Cập nhật ngày: 20/12/2023 16:18:52
Cập nhật ngày: 20/12/2023 16:18:52
Thứ trưởng Tạ Quang Đông cắt băng khai mạc triển lãm
Triển lãm thu hút đông đảo công chúng yêu mến dòng tranh dân gian Đông Hồ với nhiều cảm xúc với những bức tranh thân thuộc. Tranh dân gian Đông Hồ là một sản phẩm truyền thống đặc trưng tiêu biểu của Việt Nam, truyền tải những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống thường ngày của nhân dân. Tranh được in trên giấy Điệp, với các hình vẽ, đường nét, hình mảng, màu sắc trầm ấm, không gian ước lệ. Bằng lối tư duy đơn giản, bút pháp khỏe khoắn, tinh tế, các nghệ nhân đã đưa nhiều hàm ý trong mỗi bức tranh đến với những người yêu nghệ thuật.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông xem các bức tranh ấn tượng tại triển lãm
Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” trưng bày hai phòng tranh với hơn 100 hiện vật từ tranh in cho đến các ván khắc, dụng cụ thực hành nghề. Phòng tranh Đông Hồ xưa trưng bày một số bộ tranh in lưu giữ gần một thế kỷ và tranh in theo mẫu truyền thống được ưa chuộng hiện nay. Đó là hình ảnh các con vật quen thuộc trong các tranh như gà đàn, lợn đàn, gà thư hùng, lợn ăn lá dáy... Hình ảnh em bé mũm mĩm trong tranh vinh hoa, phú quý, nhân nghĩa, lễ trí... Tất cả đều hàm chứa giá trị biểu tượng tốt đẹp, đại diện cho sự chúc tụng trường thọ, sung túc, con cháu đủ đầy, học hành đỗ đạt cao... Triển lãm đã thật sự trở thành ngày hội về thẩm mỹ, sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân kiến tạo nên không gian thẩm mỹ của tranh dân gian Đông Hồ với nét đẹp giản dị, cân chất nhưng hàm đựng đầy đủ ý nghĩa nhân văn, có giá trị giáo dục truyền thống.
Một số tranh trưng bày tại triển lãm
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Triển lãm tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” nằm trong chuỗi các hoạt động xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đây cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa, giá trị nghệ thuật đặc trưng của dòng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ xưa và nay đối với du khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh những bức tranh quen thuộc, sức hút của triển lãm đến ở căn phòng tiếp theo khi công chúng được ngắm nhìn tập hợp tranh được phục chế gần đây và các sáng tác mới của một số nghệ nhân. Tranh phục chế là các mẫu được cho là đã thất lạc, lấy từ nguồn tư liệu đáng quý của Maurice Durand, Henri Oger, Jean-Pierre Pascal. Căn phòng cũng giới thiệu những hình ảnh đặc trưng trong các trang nghinh xuân, sơn du, phúc lộc song toàn, thập nguyệt dưỡng thai... Hình ảnh xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc trong tranh với phong tục cải lương, văn minh tiến bộ, nhảy đầm, thể dục chấn hưng... Loạt tranh mới sáng tác của các nghệ nhân là sự cải tiến trong cách thức thực hiện và nội dung biểu đạt sẽ làm cho triển lãm phong phú, đa dạng.
Du khách trong nước và quốc tế không khỏi ấn tượng bởi những mộc bản cổ của dòng tranh dân gian Đông Hồ
Theo NNƯT Nguyễn Đăng Chế, những bản khắc được phục chế đến từ nhiều mẫu cổ do ông sưu tầm. Trong đó, có mẫu có niên đại lên tới 200 năm được những người nước ngoài đưa về để ông khôi phục. “Những bản phục chế đạt chất lượng là những bản được khắc bằng gỗ thị và được khắc thủ công hoàn toàn bằng ve. Khác với những bản khắc cổ, những bản phục chế có độ tinh xảo và tính nghệ thuật cao hơn, không còn chỉ đơn thuần là khắc để lưu giữ mà còn dùng trong chơi tranh. Tôi hy vọng sẽ ngày càng có nhiều những bản khắc cổ được chuyển về làng nghề để phục dựng, bảo tồn những nét đẹp truyền thống dân tộc”, NNƯT Nguyễn Đăng Chế chia sẻ.
Một số bản phục chế đến từ những mẫu cổ có niên đại tới 200 năm
Tại triển lãm, trao đổi với PV, các nghệ nhân cũng bày tỏ trăn trở về việc nghề làm tranh Đông Hồ đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả nói: “Nghề làm tranh Đông Hồ đang gặp khó khăn về đầu ra. Đặc biệt, thế hệ ngày nay không có nhiều đam mê với nghề truyền thống mà cha ông để lại. Điều này xuất phát từ việc các ngành nghề đem lại thu nhập cao và ổn định hơn nghề làm tranh dân gian nên cũng không nhiều người muốn quay trở lại với nghề”.
