Đề thi học kì 1 Văn 9 năm 2024 - 2025 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 được biên soạn theo cấu trúc đề 4 điểm đọc hiểu kết hợp 6 điểm tập làm văn.
Đề thi học kì 1 Văn 9 năm 2024 - 2025 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 được biên soạn theo cấu trúc đề 4 điểm đọc hiểu kết hợp 6 điểm tập làm văn.
TRƯỜNG THCS......................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa,
Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 36 – 37)
Câu 1. (1 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1 điểm) Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 3. (1 điểm) Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 4. (1 điểm) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần?
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Bệnh vô cảm.
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em biết
Xem chi tiết đáp án và đề thi trong file tải về
Chữ kí GT1: ...........................
Chữ kí GT2: ...........................
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………..
Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi. Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)
Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:
- Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì?
Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái.
Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tướng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.
(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 424-426)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3 (1.0 điểm): Chàng trai xem chiếc hộp con chứa khối đỏ trong hoàn cảnh nào?
Câu 4 (1.0 điểm): Nêu cảm nhận của em về chi tiết “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.”
Câu 5 (1.0 điểm): Từ câu chuyện tình ở Thanh Trì, em có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu thời phong kiến?
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 chữ trình bày cảm nhận của em về nhân vật Nguyễn Sinh trong đoạn trích trên.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
- Nhận biết được thể loại truyện truyền kì.
- Nhận biết được những chi tiết, sự việc có trong truyện.
- Xác định được chủ đề của đoạn trích.
Viết văn bản nghị luận về vai trò của tình yêu thương.
- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về vai trò của tình yêu thương.
- Xác định được kiểu bài phân tích, về vai trò của tình yêu thương (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế).
- Những vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
- Những biểu hiện của tình yêu thương.
- Phân tích cụ thể tác động của tình yêu thương Sđến con người, xã hội.
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề.
I. Listen to what these students say and decide if the statements are true (T) of false (F). II. Listen again and complete the table. Use no more than three words for each blank. III. Choose the best option to complete the sentence. IV. Use used to or didn’t use to with the verbs from the box to complete the sentences. V. Read the passage. Circle A, B or C to answer each question. VI. Read the following passage. Match the paragraphs with the headings.