

c) Các khoản chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí hoạt động tài chính:

b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;

c) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá nay thu hồi được;

c) Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Các quy định khác về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Ngoài các quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này, các khoản doanh thu, chi phí khác của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương V LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Điều 27. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm

1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.

2. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 28. Lợi nhuận của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.

2. Lợi nhuận của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Điều 29. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải làm đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chương VI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.

Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận các vấn đề tài chính trọng yếu quy định tại Nghị định này trước khi nộp Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Điều 36. Quản trị tài chính doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công tác quản trị tài chính theo các nguyên tắc, chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng.

Điều 37. Công khai báo cáo tài chính

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán và xác nhận.

Điều 38. Kiểm tra, thanh tra tài chính

Bộ Tài chính thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực của Nghị định

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu

theo hợp đồng mua bán ngoại thương

Căn cứ thẩm quyền và nguyên tắc định giá tính thuế quy định tại Điều Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ quy định tại Điều 59 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam;

Nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh và để từng bước chuẩn bị cho việc thực hiện các cam kết Quốc tế về trị giá tính thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương như sau:

Đối tượng áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá của các tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, trừ các đối tượng nêu tại Mục 2 Phần I Thông tư này.

2- Các trường hợp không áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng mua bán ngoại thương:

2.1- Hàng hoá nhập khẩu thuộc Danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế (trừ các mặt hàng nhập khẩu nhà nước quản lý giá đã được đề cập tại Mục 2, Phần III Thông tư này) có giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá ghi tại Bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành thì giá tính thuế nhập khẩu là giá ghi tại Bảng giá tối thiểu.

2.2- Hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế nhưng không đủ điều kiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương; Hàng nhập khẩu theo các phương thức khác không thông qua hợp đồng mua bán (hàng nhập khẩu phi mậu dịch, hàng nhập khẩu của cư dân biên giới,....), không thanh toán qua Ngân hàng (hàng đổi hàng, hàng trả công...) thì giá tính thuế nhập khẩu là giá do Tổng cục Hải quan quy định phù hợp với nguyên tắc định giá tính thuế nhập khẩu quy định tại Điều 7 Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3- Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

Giá thực tế phải thanh toán: là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hoá nhập khẩu.

Giá kiểm tra: là mức giá được xác định trên cơ sở giá nhập khẩu thực tế của hàng hoá do Tổng cục Hải quan quy định để làm căn cứ kiểm tra giá nhập khẩu, được sử dụng thống nhất ở tất cả các cửa khẩu.

Điều kiện giao dịch bình thường: là điều kiện mà thông qua đó giá hàng hoá được đàm phán theo cách thức phù hợp với thông lệ định giá trên thị trường, giữa người mua và người bán không dành cho nhau bất cứ một ưu đãi đặc biệt nào.

II- Xác định giá tính thuế nhập khẩu:

Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập bao gồm cả phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc mua hàng. Giá mua tại cửa khẩu nhập là tổng số tiền mà người mua thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hoá nhập khẩu (giá thực tế phải thanh toán)

1- Trường hợp trong giá mua hàng nhập khẩu chưa bao gồm chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) thì các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải xuất trình các chứng từ hoặc hoá đơn hợp lệ về các chi phí kể trên với Cơ quan Hải quan để xác định giá tính thuế nhập khẩu. Nếu các tổ chức, cá nhân nhập khẩu không xuất trình được các chứng từ để xác định chi phí vận tải và phí bảo hiểm, thì Cơ quan Hải quan tính chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo hướng dẫn thống nhất của Tổng cục Hải quan.

2- Trường hợp mua bán theo phương thức trả tiền chậm: giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu không bao gồm khoản lãi suất trả chậm, nếu đủ các điều kiện sau:

Khoản lãi suất trả chậm này được thể hiện tại Hợp đồng mua bán hàng hoá;

Giá ghi trong hoá đơn thương mại (invoice) phù hợp với giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu không bao gồm khoản lãi suất trả chậm.

Khoản lãi suất trả chậm chỉ liên quan đến chính lô hàng nhập khẩu đang xác định giá, không liên quan tới các lô hàng khác.

Khoản lãi suất được khấu trừ khỏi giá tính thuế nhập khẩu tối đa không được vượt quá mức lãi suất trần về cho vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố đối với khoản vay trong nước.

3- Trường hợp người bán giảm giá cho người mua hàng: giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được trừ khoản giảm giá, nếu đủ các điều kiện sau:

Việc thoả thuận giảm giá phải được thực hiện bằng văn bản trước khi bên bán hoàn thành thủ tục gửi hàng cho bên mua, phải ghi rõ nguyên nhân của việc giảm giá đó.