Trước những khó khăn mà nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang gặp phải, các nghệ nhân đều mong muốn đầu ra sản phẩm được phát triển mạnh mẽ hơn, tạo thu nhập ổn định cho người nghệ nhân và thu hút nhiều người trở lại với nghề.
Thành phố Hưng Yên được xây dựng trên nền Phố Hiến xưa - nơi mà sử sách một thời đã ca ngợi "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Từ thế kỷ 16 Phố Hiến đã trở thành một thương cảng sầm uất tấp nập tàu, thuyền của các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Ðào Nha và các địa phương trong nước vào ra buôn bán. Niềm tự hào ấy vẫn còn vang vọng trong tâm trí mỗi người dân nơi đây.
Trong quán bún thang nổi tiếng ở gốc Cây Sanh, bà chủ quán say sưa kể lại với khách những dấu tích ngày xưa trong đó có cây cột đá để neo thuyền mới tìm thấy. Người dân rất có ý thức giữ gìn và góp công sức tôn tạo những di tích lịch sử, văn hóa. Hiện ở thành phố có tới hơn 100 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có hơn mười di tích cấp quốc gia. Ðền Mẫu nằm ở phường Quang Trung là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến xưa, bên phải là hồ Bán Nguyệt, phía trước là sông Hồng - nơi cập bến của tàu thuyền buôn bán. Ðặc biệt, ở đây có ba cây sanh, si, đa cổ thụ sống cộng sinh ngót tám trăm năm. Ba thân cây quấn lấy nhau như hòa làm một, thành thế kiềng ba chân vững chãi, cành lá vươn cao, sum suê che phủ toàn bộ ngôi đền, tạo ra cảnh thâm nghiêm, huyền bí. Dọc những con phố cổ cạnh chùa Hiến, đình Hiến, chợ Cầu, bến Ðá..., vẫn còn dấu tích của các thương nhân nước ngoài với những ngôi nhà, những khu mộ còn ghi rõ quốc tịch như: Ðông đô Hội Quán của người Trung Quốc, ngôi nhà cổ của một thương gia người Hà Lan, rồi chùa Thiên Hậu của người dân Phúc Kiến... Tất cả vẫn giữ nguyên kiến trúc và đồ thờ tự cách đây năm, sáu trăm năm. Hưng Yên cũng là một trong số ít thành phố có Văn Miếu. Văn Miếu Xích Ðằng, nơi ghi danh những người đỗ đại khoa trong gần 10 thế kỷ khoa cử Việt Nam (1075 - 1919). Hiện vật quý nhất là chín tấm bia đá ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên, với 228 vị đỗ đại khoa từ thời Trần đến khoa thi cuối cùng của khoa cử nho học. Văn Miếu Xích Ðằng đã được trùng tu tôn tạo, trở thành biểu trưng của văn hóa, văn hiến đất Hưng Yên. Ðây chính là nơi tụ họp của sinh viên, học sinh vào các ngày 10 tháng giêng và 14-8 hằng năm để noi gương các bậc tiền nhân và tham gia dự lễ tuyên dương, trao thưởng học sinh giỏi.
Chúng tôi đến thành phố đúng dịp đầu xuân, các đường phố rộng thênh thang với những thảm cỏ xanh mướt trên các dải phân cách, những hàng cây tươi tốt bên đường. Quảng trường trung tâm thật rộng lớn, đủ các loại cây, hoa khoe sắc. Bên quảng trường là những ngôi nhà cao tầng hiện đại, với hàng đèn cao áp chạy dài tít tắp. Ban đêm quảng trường sáng rực cả vùng trời lung linh trong vẻ đẹp lộng lẫy. Nhiều người đi xa trở về thành phố đều sững sờ trước sự đổi thay quá nhanh trong xây dựng đô thị. Những năm gần đây, tỉnh đã tập trung sức đầu tư cho mảnh đất này, từ đường sá, cầu cống cho đến xây dựng nhà cửa, công sở. Hai chiếc hồ nhân tạo lớn An Vũ 1 và An Vũ 2 mất hàng năm đào đắp, nạo vét và trồng cây xanh ven hồ, đã trở thành lá phổi của thành phố, bảo đảm môi trường trong lành cho những khu đô thị mới. Công tác quy hoạch xây dựng bài bản đã tạo nên diện mạo một thành phố đẹp, khang trang hiện đại và có bản sắc riêng. Ði trên những con đường nhựa phẳng lì với những đường sơn chỉ dẫn trắng bóc, thỉnh thoảng lại xuất hiện những lá cờ hội bay phấp phới trên những đền chùa, miếu mạo. Có thể nói thành phố có mật độ di tích lịch sử, văn hóa đậm đặc được bảo vệ và tôn tạo rất công phu. Chính vì vậy thành phố mang dáng dấp hiện đại nhưng lại đậm mầu sắc dân tộc, khiến cho chúng tôi đứng giữa quảng trường trung tâm rực rỡ ánh điện mà vẫn luôn mường tượng về một Phố Hiến xưa với những con thuyền chen chúc dưới bến, với tiếng chuông chùa ngân nga khi không gian tĩnh lặng.