Cho Thuê Nhà Green Park Việt Hưng

Cho Thuê Nhà Green Park Việt Hưng

Thuê nhà Vinhomes Ocean Park là website kết nối giữa người thuê và cho thuê nhà. Thông qua kênh này, chủ nhà sẽ nhanh chóng tìm được người thuê nhà Ocean Park phù hợp. Đồng thời, các gia đình đang tìm thuê sẽ nhanh chóng tìm được căn hộ ưng ý với giá tốt nhất.

Thuê nhà Vinhomes Ocean Park là website kết nối giữa người thuê và cho thuê nhà. Thông qua kênh này, chủ nhà sẽ nhanh chóng tìm được người thuê nhà Ocean Park phù hợp. Đồng thời, các gia đình đang tìm thuê sẽ nhanh chóng tìm được căn hộ ưng ý với giá tốt nhất.

Các doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư vào bất động sản Việt Nam

Liên tục dẫn đầu trong phát triển dự án nhà ở, đô thị, bất động sản công nghiệp, các nhà đầu tư Singapore còn đầu tư bất động sản kho bãi, logistics, môi giới bất động sản tại Việt Nam.

Nhà đầu tư Singapore đã xây dựng hàng loạt dự án nhà ở, căn hộ, đặc biệt là các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP)

Việt Nam là thị trường trọng yếu đối với các nhà đầu tư bất động sản Singapore. Hàng loạt nhà đầu tư đã đến kinh doanh tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua như Sembcorp Development, CapitaLand, Keppel Land, Frasers Property, Mapletree... Các nhà đầu tư Singapore đã xây dựng hàng trăm dự án nhà ở, căn hộ dịch vụ, văn phòng cho thuê chất lượng cao và được người tiêu dùng đón nhận.

Ngoài phát triển nhà ở, khu đô thị, bất động sản công nghiệp cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư lớn từ Singapore. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam là Becamex IDC và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Tập đoàn Sembcorp Development dẫn đầu.

Thành lập từ năm 1996, đến nay VSIP đã có gần chục dự án phát triển khu công nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Quảng Ngãi, Nghệ An và Bình Định. Tổng quỹ đất mà VSIP đang sử dụng tại Việt Nam là hơn 8.600 ha, bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Đến nay, đơn vị này đang cung ứng hạ tầng sản xuất cho 880 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 14 tỷ USD, tạo việc làm cho 270.000 lao động trong và ngoài nước.

Ngoài các khu công nghiệp, VSIP cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng các khu đô thị dịch vụ, khu thương mại, được quy hoạch đồng bộ dọc theo các khu công nghiệp.

Một “ông lớn” khác là Tập đoàn Mapletree, hiện sở hữu và quản lý tổng tài sản hơn 1 tỷ đô la Singapore (tương đương 719,2 triệu USD) giá trị tài sản tại Việt Nam, danh mục trải dài từ Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương và Bắc Ninh, với 8 dự án bất động sản và kho vận.

Với Boustead Projects Limited, nhà phát triển giải pháp bất động sản công nghiệp hàng đầu Singapore, đã ra mắt dự án nhà xưởng xây sẵn đầu tiên tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) vào năm 2018. Hiện tại, nhà đầu tư này đang triển khai giai đoạn II, dự kiến hoàn thành và tiếp đón khách thuê vào quý III/2021.

Mở rộng sang phân khúc nhà xưởng, logistics

Trước đây, các nhà đầu tư Singapore mới chỉ đầu tư vào phát triển nhà ở tại Việt Nam, thì nay đã mở rộng danh mục sang phân khúc bất động sản nhà xưởng và logistics.

Tiêu biểu trong số này là Tập đoàn Frasers Property Việt Nam vừa mới công bố dự án mới nhất phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Frasers Property Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện và đưa vào hoạt động khoảng 40.000 m2 nhà xưởng xây sẵn tại Dự án Khu công nghiệp Binh Duong Industrial Park (BDIP), dự kiến bàn giao cho khách thuê vào quý II/2022. BDIP sẽ cung cấp tổng cộng hơn 200.000 m2 nhà xưởng cho thuê các loại, cùng tiện ích hoàn hảo ra thị trường trong 6 - 7 năm tới.