Giá ghi trong hoá đơn thương mại (invoice) phù hợp với mức giá đã được giảm theo thoả thuận;

Giá thực tế phải thanh toán phù hợp với mức giá đã được giảm;

Việc giảm giá được thực hiện cho chính lô hàng nhập khẩu đó, không liên quan tới các lô hàng khác.

Khoản giảm giá được khấu trừ khỏi giá tính thuế nhập khẩu tối đa không vượt quá 10% trên tổng trị giá của loại hàng hoá đó ghi trên hợp đồng.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế nhập khẩu, mà có giá thực tế phải thanh toán, sau khi đã khấu trừ khoản giảm giá thấp hơn giá ghi trong Bảng giá tính thuế tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành thì áp dụng theo Bảng giá tối thiểu.

III- Điều kiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương:

1- Hàng hoá nhập khẩu được áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương phải có đủ các điều kiện sau:

Điều kiện (1): Hợp đồng mua bán ngoại thương phải bằng văn bản, có đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Điều 50 Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, trong đó một số nội dung chủ yếu được quy định cụ thể như sau:

Tên hàng: là tên thương mại thông thường;

Phương thức thanh toán: trong hợp đồng mua bán phải thể hiện rõ việc thanh toán 100% giá trị lô hàng nhập khẩu được thực hiện qua Ngân hàng thương mại bằng một loại đồng tiền được hai bên thỏa thuận theo đúng các phương thức thanh toán Quốc tế như: L/C, TTR, T/T, D/A, D/P.

Các hình thức: điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác được in ra giấy cũng được coi là hình thức văn bản.

Chào hàng và chấp nhận chào hàng bằng các hình thức văn bản có hiệu lực như một hợp đồng thương mại nếu có đủ các nội dung chủ yếu theo quy định trên đây cũng được coi như hợp đồng mua bán ngoại thương.

Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết thì phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục phù hợp với từng loại hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải được kết thúc trước khi bên bán hoàn thành thủ tục gửi hàng cho bên mua.

Điều kiện (2): Thực hiện thanh toán 100% trị giá lô hàng nhập khẩu qua Ngân hàng thương mại bằng một loại đồng tiền được hai bên thỏa thuận theo đúng các phương thức thanh toán Quốc tế như L/C, TTR, T/T, D/A, D/P.

Trường hợp đã thực hiện thanh toán qua Ngân hàng giá trị lô hàng nhập khẩu trước khi nhận hàng thì phải xuất trình chứng từ thanh toán với Cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Nếu việc thanh toán được thực hiện sau khi nhận hàng thì trên hợp đồng mua bán phải thể hiện rõ thời hạn thanh toán.

Điều kiện (3): Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi làm thủ tục nhập khẩu doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp (một lần) cho cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) Bản sao Bản đăng ký áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có ý kiến chấp nhận của cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế (Bản sao có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp).

2.1- Đối với hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam) thì tính thuế nhập khẩu theo giá ghi trên hoá đơn hàng hoá nhập khẩu nếu giá ghi trên hoá đơn là giá mua thực tế phải thanh toán, bao gồm cả phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I).

2.2 - Đối với hàng hóa do các doanh nghiệp nhập khẩu về làm nguyên liệu, vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất sản phẩm được tính thuế nhập khẩu theo giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đảm bảo các điều kiện sau:

a- Có đủ các điều kiện quy định tại Mục 1, phần III Thông tư này;

b- Doanh nghiệp nhập khẩu (hoặc uỷ thác nhập khẩu) không có nợ thuế quá hạn thuộc diện cưỡng chế ở khâu nhập khẩu;

c- Vật tư, nguyên liệu nhập khẩu đảm bảo phù hợp với Danh mục nguyên, vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đã đăng ký với Cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu,

Các trường hợp cung cấp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu giữa các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập (kể cả các đơn vị trong cùng một Tổng công ty hoặc Liên hợp) không được coi là trực tiếp đưa vào sản xuất.

2.3- Đối với các trường hợp khác (ngoài các trường hợp nêu tại Điểm 2.1 và Điểm 2.2 Mục 2 Phần III Thông tư này) tuy có đủ các điều kiện quy định tại Mục 1 Phần III Thông tư này, nhưng giá ghi trên hợp đồng mua bán thấp hơn 80% mức giá kiểm tra của cơ quan Hải quan thì thực hiện tính thuế nhập khẩu theo mức giá kiểm tra.