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thế Ðắc cho biết: Ðể nâng cấp lên thành phố, được sự quan tâm của tỉnh, thị xã Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu, vừa đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt 18,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị sản xuất - dịch vụ, công nghiệp, sản xuất dịch vụ tăng 20,2%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 24%/năm. Hướng đi của thành phố trong thời gian tới là phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ, với mục tiêu phấn đấu trở thành một thành phố trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ðể thực hiện mục tiêu ấy, trước mắt thành phố còn rất nhiều việc phải làm. Muốn trở thành trung tâm, thành phố phải trở thành tâm điểm giao thông. Nhớ lại trước đây, mỗi lần đến thị xã Hưng Yên, ai cũng thấy ngại. Con đường 39 nối thị xã với quốc lộ 5 chỉ vỏn vẹn 38 km mà gây cho người ta cảm giác hãi hùng. Ðường hẹp và xấu, những ổ trâu, ổ gà liên tiếp nối nhau, xe khách chạy vừa chậm vừa chồm lên nghiêng ngả, đến thị xã, con sông Hồng chặn ngay trước mặt và thị xã rơi vào thế "ngõ cụt". Nay đường số 39 đã rộng thênh thang, thảm nhựa phẳng phiu, cầu Yên Lệnh sừng sững vắt qua sông Hồng với hai hàng đèn cao áp rực sáng trong đêm. Những con đường lớn đã nối thành phố với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình. Những chuyến xe từ phía nam đã ùn ùn kéo nhau qua cầu Yên Lệnh để tỏa đi các nơi mà không cần phải vòng qua Hà Nội. Nhà nước đang tiến hành thực hiện dự án xây dựng trục kinh tế bắc - nam, với những con đường, cây cầu hiện đại sẽ nối thành phố với đường 5 mới và khi hoàn thành thì từ TP Hưng Yên qua cầu Thanh Trì, đến Hà Nội đi bằng ô-tô chỉ mất khoảng 30-40 phút. Tâm điểm giao thông sẽ tạo thế trung tâm cho thành phố, với những con đường thuận tiện tỏa khắp bốn phương.
Dấu ấn Phố Hiến xưa cùng với con người và sản vật của Hưng Yên đã tạo ra tiềm năng du lịch lớn cho thành phố. Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, từ xưa đã sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi như Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, nghệ sĩ chèo Nguyễn Ðình Nghị... Hưng Yên có nhiều đặc sản và văn hóa ẩm thực nổi tiếng, đặc biệt là nhãn lồng Phố Hiến được coi là vua của các loại nhãn. Cùi nhãn dày trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Hiện nay, trước cửa chùa Hiến có cây nhãn mấy trăm năm tuổi, nhân dân thường gọi là nhãn Tổ. Tiếp theo đó là sen, không chỉ là một loài hoa đẹp mà tất cả các bộ phận của cây sen đều là thuốc chữa bệnh. Hạt "gạo" trong hoa sen dùng để ướp trà có hương thơm đặc biệt. Nhiều gia đình trong thành phố giàu lên nhờ nghề ướp chè sen, chế biến hạt sen thành mứt sen và nấu chè sen long nhãn. Thành phố có hiệu bún thang Thế Kỷ lúc nào cũng đông khách. Cửa hàng của bà chủ vốn không có biển hiệu mà khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà đã tồn tại có tới trăm năm... Thời gian vừa qua, Hưng Yên đã quan tâm khai thác tiềm năng du lịch của thành phố như tổ chức thành công lễ hội dân gian Phố Hiến năm 2008, thu hút hàng nghìn du khách. Mùa xuân này, các lễ hội ở đền chùa cũng gây sự chú ý của khách thập phương. Thành phố cũng nâng cấp Ðoàn chèo thành Nhà hát chèo Hưng Yên, vì nơi đây chính là cái nôi của nghệ thuật chèo. Chủ tịch UBND thành phố Ðỗ Xuân Tuyên cho biết: Ðể thành phố Hưng Yên thật sự là điểm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch của thành phố cần tăng cường công tác quảng bá, tạo ra những sự kiện nổi bật để thu hút khách. Việc đi lại đã thuận tiện hơn trước nhiều, nhưng khâu dịch vụ chưa được đầu tư thỏa đáng, còn thiếu nhà hàng, khách sạn, nơi vui chơi giải trí và chưa có sự phục vụ chuyên nghiệp. Nhân nói đến việc thúc đẩy du lịch là nhân tố hướng tới mục tiêu là thành phố trung tâm, Chủ tịch vui mừng cho biết thêm:
- Mới đây Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng ý chủ trương xây dựng khu đại học Phố Hiến tại tỉnh Hưng Yên để đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng khu vực Hà Nội. Quy hoạch khu đại học Phố Hiến gắn liền với việc quy hoạch thành phố Hưng Yên. Khi thành phố có khu đại học trên diện tích một nghìn ha sẽ thu hút sinh viên ở các vùng lân cận, biến thành phố trở thành một trung tâm giáo dục, mở thêm khả năng phát triển dịch vụ. Hiện nay, thành phố đã có Trường đại học Chu Văn An và đang thành lập Trường đại học Sơn Nam, nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.