Capitaland, nhà phát triển bất động sản nhà ở hàng đầu với gần 9.000 căn hộ cao cấp đã phát triển tại Việt Nam sau gần 30 năm, cũng đang lên kế hoạch tiến sâu vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Ông Ronald Tay, Tổng giám đốc CapitaLand Việt Nam cho biết, việc hoàn thành sáp nhập với Ascendas-Singbridge vào năm 2019 đã góp phần củng cố năng lực và nền tảng cho hoạt động phát triển khối tài sản hậu cần và các khu công nghiệp.

“Bất động sản công nghiệp được đánh giá là một trong những động lực chính, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung và dài hạn. CapitaLand đang nỗ lực phát triển các hạng mục đầu tư này ở cả miền Bắc và miền Nam, thông qua việc áp dụng vốn hiểu biết thị trường và thiết lập mạng lưới địa phương”, ông Ronald Tay cho biết.

Vào tháng 5/2021, Công ty Emergent Việt Nam Logistics Development Pte của Singapore được cấp phép để phát triển Trung tâm logistics trị giá 34,4 triệu USD tại Bình Dương. Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung cấp các dịch vụ hậu cần, lưu trữ và kho bãi, cho thuê nhà kho, nhà xưởng.

Phát triển sang mảng môi giới bất động sản

Không chỉ kinh doanh các dự án bất động sản, nhà đầu tư Singapore gần đây còn mở rộng danh mục đầu tư sang lĩnh vực môi giới.

Năm 2020, APAC Realty, một trong những nhà cung cấp dịch vụ bất động sản nắm giữ quyền nhượng quyền thương mại chính của khu vực ERA cho 17 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, đã đầu tư 1,1 triệu USD vào ERA Vietnam, nhà môi giới có mạng lưới khắp TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương và Đà Lạt, đồng thời cam kết hỗ trợ 2 khoản vay lãi suất ưu đãi tương đương 2,2 triệu USD cho đối tác.

ERA Vietnam là thương hiệu môi giới bất động sản của Mỹ, gia nhập thị trường bất động sản Việt Nam dưới hình thức nhượng quyền vào tháng 7/2017. Đến nay, doanh nghiệp này có hệ thống phân phối ở 4 tỉnh, thành phố gồm trụ sở chính tại TP.HCM, cùng với 3 chi nhánh tại Đà Nẵng, Bình Dương, Đà Lạt.

Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, với dân số đông thứ ba Đông Nam Á, nên APAC Realty chọn hướng đầu tư trực tiếp vào ERA Vietnam, nhà môi giới địa ốc có sẵn hệ thống phân phối ở nhiều thành phố lớn, nhằm gia tăng sự hiện diện tại thị trường bất động sản mới nổi này.

Trước đó, thị trường Việt Nam cũng được khai thác bởi Công ty công nghệ bất động sản PropertyGuru và Hãng môi giới bất động sản PropNex.

'Chúa đảo' Tuần Châu liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?

Hai doanh nghiệp liên quan ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - sẽ phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ án.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã khép lại. Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản, trách nhiệm bên liên quan.

Cụ thể, tòa buộc nhiều doanh nghiệp phải nộp lại số tiền liên quan bà Lan. Trong đó Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.

Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã kê biên 8 bất động sản Công ty Âu Lạc liên quan đến thỏa thuận hợp tác giữa bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu.

Việc hợp tác chi tiết ra sao chưa được đề cập rõ. Trong khi tòa cho rằng tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.

Vậy trước nay Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?

Bà Lan 'nhờ' người đứng tên hộ ở công ty 'chúa đảo' Tuần châu Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, T&H Hạ Long thành lập năm 2007, trụ sở chính tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.