Trong thời gian 30 ngày tính từ ngày cơ quan Hải quan ra thông báo thuế, người nhập khẩu có quyền dựa trên các hoá đơn chứng từ thanh toán và các thông tin khác liên quan đến hàng nhập khẩu để chứng minh tính trung thực, khách quan của mức giá ghi trên hợp đồng bằng cách chỉ ra: Giá ghi trên hợp đồng là giá nhập khẩu thực thanh toán, được hình thành trong điều kiện giao dịch bình thường.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người nhập khẩu xuất trình các chứng từ để chứng minh tính trung thực, khách quan của mức giá ghi trên hợp đồng, cơ quan Hải quan phải trả lời người nhập khẩu bằng văn bản. Nếu người nhập khẩu chứng minh được tính trung thực khách quan của mức giá ghi trên hợp đồng thì Cơ quan Hải quan tính lại thuế nhập khẩu theo mức giá ghi trên hợp đồng. Trường hợp Cơ quan Hải quan không đồng ý với kết quả chứng minh của người nhập khẩu thì phải đưa ra lý do không chấp nhận và vẫn giữ nguyên mức giá mà Cơ quan Hải quan đã áp dụng tính thuế.

Trường hợp người nhập khẩu không đồng ý với quyết định xử lý của cơ quan Hải quan thì có quyền khiếu nại theo hướng dẫn tại phần IV Thông tư này. Người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá ghi trên hợp đồng cũng như các chứng từ, thông tin đã khai báo với Cơ quan Hải quan.

Trong thời gian khiếu nại về giá tính thuế, doanh nghiệp phải nộp thuế theo thời hạn và mức thuế ghi tại Thông báo thuế của Cơ quan Hải quan. Khi có quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp thì doanh nghiệp sẽ được hoàn lại thuế nếu số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.

IV- Kiểm tra, Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại:

Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan để chỉ đạo Cục Thuế và Cục Hải quan địa phương phối hợp kiểm tra giá tính thuế nhập khẩu sau khi giải phóng hàng nhập khẩu, đối với các trường hợp có nghi ngờ khai man trốn thuế qua giá tính thuế nhập khẩu. Việc kiểm tra đối với các trường hợp trên dựa trên toàn bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu và sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp theo đúng các quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

Trường hợp Cơ quan Hải quan và Cơ quan Thuế phát hiện có sự gian dối trong việc khai báo các hoá đơn chứng từ liên quan đến giá tính thuế hàng nhập khẩu, hoặc vi phạm một trong các quy định tại Thông tư này thì ngoài việc phải nộp đủ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu còn bị xử phạt về hành vi trốn lậu thuế theo quy định của pháp luật.

Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về trị giá tính thuế nhập khẩu, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2002 và thay thế Thông tư số 82/1997/TT-BTC ngày 11/11/1997 và Thông tư số 92/1999/TT-BTC ngày 23/7/1999 của Bộ Tài chính, những quy định trước đây trái với các quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các địa phương tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn kịp thời./.

(GLO)- Báo Lao động dẫn số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, trong tháng 11-2023, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam chỉ đạt 58 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ đạt 597 triệu USD (giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022).

Còn theo Báo Đại đoàn kết, mục tiêu xuất khẩu viên nén gỗ đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong năm 2023 mà Viforest đề ra từ đầu năm khó có thể trở thành hiện thực.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ của nước ta giảm là vì giá thành đang ở mức thấp do phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng Nga. Cụ thể, giá viên nén gỗ hiện ở mức 140-145 USD/tấn với các hợp đồng mới ký, còn với các hợp đồng đã ký từ trước đó thì giá chỉ 130-140 USD/tấn. Đáng chú ý, có thời điểm, giá viên nén gỗ xuống còn 100 USD/tấn, giảm gần một nửa so với thời điểm cao nhất của năm 2023.

Báo Công thương cho hay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu viên nén gỗ. Trên 95% mặt hàng này của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cũng theo Báo Công thương, thị trường viên nén gỗ toàn cầu được nhận định sẽ đạt khoảng 31 tỷ USD vào năm 2030 cho nên khó khăn về thị trường chỉ mang tính chất ngắn hạn. Về dài hạn, tiềm năng mặt hàng này vẫn rất lớn, do đó, việc đa dạng tệp khách hàng là hướng đi mà các doanh nghiệp cần tính đến.

