Như vậy, một doanh nghiệp để được công nhận tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí nêu trên. Căn cứ vào các dấu hiệu và cơ sở đó, pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận tư cách pháp nhân cho 3 mô hình doanh nghiệp, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân, do không đáp ứng được yêu cầu về tính độc lập tài sản và yêu cầu về cơ cấu tổ chức nên mô hình doanh nghiệp này không được thừa nhận tư cách pháp nhân.
Như vậy, một doanh nghiệp để được công nhận tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí nêu trên. Căn cứ vào các dấu hiệu và cơ sở đó, pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận tư cách pháp nhân cho 3 mô hình doanh nghiệp, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân, do không đáp ứng được yêu cầu về tính độc lập tài sản và yêu cầu về cơ cấu tổ chức nên mô hình doanh nghiệp này không được thừa nhận tư cách pháp nhân.
(i) Thẩm quyền cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư:
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư là Sở tư pháp tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Đối với công ty nào có luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
(ii) Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu thống nhất);
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật.
– Chứng chỉ hành nghề luật sư (bản sao); Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật (bản sao).
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, người có nhu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tại mục (i).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian giải quyết là trong 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Nếu Sở tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, pháp nhân được hiểu là tổ chức có cơ cấu tổ chức theo quy định, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Trên đây là biết viết mang tính tham khảo của Luật An Nghiệp & Cộng Sự, nếu quý khách đang và có xảy ra các vụ việc thì hãy liên hệ ngay hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư của Luật An Nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.
Văn Phòng Luật Sư An nghiệp được đánh giá là một trong những công ty luật uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ nhân viên luật sư chuyên nghiệp, am hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản luatsubienhoa.com.vn đã và đang hỗ trợ, là lựa chọn hàng đầu cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lớn nhỏ có nhu cầu về luật. Công ty có trụ sở chính tại Biên Hòa, Đồng Nai hỗ trợ các lĩnh vực chính:
Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Tư cách pháp nhân thể hiện chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Vậy các bạn đã thực sự hiểu rõ về Tư cách pháp nhân hay chưa? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về vấn đề Công ty luật có tư cách pháp nhân không? Mời các quý đọc giả theo dõi.
Với mục đích đơn giản và ổn định hoá đời sống pháp lý, tư cách pháp nhân trao cho các tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Theo Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo cho tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh.
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ở đây cần xác định rõ pháp nhân là một chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy pháp nhân có tư cách chủ thể độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,…
Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm:
– Phải được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc quy định của pháp luật có liên quan.
– Phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác.
– Phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
– Đảm bảo cơ cấu tổ chức: phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Ngoài ra, pháp nhân cũng có những cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư gồm:
– Đối với luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư: kinh nghiệm đảm bảo ít nhất 02 năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định.
– Đảm bảo phải có trụ sở làm việc.
– Một luật sư chỉ được phép thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
Dẫn chiếu đến Điều 33 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định về văn phòng luật sư như sau:
– Văn phòng luật sư được thành lập bởi một luật sư thành lập. Tổ chức, hoạt động của văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
– Luật sư thành lập văn phòng luật sư chính là Trưởng văn phòng. Người này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
Lưu ý: Trưởng văn phòng luật sư cũng chính là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn phòng luật sư không có tư cách phấp nhân vì văn phòng luật sư không có tài sản riêng theo quy định về điều kiện của một pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015.