Lúc mới thành lập, T&H Hạ Long có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 51% vốn, tương đương 255 tỉ đồng, còn lại Công ty TNHH T&T nắm 15% vốn và ông Nguyễn Đức Thành góp 5%.

Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật thời điểm này là ông Đào Hồng Tuyển.

Từ cuối 2020, "ghế" chủ tịch được chuyển sang ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) và thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện nay của T&H Hạ Long trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vẫn là ông Thi (tính đến tháng 3-2023).

Ông Thi là một cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần đây nhất từ tháng 8-2022, T&H Hạ Long đã được tăng vốn lên 3.855 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Tuy nhiên theo kết luận điều tra trong vụ Vạn Thịnh Phát, hơn 18 triệu cổ phần (tương ứng gần 71% cổ phần) của T&H Hạ Long đã được bà Trương Mỹ Lan giao Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Thị Lan Phương và Mai Thị Cẩm Thúy đứng tên.

Hồi tháng 10-2023, cơ quan CSĐT đã ra lệnh kê biên số cổ phần này.

Là một doanh nghiệp chưa đại chúng, rất hiếm thông tin của T&H Hạ Long xuất hiện trên truyền thông.

Ngoài T&H Hạ Long, Tuần Châu Group của ông Đào Hồng Tuyển là tập hợp của nhiều pháp nhân, trong đó Công ty Âu Lạc đóng vai trò nòng cốt.

Âu Lạc Quảng Ninh cũng là pháp nhân cùng với T&H Hạ Long có trách nhiệm nộp hơn 6.000 tỉ đồng trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Dữ liệu về thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết Công ty Âu Lạc được thành lập từ 1997, tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.

Những "mắt xích" hợp tác giữa "chúa đảo" và bà Trương Mỹ Lan Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lúc mới thành lập, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, ông Tuyển góp 672 tỉ đồng (tương đương 95% vốn).

Người còn lại là ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) 28 tỉ đồng, tức 4% vốn. Ông Tuấn là tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty.

Đến tháng 8-2022, Âu Lạc tăng vốn từ 3.500 tỉ đồng lên 5.576 tỉ đồng, theo đó ông Tuyển tăng giá trị góp lên 3.936 tỉ đồng, còn lại vẫn là ông Tuấn.

Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp mới nhất (tháng 1-2024), Âu Lạc giảm vốn điều lệ xuống 4.100 tỉ đồng. Danh sách thành viên góp vốn thay đổi từ ông Tuyển sang Công ty cổ phần Tập đoàn Tuần Châu với 96% vốn, tương đương 3.936 tỉ đồng; còn ông Tuấn nắm 4% (164 tỉ đồng).

Người đại diện pháp luật cũng chuyển từ ông Tuấn và bà Đào Thị Đoan Trang (con gái ông Tuyển) sang ông Đỗ Xuân Linh (SN 1990) - người giữ vị trí tổng giám đốc thay ông Tuấn.

Theo thông tin công khai năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Theo dữ liệu về đăng ký kinh doanh, Công ty bất động sản Hưng Phúc thành lập tháng 6-2020, vốn điều lệ 380 tỉ đồng.

Thành viên góp vốn là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung với 65% vốn, còn lại bà Hồ Mỹ Phương nắm 35%. Ông Trung (SN 1989) là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.

Đến tháng 5-2022, bà Đỗ Thị Út Hồng thay ông Trung làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng thay đổi với hai thành viên là bà Đỗ Thị Út Hồng nắm 65% vốn và bà Nguyễn Thị Huệ 35%.

Bà Hồng hay ông Trung đều liên quan Công ty cổ phần Phát triển dự án Long An - một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.

Bà Lan nói gì về hợp tác với ông Tuyển trước tòa? Liên quan đến hợp tác với Tuần Châu, bà Lan khai trước tòa bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án.

Theo bà Lan, tiền được đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (tức ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì. "Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) biết", bà Lan nói.