Được biết, viên nén gỗ là loại nhiên liệu có đặc tính cháy tốt, ít thải khí nhà kính, dễ vận chuyển và bảo quản. Viên nén gỗ thường được sử dụng để đốt lò sưởi, lò hơi, máy phát điện hoặc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Khởi nghiệp năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh do ông Đoàn Nguyên Đức trực tiếp điều hành, đến nay Tập đoàn HAGL đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, ngành sản xuất và kinh doanh gỗ là ngành truyền thống lâu đời nhất của HAGL, nhờ vậy HAGL có rất nhiều thế mạnh cũng như thuận lợi nhất định không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Công ty CP Gỗ HAGL là 1 trong 5 tổng công ty thuộc Tập đoàn HAGL, là công ty sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu thị trường Việt Nam. Công ty CP Gỗ HAGL hiện đang sở hữu 5 nhà máy gỗ (trong đó có 1 nhà máy tại Lào) với tổng công suất các nhà máy vào khoảng 20.000m3 gỗ tinh thành phẩm/năm. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ, Công ty CP Gỗ HAGL đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh chóng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ trong cả nước. Hiện nay các sản phẩm như đồ gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp của Công ty có mặt ở hầu khắp các thị trường lớn trên thế giới như EU, châu Mỹ, châu Á, Australia, New Zealand Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, giao dịch với Tập đoàn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Tập đoàn HAGL đang đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình kinh doanh công ty cổ phần gỗ Hoàng Anh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BÀI TẬP NHÓM MÔN: MÔ HÌNH KINH DOANH Tên công ty: Công ty CP gỗ Hoàng Anh Gia Lai Nhóm thực hiện: Nhóm 3 GV giảng dạy: TS. Đặng Văn Mỹ Quy Nhơn, Ngày 20 tháng 12 năm 2011 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 3 Xếp loại 1. Ngô Thị Thanh Hương A 2. Lê Thị Diễm Hương A 3. Phạm Hồng Thiên A 4. Đoàn Thị Thùy Dương A 5. Hoàng Thị Liên A 6. Đỗ Thị Diệu Linh A 7. Nguyễn Thị Ngọc Hà A 8. Nguyễn Thị Hằng Diệu A 9. Ninh Quang Thắng A 10. Lê Tấn Thịnh B Giới thiệu về công ty CP Gỗ Hoàng Anh Gia Lai: Khởi nghiệp năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh do ông Đoàn Nguyên Đức trực tiếp điều hành, đến nay Tập đoàn HAGL đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, ngành sản xuất và kinh doanh gỗ là ngành truyền thống lâu đời nhất của HAGL, nhờ vậy HAGL có rất nhiều thế mạnh cũng như thuận lợi nhất định không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Công ty CP Gỗ HAGL là 1 trong 5 tổng công ty thuộc Tập đoàn HAGL, là công ty sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu thị trường Việt Nam. Công ty CP Gỗ HAGL hiện đang sở hữu 5 nhà máy gỗ (trong đó có 1 nhà máy tại Lào) với tổng công suất các nhà máy vào khoảng 20.000m3 gỗ tinh thành phẩm/năm. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ, Công ty CP Gỗ HAGL đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh chóng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ trong cả nước. Hiện nay các sản phẩm như đồ gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp của Công ty có mặt ở hầu khắp các thị trường lớn trên thế giới như EU, châu Mỹ, châu Á, Australia, New Zealand… Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, giao dịch với Tập đoàn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Tập đoàn HAGL đang đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. II. Phân tích các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.1 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ: 2.1.1. Sản phẩm và đặc điểm sản phẩm: - Nguyên liệu của sản phẩm: Là nguyên liệu gỗ tròn được mua từ lâm trường hoặc nhập từ nước ngoài, là nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm. Đặc biệt HAGL còn tự cung cấp nguyên liệu . - Sản phẩm hàng hóa: + Ghế : là loại sản phẩm được sản xuất nhiều nhất và cũng là mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, đây là sản phẩm tiện dụng cho các nhà hàng, các quán café hay các ơ quan, phòng làm việc