Việc nâng cấp từ thị xã lên thành phố đang đòi hỏi cán bộ và nhân dân nơi đây nâng cao hơn nữa nhận thức và tầm nhìn để tìm ra những bước đi đúng, những biện pháp có hiệu quả, để thành phố Hưng Yên không ngừng phát triển bền vững, phát huy truyền thống Phố Hiến, nơi xưa kia đã từng là thương cảng lớn nhất Ðàng Ngoài.
Thứ 5, 12/12/2024 18:17 (GMT+7)
Triển lãm do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức.
Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” trưng bày trong hai phòng tranh, với hơn 100 hiện vật, từ tranh in cho đến các ván khắc, dụng cụ thực hành nghề. Trong đó, phòng tranh Đông Hồ xưa trưng bày một số bộ tranh in lưu giữ gần 1 thế kỷ và tranh in theo mẫu truyền thống được ưa chuộng xưa nay. Đó là hình ảnh các con vật quen thuộc trong các tranh: gà đàn, lợn đàn, gà thư hùng, lợn ăn lá ráy…; hình ảnh em bé mũm mĩm trong tranh: vinh hoa phú quý, nhân nghĩa, lễ trí hay các vị anh hùng dân tộc, nhân vật trong truyền thuyết...Tất cả hàm chứa giá trị biểu tượng tốt đẹp, đại diện cho sự chúc tụng về cuộc sống trường thọ, sung túc, con cháu đủ đầy, học hành đỗ đạt cao.
Phòng tiếp theo là tập hợp các tranh được phục chế gần đây và các sáng tác mới của một số nghệ nhân đương đại. Tranh phục chế là các mẫu được cho là đã thất lạc, lấy từ nguồn tư liệu đáng quý của Maurice Durand, Henri Oger, Jean-Pierre Pascal. Tại đây, công chúng sẽ gặp những hình ảnh đặc trưng của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong các tranh: nghinh xuân, sơn du, phúc lộc song toàn, thập nguyệt dưỡng thai…; hình ảnh xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc trong tranh: phong tục cải lương, văn minh tiến bộ, nhảy đầm, thể dục chấn hưng… Loạt tranh mới sáng tác của các nghệ nhân là sự cải tiến trong cách thức thực hiện và nội dung biểu đạt sẽ làm cho triển lãm thêm phong phú, đa dạng.
Bên cạnh đó, một không gian trải nghiệm được đặt tại triển lãm giúp người xem vừa có thể trực tiếp quan sát, vừa có thể tham gia trải nghiệm làm tranh Đông Hồ.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Phong cho biết: Tranh dân gian Đông Hồ là một sản phẩm truyền thống đặc trưng tiêu biểu của Việt Nam, chuyển tải những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống thường ngày của nhân dân. Triển lãm lần này nhằm giới thiệu với công chúng những nét độc đáo, đặc trưng riêng có của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Tại đây, công chúng sẽ được xem một số tranh cổ, tranh in theo mẫu xưa, hay các tranh sáng tác theo phong cách và kỹ thuật mới được các gia đình nghệ nhân sưu tập, tiêu biểu như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Quả, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Đăng Sần và một số tranh dân gian Đông Hồ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Phong, Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” nằm trong chuỗi các hoạt động xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, nhằm khôi phục, bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Triển lãm cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa, giá trị nghệ thuật đặc trưng của dòng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ xưa và nay đối với du khách trong nước, quốc tế.
Cũng trong chuỗi các hoạt động xây dựng Hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, ngày 1/11/2019, tại Bắc Ninh diễn ra Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại".
Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia về di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam và quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương, các nghệ nhân am hiểu về nghệ thuật tranh truyền thống nói chung, tranh dân gian Đông Hồ nói riêng trình bày, thảo luận các vấn đề khoa học và thực tiễn nhằm đúc kết công tác quản lý, bảo vệ nghề làm tranh, tranh dân gian; đề xuất các giải pháp về bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại..
Triển lãm "Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay" kéo dài đến hết ngày 31/1/2020.