Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trẻ từ 15-18 tháng tuổi đã có thể sử dụng những cử chỉ và lời nói phức tạp hơn để giao tiếp với bạn. Bé có thể nắm tay bạn, dắt bạn đến giá sách, chỉ vào một cuốn sách và nói “sách” như muốn nói “Mẹ đọc sách đó cho con nghe". Cách dạy bé tập nói ở giai đoạn này như sau:
Nói với bé "mũi của con đâu?" rồi chỉ vào mũi của bạn. Bạn có thể áp dụng cách tương tự với các bộ phận khác trên cơ thể như ngón chân, ngón tay, tai, mắt, đầu gối...
Khi bé chỉ vào hoặc đưa cho bạn món đồ nào đó, hãy nói về đối tượng đó, như “Ồ, con đưa mẹ một cuốn sách à. Cảm ơn con, hình chú cún trên sách vui vẻ quá kìa".
Trên đây là cách dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi đơn giản mà bố mẹ nên biết để đồng hành cùng con tốt nhất trên từng chặng đường phát triển nhé! Chúc bé yêu của bạn luôn vui tươi và khỏe mạnh! Đừng quên theo dõi Cleanipedia để học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích khác bạn nhé!
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Ở giai đoạn này, bé yêu của bạn chủ yếu học nói bằng cách lắng nghe giọng nói của bạn và cố phát ra những âm thanh tương tự như vậy. Bạn có thể thực hiện cách dạy bé tập nói từ giọng nói của mình bằng cách:
Hát cho bé nghe. Bạn có thể làm điều này ngay cả khi bé yêu vẫn còn trong bụng của bạn.
Trò chuyện cùng bé yêu. Hoặc bạn cũng thể nói chuyện với người khác và để bé quan sát. Bé sẽ rất thích thú đấy!
Giữ không gian yên tĩnh trong một khoảng thời gian. Trẻ sơ sinh cần những khoảng thời gian im tĩnh để bập bẹ và vui chơi một cách nhẹ nhàng mà không có âm thanh từ TV hoặc các tiếng ồn khác.
Theo nguyên tắc nuôi dạy con ngoan tự lập, ở giai đoạn 3-6 tháng, bé yêu của bạn đang dần học cách nói chuyện của mọi người xung quanh với nhau. Bố mẹ có thể làm những việc sau đây để thúc đẩy khả năng giao tiếp của bé:
Hãy ôm con lại gần để bé nhìn vào mắt bạn.
Khi bé bập bẹ, hãy bắt chước các âm thanh đó.
Nếu bé đang cố gắng tạo ra những âm thanh giống bạn, hãy nói lại từ đó cho bé nghe.
Thời điểm từ 6-9 tháng tuổi, bé yêu bắt đầu bập bẹ những âm thanh như “baba hoặc“ dada ”. Bé mỉm cười khi nghe một giọng nói vui vẻ, và khóc hoặc tỏ vẻ không vui khi nghe một giọng nói tức giận.
Chơi các trò chơi như Peek-a-Boo hoặc Pat-a-Cake, đồng thời giúp bé yêu di chuyển tay theo vần điệu.
Đưa đồ chơi cho bé và nói cho bé tên của món đồ chơi.
Hãy để bé nhìn vào gương soi và hỏi những câu tương tự như “Đó là ai?”. Nếu bé không trả lời hãy nói ra tên của bé.
Hỏi bé những câu hỏi tìm vị trí đồ vật hoặc món đồ chơi trong nhà.
Bé đã bắt đầu hiểu và nói được những từ ngữ đơn giản. Chẳng hạn như nếu ai đó hỏi "Mẹ ở đâu?" bé sẽ tìm kiếm bạn. Thời điểm này, bé cũng có thể dùng những cử chỉ tay chân và cơ thể để biểu thị điều mình muốn. Bé có thể đưa cho bạn một món đồ chơi như muốn nói là “Con muốn chơi cái này". Bố mẹ hãy áp dụng cách dạy bé tập nói bằng cách dạy bé nói những cụm từ chào hỏi như “Bai bai" hoặc “Chào bà"...
Trẻ sơ sinh bắt đầu sử dụng các từ ngữ phức tạp hơn để xác định một đối tượng nào đó. Nếu bé có khả năng học nói nhanh, bé có thể nói một cụm từ từ hai đến 25 từ trở lên. Bé cũng sẽ dễ dàng phân biệt và nhớ tên các đối tượng, chẳng hạn như khi bạn yêu cầu bé đưa ra một món đồ chơi, bé sẽ làm đúng y như vậy. Các biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể của bé có thể bao gồm chỉ tay, với tay hoặc nhìn vào vật nào đó và nói bập bẹ. Cách dạy bé tập nói bố mẹ cần áp dụng như sau:
Nói về những thứ mà bé sử dụng, chẳng hạn như “cái cốc”, “nước ép trái cây”, “búp bê” và cho con có thời gian để nhớ và gọi tên của chúng.
Đặt câu hỏi cho bé về những bức tranh trong sách, yêu cầu bé gọi tên những thứ trong hình.
Hãy mỉm cười hoặc vỗ tay khi bé gọi được tên của những thứ mà bé nhìn thấy. Ngoài ra, hãy bàn luận một điều gì đó về đối tượng, như “Con thấy con búp bê này có xinh không, váy của búp bê đẹp quá nè".
Hãy dành thời gian lắng nghe những gì bé nói và phản hồi lại tích cực.
Hỏi về những việc bé làm mỗi ngày như “Hôm nay con sẽ mặc chiếc áo nào?” "Con muốn uống sữa hay nước ép trái cây?".
Xây dựng những câu dài dựa trên những gì bé nói, ví dụ bé nói “quả bóng”, bạn nói “đúng rồi, đây là quả bóng lớn màu đỏ của con".
Chơi trò chơi đóng vai cùng bé, xây dựng các cuộc trò chuyện dựa trên tên của món đồ chơi như “Bạn gấu Teddy cũng muốn chơi chung! Con cho bạn chơi bóng cùng nhé!”.