như: Ghế xếp có tay, Ghế băng, Ghế năm bậc, Ghế xếp không tay, Ghế xếp chồng. + Giường: đây là dòng sản phẩm có số lượng tiêu thụ ít so với các mặt hàng khác, tuy nhiên cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Công ty sản xuất các mẫu mã khác nhau nhằm phục vụ thị hiếu và nhu cầu khách hàng. sản phẩm này thường dùng ở các bãi biển, dùng để tắm nắng hay giường ngủ trong nhà. Như là: Giường ghế xếp có tay, Giường Ghế băng, Giường Ghế năm bậc. + Bàn: sản phẩm này thường đi kèm với ghế, số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng khá cao qua các năm. Như: Bàn chữ nhật mối nối, Bàn tròn xoay, Bàn chữ nhật, Bàn tròn, Bàn vuông. + Tủ: đây là dòng sản phẩm phụ của Công ty, mặt hàng này chủ yếu tiêu thụ nội địa. Như: Tủ đựng quần áo, Tủ đựng đồ dùng nấu ăn, Tủ đứng… 2.1.2 Phân phối về sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng cuối cùng.Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm tiêu thụ và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng mà doanh nghiệp sử dụng các kênh tiêu thụ hợp lý có 3 hình thức phân phối sản phẩm sau: + Kênh phấn phối trực tiếp: Kênh này có ưu diểm doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường, và tình hình giá cả từ đó tạo điều kiện tuận lợi để gây thiện cảm và uy tín cho doanh nghiệp, giảm chi phí; các sản phẩm mới được đưa nhanh vào tiêu dùng…tuy nhiên hoạt bán hàng diễn ra với tốc độ chậm. + Kênh phân phối gián tiếp: là việc lưu thông hàng hóa qua khau trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây là kênh thuận tiện cho người tiêu dùng, hàng hóa lưu thông nhanh, doanh nghiệp được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ….nhưng thời gian lưu thông hàng hóa dài tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát các khâu trung gian. + Kênh tiêu thụ hỗn hợp: Khắc phục được nhược điểm của hai kênh trên và phát huy tối đa ưu điểm. + Mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ: (Nhà phân phối sỉ) (Nhà phân phối lẻ) - Minh họa về giá trị cuả sản phẩm dịch vụ cung cấp: tiêu biểu có các hợp đồng bán sản phẩm đã và đang được thực hiên đem lại giá trị cao như: Nội dung chính Khách hàng Giá trị Hợp đồng ngày 3/4/2007: Bán Block B (276 căn hộ) dự án New Sài Gòn Công ty CP địa ốc Sài Gòn Thương Tín 502.784.441.360 đồng Hợp đồng số 4500000741 ngày 05/11/2007: Bán sản phẩm đồ gỗ ngoài Cattie Erupa,SL. 1.265.048.83 USD Hợp đồng từ số 21đến số 26HA-LPTCM 08 ngày 11/07/2008: bán sản phẩm đồ gỗ ngoài trời Landmam-Peiga GmbH&Co Handels KG 1.985.508 USD 2.2. Yếu tố thị trường và khách hàng: 2.2.1. Phạm vi thị trường: Hiện nay các sản phẩm như đồ gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp của công ty Hoàng Anh Gia Lai có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand… Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang thực phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu  thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.  2.2.2. Nhu cầu khách hàng: Theo cơ chế thị trường ở các tỉnh phía nam là thị trường Rất nhạy cảm và linh động về nhu cầu giá cả. Chính vì vậy sự cạnh tranh của khu vực này cũng không kém phần gay gắt, tuy nhiên với lợi thế riêng về giá cả, chất lượng sản phẩm phương thức thanh toán, phương thức giao hàng đúng hạn, nhanh chóng…Những sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng Anh- Quy Nhơn. Đã có những vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước. Doanh thu bán sản phẩm ở các tỉnh phía Nam luôn chiếm vị trí cao nhất trong bản doanh thu của công ty. Tại thị trường các tỉnh miền Bắc và miền Trung thì ít sôi động hơn do quy mô của khách hàng là các doanh nghiệp tại đây chỉ ở mức trung bình là chủ yếu và giá không hấp dẫn. đối với công ty thì việc xuất bán tại thị trường này là nhằm mục đích duy trì hoạt động sản xuất và tạo công ăn việc làm thường xuyên nhằm giưc được đội ngũ công nhân lành nghề tại công ty. - Thị trường trong nước: MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TRONG NƯỚC STT TÊN KHÁCH HÀNG 1 SCAN COM – VN 2 GEMADEPPT – QN 3 Công ty TNHH – TM – DV Trần Đức 4 Công ty TNHH A.P.A 5 Công ty TNHH Các Tiên Á Châu Đã Nẵng 6 DNTN Nguyên Hoàng 7 Công ty TNHH xuất khẩu đồ gỗ Tân Thủy Trân 8 Công ty Thăng Long – Bộ quốc phòng 9 Công ty Phú Tài 10 Công ty xuất nhập khẩu đầu tư tỉnh Kon Tum 11 Công ty TNHH Sài Gòn 12 Công ty TNHH Phước Tân An – An Nhơn – Bình Định 13 Công ty lâm nghiệp 19 – An Nhơn 14 Công ty XNK KC và BB PACXIMEX – Đồng Nai 15 Công ty KDSX Sài Gòn – Đắk lắk Trong sản xuất không chỉ đơn thuần bán cho cho người sử dụng cuối cùng mà còn bán cho các doanh nghiệp có như cầu gia công hoặc nhận các đơn đặt hàng với hình thức gia công để có thể thấy điều đó ta xét các khu vực sau: - Khu vực 1: gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở ra phía Bắc. - Khu vực 2: gồm các tỉnh từ Huế đến Khánh Hòa - Khu vực 3: gồm các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào các tỉnh miền Nam - Nhu cầu của khách hàng trong thị trường: Phát triển dựa trên nền tảng, tiềm năng vốn có của địa phương và dần mở rộng hơn ra các tỉnh, thành khác trong cả nước đã tạo nền móng vững chắc giúp cho HAGL đứng vững, phát triển ổn định ngay cả khi nền kinh tế bị ảnh hưởng của sự suy thoái. Đồ gỗ nội thất HAGL có góc cạnh sắc nét, tinh tế, vân gỗ đẹp quyến rũ, hiện đại trong sử dụng nhưng vẫn mang nét độc đáo riêng. Đặc biệt toàn bộ sản phẩm đồ gỗ nội thất của HAGL chủ yếu được làm từ gỗ xoan đào hoặc veneer xoan đào chất lượng tốt nhất và là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường nội địa việt Nam, nhanh chóng được người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước tin cậy sử dụng. Để có được những sản phẩm gỗ chất lượng cao cấp, tạo được uy tín trong lòng khách hàng tại những thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng…, HAGL đã tự hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng hiện đại cũng như tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu chất lượng để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho thị trường. Quy trình sản xuất khép kín, chủ động đầu vào – đầu ra đã đem lại sức cạnh tranh đặc biệt cho sản phẩm của HAGL. Không chỉ đẹp về mẫu mã, bền về chất lượng, thế mạnh của sản phẩm gỗ HAGLcòn nằm ở chứng nhận xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đồ gỗ nội thất của Công ty đã vinh dự đạt được chứng nhận FSC - chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của các phẩm gỗ HAGL so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Cùng với việc đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoạt động của HAGL luôn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển kinh doanh bền vững và có trách nhiệm đối với cộng đồng. Góp phần làm nên những thành công vượt trội của Công ty CP Gỗ HAGL hôm nay, bên cạnh nguồn nguyên liệu chất lượng, dây chuyền công nghệ hiện đại, một phần còn do Công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ thiết kế riêng cho từng dòng sản phẩm. Chính từ đội ngũ thiết kế hết sức năng động và sáng tạo này, Công ty đã tạo dựng được uy tín cũng như chiếm được niềm tin nơi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng để từ đó cho ra đời những mẫu sản phẩm đồ gỗ nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng của công ty trong thời gian hiện nay cũng như trong tương lai. Trải qua thời gian, với những sản phẩm đồ gỗ nội thất độc đáo của mình, HAGL đã có những bước phát triển nhanh chóng, tự tin khẳng định vị thế trên thị trường. Khách hàng của Công ty là những nhà nhập khẩu có tên tuổi và rất khó tính, do vậy yêu cầu về chất lượng nguyên liệu, độ an toàn trong lao động, chăm lo cho đời sống người lao động và hàng loạt tiêu chuẩn quốc tế khác luôn được Công ty chú trọng kiểm định nghiêm ngặt. Cho đến thời điểm hiện nay, trong ngành chế biến gỗ Việt Nam, Công ty CP Gỗ HAGL luôn được đánh giá là doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh tốt, luôn giữ uy tín với khách hàng, đồng thời rất tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là nền tảng vững bền cho những cú đột phá ấn tượng của Công ty về sau này. - Sự biến động của thị trường gỗ : Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần 200 tỉ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản. Thị trường truyền thống như Mỹ đã tăng 15%, các nước EU tăng khoảng 8%. Doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam đã biết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nga, Ấn Độ, Trung Đông… Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, trong quý 1 năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam hầu như đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tăng mạnh ở một số thị trường như Ấn Độ, Nga, Xingapore, Thổ Nhỹ Kỳ, Thụy Sỹ. Hiện cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công; trong đó, có 970 doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp FDI... Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng, nếu như năm 2000 chỉ có mặt tại 50 quốc gia thì đến nay, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu; các nước thuộc khối EU chiếm 44%; Nhật Bản chiếm 12%. 2.3 Yếu tố hạ tầng và hậu cần 2.3.1 Yếu tố hạ tầng - Cơ sở kinh doanh, địa điểm Công ty CP HAGL có 5 nhà máy sản xuất gỗ với tổng diện tích 160.000 m2, 3.700 nhân viên, tổng công suất các nhà  máy vào khoảng 2000m3 gỗ tinh thành phẩm/năm: + Chi nhánh nhà máy gỗ xuất khẩu Hoàng Anh Gia lai. Địa chỉ: Xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai + Chi nhánh nhà máy gỗ nội thất Hoàng Anh Gia Lai Địa chỉ: Xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai + Chi nhánh nhà máy gỗ Hoàng Anh Quy Nhơn Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định + Chi nhánh nhà máy gỗ Hoàng Anh Sài Gòn Địa chỉ: Lô E1 đường A, KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM + Chi nhánh tại Lào - Hệ thống máy móc, nhà xưởng: + Máy móc thiết bị: Ở mỗi nhà máy gỗ đều được trang bị các loại máy chuyên dụng như Bào thẩm, Bào cuốn, Bào 2 mặt, Cắt tinh, Chà nhám, Phay, Đục, khoan rotơ….Và càng ngày càng được cải tiến. + Máy móc thiết bị truyền dẫn: Hệ thống xe chở gỗ, hệ thống xe đưa đón công nhân, đặc biệt ở mỗi nhà phân phối sản phẩm sẽ có hệ thống vận tải chuyên nghiệp được đồng bộ về kiểu dáng…đáp ứng toàn bộ quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. - Mạng lưới cửa hàng: Tại thị trường nội địa HAGL đang thực hiện chiến lược phân phối theo vùng, mỗi vùng (thị trường) có một nhà bán sỉ và mạng lưới bán lẻ. Hiện HAGL có 4 nhà phân phối sỉ tại các khu vực chính: miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam với hơn 70 cửa hàng, đại lý, showroom. Cụ thể ở Miền Nam có 24 cửa hàng, miền Trung có 25 cửa hàng, Tây Nguyên có 5 cửa hàng và Miền Bắc có 15 cửa hàng Ngoài ra Công ty còn mở các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, giao dịch với Tập đoàn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Tập đoàn HAGL đang đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. - Hạ tầng công nghệ thông tin: Website của tổng công ty gỗ và các công ty thành viên được liên kết với nhau nên cơ sở dữ liệu được đồng bộ hóa từ mua hàng, logistics, phân phối. Các loại sản phẩm của công ty đều được đưa lên website của các cửa hàng, đại lý, showroom để khách hàng có thể lựa chọn trực tiếp trên website. 2.3.2. Hậu cần - Quy trình sản xuất Quy trình sản xuất khép kín, chủ động đầu vào – đầu ra đem lại sức cạnh tranh đặc biệt cho sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. - Nguyên liệu gỗ tròn- xẻ: Hoàng Anh Gia Lai đang sở hửu nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào từ Nam Lào, ngay sát biên giới Việt Nam. Đó là 300.000 m3 gỗ tròn thu từ khai hoang rừng trồng cao su cộng với số gỗ trị giá 15 triệu USD chính phủ Lào trả nợ cho Hoàng Anh Gia Lai, đây là số tiền CP Lào đã vay để xây dựng làng SEA Game năm 2009. Bằng việc chủ động nguồn gỗ hợp pháp, Hoàng Anh Gia Lai sẽ  hạ được giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà xưởng xẻ CD với khối lượng trên 20.000m3/năm đáp ứng tốt năng lực sản xuất của các nhà máy Gỗ thuộc Công Ty. - Ghép, tạo phôi: Gỗ sau khi được xẻ được ghép ván, tạo phôi chi tiết, bước đầu hình thành phôi thô từng chi tiết của mỗi sản phẩm. - Tẩm sấy: Chất lượng khép kín ngay từ đầu. Gỗ sau khi xẻ theo quy cách được đưa vào “Tẩm hóa chất ở nồi áp lực ”(bằng phương pháp phối hợp hóa học và vật lý). Công nghệ sấy hơi nước giữ cho chất liệu gỗ bền, đảm bảo tính cơ lý cho sản phẩm, hạn chế thấp nhất độ co giãn môi trường, tránh mối mọt, công vênh… khi đưa vào sử dụng. - Gỗ Veneer: Chất liệu đặc trưng của sản phẩm gỗ nội thất HAGL là veneer xoan đào. Công ty có 3 máy lạng veneer hiện đại và nhà xưởng cắt- may  với trên 300 công nhân chuyên sản xuất ở khâu veneer. - Định hình mẫu mã theo quy cách SP: Các chi tiết mẫu mã sản phẩm được định hình chuẩn tập trung tại nhà xưởng  sản xuất định hình của Nhà Máy với các thiết bị máy móc nhập khẩu từ Nhật. Đài Loan. - Lắp ráp cố định – Lưu kho bán thành phẩm: HAGL có một đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đảm trách ở bộ phận lắp ráp. Sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh được kiểm tra chất lượng và nhập kho bán thành phẩm. - Hoàn thiện sản phẩm: Quy trình hoàn thiện sản phẩm được bắt đầu bằng công đoạn chà  nhám thô, nhám láng bóng- Sơn lót (làm nguội) nhiều lần cho đến khi bề mặt sản phẩm được xủa lý thật sự mịn, láng. Công đoạn chà nhám tinh và 10 dây chuyền sơn tĩnh điện hoạt động thường xuyên phục vụ hoàn thiện sản phẩm sơn của 4 nhà máy trong công ty. - Ráp giả - Đóng gói – lưu kho thành phẩm: Sau công đoạn sơn tinh hoàn thiện, một khâu không kém phần quan trọng quyết định từng độ chuẩn xác trong từng chi tiết của sản phẩm HAGL là kiểm tra  ráp hoàn thiện tưng sản phẩm sau khi sơn, là khâu cuối cùng trước khi chuyển sang bộ phận KCS (khiểm tra chất lượng) xác nhận đóng gói sản phẩm. - Quy trình, cách thức kinh doanh + Tại thị trường nội địa Hoàng Anh Gia Lai đang thực hiện chiến lược phân phối theo vùng mỗi vùng ( thị trường) có một nhà bán sỉ và mạng lưới bán lẻ. + Còn ở thị trường nước ngoài thì công ty thực hiện bán hàng thông qua những hợp đồng đã được kí kết. + Công ty có những chính sách xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo, tham gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước, áp dụng các hình thức khuyến mãi, có đội ngũ marketing trực tiếp, gửi mẫu cataloge đến khách hàng mới. + Các dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển sản phẩm đến tận nhà với đội ngũ xe chuyên dụng của từng Nhà máy, hướng dẫn sử dụng và lắp ráp. + Các phương thức thanh toán đa dạng, đặc biệt có nhiều phương thức thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch với khách hàng. Ngoài ra còn áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt như mua trả góp, mua trả chậm, mua số lượng lớn được hưởng giá chiết khấu… 2.4. Tài chính và chi phí: Theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), năm 2011 nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010 và đang đặt ra kỳ vọng tăng đến con số 8 - 9 tỷ USD vào năm 2015. 2.4.1. Doanh thu: Trong năm 2010 công ty đã thực hiện được kết quả cụ thể sau: Sản xuất hàng gỗ xuất khẩu đạt 2528.4m3 tinh Sản xuất hàng gỗ nội thất đạt 5432.8m3 tinh Tổng doanh thu: 345912855368 đồng Ngoài ra, còn tận dụng nguồn củi sau khi sản xuất hàng xuất khẩu, mua gỗ vườn để ghép được 5117.6m3 ván các loại. - Nguyên liệu chủ yếu của Nhà máy là gỗ. Ở trong nước nguồn nguyên liệu này bị hạn chế do chính sách bảo vệ rừng của Chính phủ, do đó gỗ thường được mua từ những nước như Lào, Indonexia, Malayxia, New Zealand, Đức… với số lượng lớn còn trong nước chỉ chiếm một số ít. - Sản phẩm của Nhà máy một phần được tiêu thụ trong nước thông qua các hợp đồng của các tổ chức đơn vị, các cá nhân thầu xây dựng, nhà hàng, khách sạn, trường học…còn phần lớn là xuất khẩu sang các nước như Anh, Hà Lan, Đức, Bungary, Ireland, Mỹ và các nước Đông Âu. Như vậy nhìn chung thị trường mục tiêu của Nhà máy là thị trường Châu Âu, đây là thị trường khó tính về chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Việc lựa chọn thị trường này đối với Nhà máy là một hướng đi táo bạo, nó đòi hỏi Nhà máy phải luôn đổi mới cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng. Hiện nay Nhà máy cũng đang dần gia tăng thị phần trong